Hồi nào đó, đang yên đang lành bỗng có tờ báo muốn tôi viết một bài về công việc xuất bản ở Việt Nam. Tôi thấy cần nói đến chuyện giá sách (không phải cái giá, kệ để sách mà là chuyện bao nhiêu tiền thì mua được một quyển sách).
Hình như tôi đã không post bài ấy vào đây, mà nếu có thì tôi cũng ngại tìm lắm. Để tôi nhắc lại, rất ngắn gọn: cần phải có luật một giá cho sách. Tất nhiên, ngày đó, đã chẳng ai quan tâm đến ý kiến của tôi - cái đó cũng dễ hiểu, tôi không có năng khiếu về ý kiến, gần như chẳng bao giờ tôi thấy có ý kiến nào, nếu nhất định bắt tôi phải có ý kiến thì tôi cũng có thể bịa tại chỗ, nhưng thường thì tôi từ chối nói, vì không có ý kiến thật (mà bịa ra cho xong thì chính tôi thấy buồn cười đầu tiên, buồn cười tới mức không nói cho hết nổi). Được một ít có quan tâm thì lại nghĩ ngay là tôi ủng hộ cho độc quyền. Trong khi - tất nhiên - luật một giá (prix unique) chính là nhằm chống độc quyền.
Mọi sự xảy ra từ bấy đến nay cho thấy quả thật, không chỉ mọi chuyện đã diễn ra theo chiều hướng xấu nhất (nếu không xấu nhất thì cũng rất xấu) mà còn, chẳng ai còn thực sự hiểu in giá lên bìa (sau) quyển sách ở Việt Nam để làm gì nữa.
Nhưng tại sao lại có chuyện, giá in trên sách là một chuyện, tiền bỏ ra mua quyển sách đó lại là chuyện khác? Khoảng cách giữa hai cái có thể lên đến một mức độ nếu không phải phi lý thì ít nhất cũng nực cười.
Nguyên tắc của prix unique (prix1) rất đơn giản: giá sách ghi trên bìa (sau) là bao nhiêu, thì chỉ được bán đúng như thế, không được hạ xuống (tất nhiên là chẳng ai tăng lên). Nó là nó, chứ không phải con số ghi ở đó là một loại giá trần.
Như vậy là, đã có thể nhìn nhận rộng hẳn ra về cuộc sống của những quyển sách ở đây trong vòng mấy năm vừa rồi, và càng thấy thêm nữa về sự gắn kết (cả một sự đồng lòng) làm nên một phần lớn cái cuộc sống đó: yếu tố chính yếu là sự nói dối. Nói dối cho đến cả giá (không phải giá để sách mà là giá bán - và mua sách) - tuy viết như thế, nhưng lại không phải là như thế. (loạt bài "trong hiệu sách" - xem loạt đường link ở dưới, nhất là những bài gần đây nhất - có lẽ đã phân tích gần đủ)
Từ đây, càng thấy rõ hơn về sự giống (tức là, rất có thể, các thay đổi trong xuất bản tại Việt Nam vừa dẫn đến những khác biệt giữa các thời nhưng cũng lại vừa nhấn mạnh thêm vào sự không đổi, sự giữ nguyên, sự vẫn giống y). Nếu ngay ở hiện tại, lời nói dối của xuất bản hiển hiện theo cách thức không thể rõ hơn ở giá sách (in ngay ở bìa sau, ai cũng thấy) thì thời trước, cái đó (cũng hiển hiện không thể rõ hơn được) nằm ở trang xi-nhê, cái con số nói lên một đầu sách được in bao nhiêu bản.
Ai cũng bị ấn tượng mạnh với những số má như thế, và ta đã thấy, từng có không ít phát ngôn theo hướng thời trước đọc sách nhiều hơn bây giờ (vì căn cứ vào số bản sách in trên mỗi đầu). Nhưng con số cũng có thể nói dối (và rất thường nói dối). Vì những số (lớn) ấy nằm dưới sự chi phối của một cơ chế: quota, planning. Gần như chúng không nói lên điều gì chính xác, và nhất là không thể dùng làm nền tảng cho một cái nhìn cụ thể nào. Vì cần phải có một con số (tổng) như thế, cho nên số lượng cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp, etc. Và còn hơn thế nữa: để cho đủ số thì lượng sách in ra đúng là vậy, nhưng hoàn toàn có khả năng (và chuyện đã xảy ra không ít) phần lớn trong số đó sau một thời gian thì đem nghiền thành bột giấy. Chẳng để làm gì.
Con số về lượng sách xuất bản (của thời trước) và giá sách (của thời này) là hai biểu hiện (dưới hình thức số) của lời nói dối lưu cữu. Đến là phải nghĩ, dẫu có làm gì đi nữa, thì vẫn cứ phải có cái yếu tố ấy.
Trở lại với giá sách, từ một khía cạnh khác. Từng có thời điểm (tôi nhớ là cách đây hơn chục năm) có một cuộc điều tra, khảo sát từ phía trên cao để hiểu (và từ đó, để điều chỉnh các quy định) hoạt động của xuất bản. Tất nhiên chuyện chẳng đi đến đâu; thậm chí tôi không nghĩ sự khảo sát đó dẫn đến bất kỳ một nắm bắt hay hiểu biết đúng đắn nào. Trong số những người tham gia khảo sát có ông Dương Trung Quốc: dường như kết quả duy nhất của công việc ấy là ông tìm được chỗ in cho ông cuốn sách (trong tên có cái gì đó "thời gian" etc.)
Nhưng tất nhiên ông Dương Trung Quốc thì đúng là như vậy. Thế cho nên tờ tạp chí của ông, Xưa & Nay, nó giống hệt một tờ tạp chí pseudo-scientific khác, tờ Tia sáng (cũng như hàng loạt tạp chí). Nhìn chung, cả một dây tạp chí trong tên có cụm "và Đời sống" đều tương đối giống nhau.
Và như vậy thì cũng đi thẳng vào hiện tượng những người phát biểu (trông rất nghiêm túc) về đủ mọi thứ. Trong đó có cả các phụ nữ: trở lại với category của phụ nữ thông thái (I love it). Những mắt xanh (và mỏ đỏ).
(còn nữa)
(đã tiếp tục:
đọc & rọc (Gutenberg & Co.)
Trong hiệu sách (8) cũ
Trong hiệu sách (7) giống
Trong hiệu sách (6) trông như là
Trong hiệu sách (5) best-seller và PR
Một thực tại-hiệu sách
Trong hiệu sách (4)
Trong hiệu sách (3) "Cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù"
Ngày xuân con én đưa thoi chúc mừng năm mới anh nha
ReplyDeletetiếp tục
ReplyDeleteriêng sách đặc biệt (sinh sôi với tốc độ khủng khiếp) lại được khuyến nghị bán đúng giá bìa. :P
ReplyDeletechính đấy lại là điều đáng nói: khi tỏ ra đặc biệt thì lại trở về bình thường, so funny
ReplyDeletedối đã bão hòa ở đấy. cũng như ko con cá nào trên hay dưới mặt nước hồ Ha le ko nhận mùi nước cống làm phương tiện medium.
ReplyDeletetiếp tục
ReplyDelete