(tiếp tục "Đốt thư" và "Một phố")
Xuất bản tức là gì? Xuất bản tức là in được (tất nhiên, điều này bao hàm nhiều điều khác, trong đó có việc tìm được người đọc cho: hướng sự chú ý vào) một số nhân vật. Những nhân vật ấy không thể thiếu. Đó chính là lẽ sống của xuất bản, của việc in sách. Lẽ sống của công việc ấy không phải là làm cho những nhân vật viết ra dăm thứ best-seller xuất hiện.
Laurence Sterne là một nhân vật như thế (tức là, không thể thiếu: vì nếu thiếu thì rất nhiều thứ không make sense nổi). Tương tự, không thể tưởng tượng một thế giới sách đúng nghĩa thiếu mất Cervantes. Ở nhiều điều, Sterne thậm chí còn không thể thiếu hơn.
Tức là, ở đây, ta bước vào một phạm trù: category của các nhân vật đặc biệt, những người unique, theo nghĩa không chỉ đó là các nhà văn lớn. Đấy là những người thuộc vào số "nhà văn của nhà văn", với số lượng rất nhỏ, cực nhỏ: nhà văn của nhà văn là những người (Virgile, Montaigne, Dante, Baudelaire, Pessoa, Kafka, etc.) nói được với các nhà văn khác, như thể bằng một ngôn ngữ riêng, một mật mã; không nhà văn nào không thấy mình có liên hệ, tương quan với nhóm nhỏ ấy (có thể là với vài nhân vật cùng một lúc). Nhóm nhỏ ấy như thể là hộp đen của văn chương, nơi có các dữ kiện nền luôn luôn có thể, nếu có người nhận đúng, thực hiện một điều: unfolding.
Hoặc, nếu muốn, thì đó là - trong môi trường ngôn ngữ "vì không tìm được gì chuẩn hơn" - các thánh bảo trợ của văn chương. Sự faute de mieux khiến nhiều thứ mang sắc thái của tôn giáo. Có lẽ vậy cũng tốt.
Các nhà thơ cổ xưa hay gọi đến, triệu vời thần hay thánh: invocation là hết sức cần thiết. Đặc biệt là các Muse. Baudelaire, một nhân vật không còn như vậy nữa, có lúc - khi muốn ca ngợi lũ chó - thấy cần phải nhờ cậy một vị thánh (tức là một tương ứng của thánh), thì đó là Laurence Sterne: nhất là vì Baudelaire thấy nhất thiết phải tránh xa thứ "Muse Hàn lâm viện", con mụ già cả thẹn. Một thánh Sterne đảm bảo cho người ta (cụ thể, Baudelaire) được phép đi vào một địa hạt như ca ngợi chó.
Lukács cũng có một chương (trong Tâm hồn & Hình thức) dành riêng cho Sterne: tất nhiên một nhân vật mác-xít (hoặc mácxít-to-be) thì sẽ dùng ngôn ngữ khác.
Điều này liên quan đến một phạm trù khác: kiệt tác. Tức là, quay trở lại với câu hỏi một kiệt tác văn chương là gì?
(nếu muốn một ví dụ nữa: ở đoạn đầu Miếng da lừa Balzac cũng nhắc tới Sterne)
Một kiệt tác thì hút hết mọi thứ vào nó: đạt đến mức vét cạn. Hệ quả của điều đó nằm ở chỗ: bản thân tác phẩm trở thành một thế giới đầy đủ. Hiểu như vậy giúp ta hiểu được mức độ bông phèng của vô vàn mẫu câu "là cả thế giới" hết sức phổ biến.
Ở một mức độ dễ thấy, tường minh hơn cả, Tristram Shandy của Laurence Sterne vô cùng chu đáo, trước hết là chu đáo trong nhìn nhận một cuộc đời: sự chu đáo ấy đi đến tận chỗ của conception; ở thời điểm hoài thai, nảy sinh một vấn đề về cái đồng hồ treo tường, từ đó mà có nhiều trục trặc nơi nhân vật sẽ được sinh ra.
Hành trình tình cảm không khác, ở phương diện chu đáo này: khi "tôi", Yorick, nói, "Ở bên Pháp người ta thu xếp cái vấn đề này hợp lẽ hơn" và bị thằng hầu hỏi vặn là đã đi Pháp chưa, "tôi" bèn đi Pháp luôn: đến Dover (Douvres, trong tiếng Pháp) và đi thuyền sang Calais. Vậy là đã có thêm một người Anh đi vào lục địa. Một người Anh sang lục địa: vậy thì tức là chuyện liên quan tới một conception khác: hình dung về nước Pháp của một người Anh. Để đảm bảo sao cho chu đáo (khiến câu nói với thằng hầu không phải một lời trên mây chẳng hề có trọng lượng nào của kinh nghiệm), "tôi" đi tận nơi, vội đến mức không cả nghĩ tới việc cần phải có một thằng hầu. "Cái vấn đề này" trong câu nói của Yorick trở thành chủ đề mổ xẻ cho nhiều thế hệ chuyên gia văn học, còn độc giả biết rằng mình đang chạm vào một tường thuật chuyến đi từ một người có tính khí rất hấp dẫn.
Muốn biết gì, thì phải thông qua perception: Yorick lên đường sang Pháp để biết, tức là biết bằng con đường của tri nhận. Vậy đã là cốt yếu của triết học đảo: biết tức là biết bằng các giác quan, và chẳng có cách nào khác: John Locke, etc. Vậy thì, ta cũng hiểu, nếu cho rằng con người biết được bằng cách khác, chứ không phải perception, ngay lập tức triết học rơi vào tranh cãi to lớn.
Người Anh cũng là trung tâm gây nảy sinh tranh cãi ở một hướng khác, khi cứ nhất định rằng mục đích của cuộc đời (con người) là tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng nếu mục đích của cuộc đời không phải tìm kiếm hạnh phúc, mà là tìm kiếm sự thật, thì sao?
Laurence Sterne tạo ra một văn chương khiến độc giả sung sướng, vì nó làm người ta cười. Rất khó, chuyện viết văn mà lại làm người ta cười. Ít người làm được như vậy: phải là Shakespeare thì mới có hình ảnh một Cassandra cười, thậm chí cười ngặt nghẽo.
(nhắc đến Shakespeare ở đây không hề là ngẫu nhiên, như ở dưới sẽ thấy)
Đoạn có "tant mieux" và "tant pis" (như đã nói): đấy là lúc Yorick muốn nhắc đến Hume và Home: chính tôi từng có lúc muốn nói tới đúng cặp ấy, nhưng lại quên biến mất Home.
Tường thuật hành trình (và đấy là hành trình tình cảm: cụ thể như vậy nghĩa là thế nào thì Sterne đã giải thích ngay trong sách: đoạn lời tựa viết khi ngồi trên một cỗ xe "cóc" trong sân khách điếm ở Calais; vì, như ta đã biết, ông chủ ở đó tên là Dessein, cho nên có cám dỗ rất lớn về việc nghĩ cỗ xe nằm đó là à dessein) của Laurence rất không u ám, khó chịu như một récit de voyage khác, của một người Anh sang Pháp ở thời điểm quanh Cách mạng 1789, một nhân vật mang họ Young - chắc chắn tôi đã nhắc đến nó, nhưng giờ không nhớ ở đâu (có vẻ phải ở một lúc nào đó đang nói tới Thomas Piketty). Trong Hành trình tình cảm, Sterne cũng tấn công vào thái độ cau có của một lữ khách Anh nổi tiếng khác, Tobias Smollett; các lữ khách khác, Sterne nói, tạo cảm giác họ cắm đầu cắm cổ đi một mạch cho đến nơi, không hề nhìn ngang nhìn ngửa bao giờ.
Vậy thì rất khác Sterne: những người như thế không thể có kinh nghiệm giống tác giả Hành trình tình cảm, tại Paris hỏi đường một cô bán găng tay, và cầm tay cô để bắt mạch, đúng lúc đấy thì người chồng từ đằng sau cửa tiệm đi ra - épisode tạo biết bao cảm hứng cho nhiều họa sĩ chuyên về minh họa: khi ấy, công việc là illustrer cho một nhân vật illustre.
Hành trình tình cảm cho thấy, lợi ích lớn đến mức nào, khi người ta là đồng bào của một nhân vật như Shakespeare. Tại một hiệu sách Paris, "Yorick" trông thấy một bộ Shakespeare đầy đủ, nhưng chủ hiệu không bán, vì đấy là của một nhà quý tộc Pháp sống tại Versailles, gửi đến đó để đóng lại (đóng sách, reliure).
Versailles hay Paris là câu chuyện lớn của mấy Louis nước Pháp: từ Louis XIV, hồi bé quá hoảng sợ vì Paris, Versailles trở thành hoàng cung, lúc Lô-y Thập tứ đã nắm thực quyền, rồi đến Louis XV (thời điểm có chuyến hành trình từ Anh sang Pháp mà chúng ta đang quan tâm) và cả Louis XVI. Cách mạng 1789 ban đầu là cuộc đối đầu Versailles-Paris, khi vua đã bị đưa từ Versailles về Paris thì coi như một phần của công trình vứt bỏ vương quyền đã hoàn thành. Lafayette là nhân vật quan trọng trong điều đó, và chính là nhân vật canh giữ gia đình của vua: chính nhờ trốn được sự canh gác của Lafayette mà vua, hoàng hậu và các con trốn đi được (đi đâu? Varennes).
Khi vướng vào vấn đề passport, "Yorick" bèn đến Versailles tìm cách giải quyết. Thấy rất khó gặp được duc de Choiseul, nhớ đến bộ Shakespeare đã nhìn thấy, "Yorick" bèn đi tìm nhà quý tộc nọ. Miracle đã xảy ra: nhờ nói chuyện về Shakespeare với chủ nhà, "Yorick" đã khiến được ông chạy đi lo giấy tờ.
Nhưng vì nhân vật ấy quá rành Shakespeare nên trên passport của "Yorick" ở mục nghề nghiệp ghi là "thằng hầu của nhà vua". Cái gì trên đời cũng có hai quai: đấy là lời giảng sâu sắc của Épictète, mà Laurence Sterne hay nhắc, trong Tristram Shandy.
Nhưng đã đi xa thì nhất định phải gặp rủi ro.
Vì, chẳng hề đi xa thì cũng đã đầy rủi ro. Tristram Shandy cho thấy rõ điều đó. Ở trên, nhắc đến John Locke không hề là ngẫu nhiên (cũng như Shakespeare et&): Tristram Shandy chứa đựng một bình luận, một phê phán triết học của Locke. Cũng như chứa đựng các chi tiết (rất nhiều chi tiết) về mũi: đúng, cái mũi - ở đây, Sterne là người đi trước Gogol. Khoa học về đánh trận (Namur, Uncle Tobie, et&) có thể trộn lẫn vào với các đồ vật thường nhật. Ở trên đã nói tới cái đồng hồ treo tường lừng danh, nhưng cũng có bản lề cửa của phòng khách (E. M. Forster đã trích chính xác đoạn ấy, đoạn về bản lề cửa phòng khách, trong loạt bài giảng về tiểu thuyết, năm 1927).
Mũi? nhưng không chỉ là mũi: Tristram Shandy còn là nơi bình luận rất sâu sắc về ria mép. Cả một khoa học về mũi, cũng như một khoa học về ria mép. Chúng được đặt cạnh rất nhiều bình luận thần học. Người ta mắc phải mối nguy lớn - chuyện hay xảy ra khi đọc các great novel - là bỗng hiểu ra về chính bản thân mình. Quá nhiều.
Cần phải có phụ lục: không gì bằng được những gì liên quan đến his Eliza. Dưới đây là một đoạn:
máu xanh không đỏ
ReplyDeletengỡ đang ngồi nghe giảng trong một giảng đường *a grateful bow*
ReplyDeleteem đã tìm Arthur Young để hiểu chỗ “rất không u ám, khó chịu”
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2016/06/nuoc-anh.html?m=1
Con người viết cho con người đọc để con người sống, sống mà gần như *italic cũng chẳng cần con người nữa
ReplyDelete-lncy
ô đọc lại cái này hấp dẫn thế
ReplyDeletevừa hay Tristram Shandy vừa xong
ReplyDelete