Aug 26, 2023

Diều

tiếp tục "Sói cuối", "James ngắn""Awkward"


Nhân đang (hoặc cũng có thể, sắp: chắc "sắp" thì đúng hơn, rất sắp) cuốn sách đầu tiên, ta nhảy luôn đến cuốn sách cuối cùng. Cuốn sách đầu tiên có thể định niên đại chính xác là năm 1944, còn cuốn sách cuối cùng: 1980. Hai cuốn sách cách nhau 36 năm. Nếu không tính những gì thuộc vào phần "posthumous" thì cuốn sách cuối cùng in vào năm 1980.

Tức là, chỉ một thời gian rất ngắn sau khi cuốn sách được in, thì tác giả của nó tự sát, để lại sau lưng (và cả trước mặt) một list sách đã viết vô cùng dài.



Cuốn sách Romain Gary đầu tiên của tôi: hết sức thông thường, đấy là La Vie devant soi. Giống vô số độc giả khác của Romain Gary, tôi khởi đầu với nó: vì đấy chính là cuốn sách nổi tiếng nhất. Vì có ghi vào sách, nên tôi còn biết được chính xác là tôi mua nó vào năm 2003. Cách đây đúng 20 năm.

Cuốn sách cuối cùng của Romain Gary, in 36 năm sau Giáo dục châu Âu, như trên đã nói, là Les Cerfs-volants. Dường như rất gần đây (cách đây mới vài năm), mới có bản dịch tiếng Anh. Vì cuốn sách được in vào thời điểm như vậy, ta có thể biết ngay được rằng Romain Gary đã không tự dịch nó từ tiếng Pháp sang tiếng Anh. Bản tiếng Anh tên là The Kites: lần này, nhan đề tiếng Pháp và tiếng Anh cho thấy ngay chúng là một: điều không hề đương nhiên với nhiều cuốn tiểu thuyết khác của Romain Gary.

Đúng là có những cái diều trong cuốn sách.

Nhưng nhất là, cuốn sách cuối cùng lại có rất nhiều điểm chung với cuốn sách đầu tiên. Trước hết, cả hai đều rất Ba Lan.



quyển của tôi thuộc vào lần in khá sớm:


Romain Gary và nhà xuất bản Gallimard: ta biết rằng Gallimard không phải là nhà xuất bản Pháp đầu tiên của Romain Gary: Calmann-Lévy mới là nơi in Giáo dục châu Âu, vào mùa hè năm 1945, nhưng Romain Gary rất mau chóng chuyển sang Gallimard. Nhưng trong hợp đồng ký kết với Gallimard có điều khoản (điều này rất hiếm thấy) tác giả giữ copyright cho sách tiếng Anh: ngay từ đầu, Romain Gary đã biết mình sẽ viết cả bằng tiếng Anh, chứ không chỉ tiếng Pháp. Có những khoảng thời gian, Romain Gary thành công ở tư cách tác giả tiếng Anh, trong thế giới Anh-Mỹ hơn, so với trong domaine Pháp.

Cùng một cuốn tiểu thuyết có thể không dễ nhận ra, trong tiếng Anh và tiếng Pháp, chẳng hạn The Company of Men lại chính là Le Grand Vestiaire (một nhà văn khác cũng có một cuốn tiểu thuyết mang ở nhan đề từ "vestiaire": Patrick Modiano, tất nhiên).


Cuốn sách cuối cùng lại rất gần với cuốn sách đầu tiên, và là như vậy không chỉ vì yếu tố Ba Lan, như đã nói ở trên.

Câu chuyện của Diều diễn ra tại vùng Normandie (cụ thể hơn: Cléry). Năm 1935, Ludovic ("Ludo") Fleury còn ở tuổi thiếu niên, sống cùng Uncle đồng thời là Tuteur của mình, Ambroise Fleury. Đó là một người chuyên làm diều nổi tiếng, đồng thời là một bưu tá: nhân viên bưu điện ở nông thôn, một facteur, một buraliste. (hai người anh em của Ambroise, trong đó một là bố của Ludo, chết trong chiến tranh 14-18; mẹ của Ludo cũng đã chết)

(ngoài nhiều điều khác, cuốn tiểu thuyết của Romain Gary thuộc vào category các cuốn sách có những Uncle huyền ảo: một ví dụ khác)

Dẫu bối cảnh là vùng Normandie nước Pháp, yếu tố Ba Lan vẫn xuất hiện: một gia đình Ba Lan giàu có, nhà Bronicki, có một manoir ở đây. Cậu bé Ludo gặp Lila, con gái nhà ấy (giỏ dâu tây, kèm lọ đường), tình yêu đắm đuối, etc.

Mấy năm sau, Ludo có chuyến đi sang Ba Lan bằng tàu hỏa, đến nhà Bronicki, ở ven biển Baltique. Thời điểm: mùa hè năm 1939 (Ludo đã lớn hẳn, trở thành một thanh niên). Ta hiểu ngay, như vậy có nghĩa là khung cảnh Ba Lan ngay trước khi chiến tranh bùng nổ và sự tàn phá khủng khiếp - Ludo sẽ quay về nhà chỉ một thời gian rất ngắn trước chiến tranh - và ta cũng hiểu, đây là lúc Romain Gary chuyển dịch chuyến đi (đúng hơn, cuộc trở về) Ba Lan từ Pháp của chính mình (lùi thời điểm đi hai, ba năm). Khung cảnh chủ yếu tiếp tục là Normandie, dẫu có chuyến đi Ba Lan (và thêm một quãng ngắn lên Paris).

Sự gần gũi của Diều với Giáo dục châu Âu: ở cả hai cuốn sách đều xuất hiện mấy từ, "wigwam" và "Wunderkind", nhưng nhất là chi tiết sau đây:


(page 126, nếu là ấn bản Folio)

Phần lớn người đọc cuốn sách (cuối cùng) này không biết tác giả (Romain Gary), trong đoạn trên đây, đã nối trở lại với cuốn sách đầu tiên của mình.

Đó là cụm từ "La forêt engloutie". Đây mới là nhan đề đầu tiên của cuốn sách đầu tiên - như đã nói: in thành sách lần đầu tiên, bằng tiếng Anh, nó mang tên Forest of Anger; trong tiếng Pháp, nó có tên Éducation européenne: cụm từ "La forêt engloutie", tất nhiên, chỉ tồn tại trong bản thảo, chẳng mấy ai biết.

Đây không chỉ là một ví dụ về sự chơi nghịch trong văn chương (tôi không biết trước đây đã có ai thấy điều này hay chưa; những gì tôi đã đọc thì theo tôi nhớ chưa thấy nó được nói đến) - đọc, tức là thấy các chi tiết, chúng luôn luôn ở sẵn đó, vấn đề là có nhìn thấy chúng hay không - mà còn nói lên một điều: ở thời điểm cuối, Romain Gary quay trở lại được điểm xuất phát. Vậy là đủ một vòng. Cũng từ đây, câu chuyện đầy đủ phải bao gồm cả hai cuốn sách - và đấy là một câu chuyện rất chính. Điều này rọi những ánh sáng mới.


Quả thật (khi viết thì cần phải có những "quả thật", "vậy thì", "bằng cách ấy": nếu sử dụng chúng một cách khôn ngoan thì cái mà ta viết trông sẽ không bị ngu; "dùng một cách khôn ngoan" gần như luôn luôn đồng nghĩa với: phải tiết kiệm),


Định "quả thật" gì, thì tôi quên mất rồi. Đã quên như thế, quay trở lại chuyện tên sách tiếng Pháp-tiếng Anh vậy.

Trong số những nhan đề dễ xác định: Les Couleurs du jourThe Colours of the Day. Hoặc La Danse de Gengis CohnThe Dance of Genghis Cohn. Rất dễ nhận ra. Nhưng chuyện sẽ không là như vậy với cặp Au-delà de cette limite votre ticket n'est plus valableThe Way Out (nhưng đúng là cuốn sách còn có một cái tên nữa: Your Ticket Is No Longer Valid).

Cuốn tiểu thuyết mang cái tên rất dài, Au-delà etc., không phải là một cuốn sách lớn: ta cũng hiểu, Romain Gary khó mà tạo ra một cái gì đáng giá khi đặt bối cảnh vào giới tài phiệt lớn, với các nhân vật mang những cái tên như Jim Dooley (mais quel nom), nhưng cuốn tiểu thuyết in năm 1975 ấy giúp ta hiểu Romain Gary đã bắt đầu hình dung về vụ tự sát của mình. Tự dàn dựng đến cả cái chết. Đó cũng là thời điểm xuất hiện Émile Ajar, tràng pháo hoa cuối (et quel feu d'artifice).

Quay trở lại với:



Ta xem kỹ đoạn 75-80: coi như đây là quãng thời gian chuẩn bị.

Trong đoạn này, có một cuốn tiểu thuyết (tương đối ngắn): Clair de femme. Tôi gần như chắc chắn, cho đến giờ nó vẫn chưa bao giờ có bản dịch tiếng Anh. Đây là một cuốn sách của hoảng loạn.

Vậy là, ta bắt đầu hiểu ra: ở đoạn 75-80 hai điều diễn ra xong xong: Romain Gary tạo ra một identity mới, Émile Ajar, với sự đồng lõa của Pavlovitch, một cousin. Ở bên đó có thể coi (tuy điều này không hoàn toàn đúng) là toàn những gì sáng sủa (ít nhất thì cũng "phía trước": nghe như là có tương lai), còn ở bên kia (không phải Émile Ajar) là cả một vụ đắm tàu từ từ, thê thảm.

Nhưng - và chính ở đây ta đến với một điểm quan trọng của Romain Gary - đấy là một người không thể tuyệt vọng: một người không có khả năng tuyệt vọng. Nghe như là phản đề của Kierkegaard.


Chính với điều vừa nói - không tuyệt vọng, không thể tuyệt vọng - mà ta đã có thể quay lại với cặp (vì đã xác định được, đấy là một cặp) Giáo dục châu ÂuDiều. Hai cuốn tiểu thuyết nói lên (một trong những) câu chuyện chính của Romain Gary. Câu chuyện ấy từng rẽ nhánh một lần, tức là những gì mà tương quan của Giáo dục châu ÂuRễ trời cho thấy (vì đó cũng là một cặp), và câu chuyện ấy vòng lại thêm một lần nữa, ở đoạn cuối.


(một cuốn sách còn sát mốc cuối hơn: Les Clowns lyriques, 1979; đây là khi, rất hiếm hoi, có sự quay trở lại của nhân vật - nhân vật đi từ tiểu thuyết này sang tiểu thuyết khác, bởi vì cả ở Romain Gary cũng có phương diện này - một cách rõ nét; nói đúng hơn, đây là một cú viết lại: viết lại Les Couleurs du jour)



2 comments:

  1. cerf-volant carré blanc

    ReplyDelete
  2. một người không có khả năng tuyệt vọng

    ReplyDelete