Những người đang yên đang lành bỗng nhiên giàu, dĩ nhiên họ rất mừng, và chúng ta cũng nên mừng cho họ. Nhưng đổi môi trường sống tất yếu cũng dẫn tới những hệ lụy, mà một hệ lụy lớn là đã giàu rồi tất yếu những người đó muốn sang. Ai tên là Giàu thường trong nhà có anh em tên Sang, điều ấy ai cũng biết cả rồi.
Giàu rồi thì phải cải thiện bữa ăn. Đạm bạc thì cũng phải đồ Ý đồ Mễ, hoặc kéo nhau đi ăn buýp phê khách sạn năm sao, ưu điểm là ăn một tặng một nên phải đi chẵn số người, ưu điểm lớn nữa là không phải gọi món đỡ lo bị bồi bàn cười thầm chửi nói ngọng. Sang trọng thì khăn ăn cỡ tiêu chuẩn 38x38 xăng ti mét đặt trên đùi thẳng thớm dao dĩa sáng choang mà cao lương mỹ vị. Thế nhưng họ nhanh chóng nhận ra những foie gras những nấm truffe mang tiếng đắt là vậy nhưng phải cố lắm mới không nhăn nhó khi ăn, tên lại còn khó đọc, mãi chẳng nhớ được, nói méo cả miệng, mà nói thật hàu Úc hộp xốp chuyển thẳng từ Melbourne hay rau chân vịt hai đô một cọng ăn vào có khả năng khỏe như thủy thủ Popeye xét cho cùng kể ra cũng là đắt vô lối. Thế là các nouveau riche của chúng ta ra đường thì ăn rõ sang, về nhà thì lén lút ăn nhộng rang cà bát canh cua ký hiệp ước hòa bình với dạ dày tiêu chuẩn Việt Nam.
Uống rượu thì đương nhiên vang. Cố mãi cũng nín được thôi nằng nặc đòi bồi bàn nhúng chai rượu vào xô nước đá mát lạnh, họ đã tiến được tới chỗ không lẫn lộn đỏ với trắng và không còn lè lưỡi đòi “đổi chai khác cho đỡ chát”, thì sang giai đoạn ông bợm rượu (và không bợm rượu) nào cũng nhất định làm hầm rượu trong nhà cho bằng anh bằng em, dù cho nhà có bé tin hin, mở miệng là ca ngợi Merlot (mà họ gọi là “Mơ lốt”) tuy trong bụng ngấm ngầm nhớ quốc lủi hoặc rượu ngâm táo mèo.
Họ là các nouveau riche thứ thiệt của chúng ta.
Sang đến cái sự đi lại: thì dĩ nhiên phải là xe hơi. Không thể thua kém thằng bạn cũng bỗng nhiên giàu, họ nhất định phải mua con Porsche Cayenne Turbo để rồi sáng sáng phi xe máy một cây số đến bãi đỗ, thành thử có xe ô tô mà nhiều hôm trời mưa người vẫn ướt đầm ướt đìa. Hoặc họ chơi trội Audi A8 hai cửa, chỗ ngồi sau vô lăng cống hiến hẳn cho tài xế thuê theo tháng, leo lên ngồi cạnh nó không khác đi nhờ xe người khác.
Đợt vừa rồi báo chí rùm beng lên vụ ông này ông kia bằng tiến sĩ giả, mấy nghìn người thuộc giới nouveau riche lập tức quay cái bằng vẫn hãnh diện treo ở phòng làm việc vào tường, nhiều người còn cẩn thận treo hẳn một bức tranh lên trên để xóa tiệt dấu vết, những tranh ấy thường là tranh của Phạm Lực, Lê Thanh Sơn hay Thành Chương, hay tranh chép Van Gogh, đương nhiên “Hoa hướng dương”, những hội họa đem lại niềm rung cảm nghệ thuật sâu sắc cho những người bỗng hiểu ra rằng sơn không chỉ để dùng để quét lên tường. Những bữa tiệc chiêu đãi khách khứa, họ cố liên hệ mời bằng được họa sĩ Ngô Lực đến trình diễn.
Một số người nhanh chân còn viết cả sách, cuối mỗi bài họ thường ghi chú rất cẩn thận về địa điểm và bối cảnh ra đời. Quyển sách ấy được để hớ hênh ở văn phòng, khách đến nhìn thấy hỏi thì họ hờ hững: à, anh ABC giám đốc nhà xuất bản XYZ quý lắm, cứ nài nỉ mãi mình để họ in cho vui, cậu cầm về đọc, lấy thêm mấy quyển cho mấy anh bên đó nhé; mở ra quyển nào cũng đã đầy đủ chữ ký và con dấu chữ Tàu đỏ chót. Có người còn viết cả sách khảo cứu, những chỗ mà không ngô nghê thì là đi lấy của ai đó, cũng không vì họ định ăn cắp gì chất xám người khác (thậm chí họ sẵn sàng bỏ tiền nếu có thể), mà chỉ bởi chưa được đào tạo thế nào là tội lỗi đạo văn.
Họ rất đậm đà lo lắng cho tương lai con cái, cháu nó không học trường Tây ở đây thì phải đi du học, bên Sing thì nghiêm chỉnh nhưng hơi buồn, Úc thì phải cái tiếng Anh giọng hơi bẹt nhưng được cái gần nhà hơn Mỹ, Pháp thì thôi, già cỗi quá, Nga thì lại nguy hiểm. Sáng sáng họ ngồi ăn với bạn bàn chuyện con, miệng nhai tộp tộp oang oang bảo giáo dục Việt Nam tôi thấy thật là không ổn, chẳng giáo dục được chúng nó về kỹ năng sống. Cháu còn bé thì nhất định phải đi học lớp cảm thụ âm nhạc của cô Đặng Châu Anh, học xong mấy buổi mất hơn trăm đô tôi thấy cháu hát theo kênh Bibi chuẩn hơn hẳn.
Các nouveau riche của chúng ta, ngoài tác dụng kích cầu to lớn ra, họ lại còn rất mực sinh động.
"Ra đường võng giá nghênh ngang
ReplyDeleteVề nhà hỏi vợ: cám rang đâu mày ?
Cám rang tôi để cối xay.
Hễ chó ăn mất thì mày với ông !"
(Ca dao)
bài này hay. Anh Nhị Linh điềm đạm hơn, dịu dàng hơn lại hóa ra bao dung nhân ái với con người hơn;))
ReplyDeletehề hề đang bí đề tài định làm một dây các bác nouveau riche thân yêu, các bác có biết cái khía nào hay hay hay chuyện gì vui vui thì giúp tôi một tay :p
ReplyDeleteHaha giọng Anh Úc bẹt. chuẩn!
ReplyDeleteHihi viet ac liet qua!
ReplyDeleteChẹp, cụ Nhị đi hưởng thụ âm nhạc Karaoke ướp lạnh thì cũng phải cho các cháu nó học cảm thụ âm nhạc dần đi chứ. ;p
ReplyDeletethì chính là vì mình cay chúng nó sướng thế còn mình hồi nhỏ phải buộc dây thép vào ống bơ làm đàn bầu mờ :d
ReplyDeleteThôi chết, giọng bị chua thế này lâu chưa?
ReplyDeleteDù sao cũng khối chú giật mình.
S.
Tin đâu sét bỗng đánh ngang/Từ đang rất nhạt chuyển sang rất chùa :p
ReplyDeleteMình không rít, rất muốn rít, nhưng chưa đủ trình, ấy thế mà đọc bài của bạn NL vẫn thấy ngứa ngáy. Mình thấy không có gì sai khi người ta muồn học.
ReplyDeleteGiả sử các đồng chí nú vồ đấy cứ chịu ngoan ngoãn nằm vùng, không rượu vang, không Van Gogh, không Anh Úc và viết sách, họ sẽ bị mắng là ấu trĩ, không chịu tìm hiểu. Khi họ cất công tìm hiểu và chập chững những bước đầu tiên, thì tầng lớp good taste ở trên cao phủi tay, cho là ngứa mắt. Làm thế nào thì cũng là trò cười cho thiên hạ cả. Người có kiến thức, thay vì chia sẻ, giữ chặt cái kho good taste ấy cho bạn thân và dè bỉu những kẻ đang vật vờ trên bậc thang. Cứ để họ ngã, mình ở trên cao rồi, cứ cười đã.
Rít Oăn Na Bi
bác gì nói gì tôi thấy hình như bác định nói tôi viết châm biếm mà sao châm biếm thế, cám ơn nha :p
ReplyDeleteBác Nhi Linh viết hay qua, nhưng hoi ngắn, khối nú vờ rịt còn tự nhủ "đếch phải nó nói minh" đưọc
ReplyDeleteèo bác HB đấy à? chuyện này chưa hết bác ơi :p
ReplyDeleteNó không nói mình
ReplyDeletechắc là nó chừa mình ra...
ReplyDeletethế còn cái chuyện nú vồ rịt coi chuyện trả tiền trong các cuộc nhậu ở nhà hàng cũng là cách phân phối lại cho người nghèo thì sao hả Nhị Linh.
ReplyDeleteĐương nhiên, chuyện giàu thì phải sang, phải ăn nhà hàng và ngồi bên cây piano chụp ảnh. Nhưng nhìn cái tay thì biết ngay là chẳng biết gõ nốt nào. Có đáng một đề tai cho Nhị Linh hay không?
Dạ vâng, một chi tiết rất hay, cám ơn bác :)
ReplyDeleteBÀI HAY, CHI TIẾT ĐÁO ĐỂ ..CHÚC MỪNG BÁC NHỊ LINH (nịnh tí, nhể)
ReplyDeletehay, dưng mà có 1 tý GATO, 1 tý thôi
ReplyDeleteHahaha, cho mình thơm tác giả cái cho đúng kiểu nú vồ rịt nào :))
ReplyDeletebạn Marcus bao lâu nay cứ nhằm nhằm đòi thơm mình là thế nào í nhờ :p
ReplyDeleteHôm nay xem được một cái chương trình cho trẻ con, bằng tiếng Anh, Seasame Street if you wanna know, thấy vui vui, rồi nhớ blogNL có nhắc đến Bibi, search thì lại ra cái bài này.
ReplyDeleteHồi học ĐH phát ốm vì phải nói và nghe mình nói tiếng Anh, nhất là phải nghe bọn bạn nói, chúng nó còn nói giỏi mới ốm thêm nữa chứ.
vậy còn vi ơ rịt thì sao anh?
ReplyDelete