May 18, 2009

Don't đốt

+ Hòa chung không khí hân hoan chào mừng ngày-ai-cũng-biết-là-ngày-nào-của-người-ai-cũng-biết-là-người-nào, và a dua theo siêu sao blogger ria mép đẹp của chúng ta, người đọc mấy chục quyển sách trong hai tháng nhưng mới xem được 4-5 phim (à mà bác siêu sao này đọc sách nhảm thật, gần bằng tôi hehe), tôi cũng xin thú nhận là đã đi xem phim Đừng đốt của đạo diễn Đặng Nhật Minh.

Mặc dù bình thường tôi không có hứng thú đi xem phim của Đặng Nhật Minh vì phim nào cũng thấy bàng bạc một màu kitsch, và cũng không thích ra rạp xem vì một số lý do, đặc biệt là vì không thể hiểu tại sao đôi khi cứ có cảm giác phòng chiếu phim của Hà Nội cứ thoang thoảng mùi a-mo-ni-ắc. Chắc là cũng không đến nỗi các bác vừa xem phim vừa pìu ra luôn ở đấy, nhưng cũng có thể mấy thứ chất khử trùng tẩy rửa quá nặng mùi thành ra... Mặc dù bình thường như vậy nhưng nhân tiện hôm ấy vợt được con vé chùa nên cũng lao đi xem. Buổi chiếu hôm đó có thể gọi là lịch sử: nhân dịp sáp nhập thành công Hội Nhà văn Hà Nội với Hội Nhà văn Hà Tây cơ mà.

Tất nhiên là đi xem cùng Hội Hà Tây nên tôi biết ý co vào một góc ngay. Hà Đông thi xã có phải là vừa đâu. Hôm đó đông nghẹt. Người ra người vào í ới điện thoại reng reng một bác hàng ghế ngay trên gào lên đúng ba lần: Đang xem phim trong Trung tâm chiếu phim Quốc gia lát nữa gọi lại nhé, mấy lần ngần ấy từ đều như vắt chanh. Tất nhiên là biết bác đó là bác nào nhưng thôi mình chả nói tên. Tâm hồn tôi chai sạn rồi nên mấy cái đó đâu có ngán. Thậm chí còn vui vẻ vì ngồi bên cạnh phía cánh trái có một bác giảng giải cho vợ vanh vách các loại vì bác ấy đã từng ở chiến trường Quảng Nam hồi đó. Cũng tốt, vì càng chắc chắn là đạo cụ cũng như bối cảnh phim quá ư sơ sài, thậm chí chẳng có gì giống hồi ấy cả. Đạo cụ còn quá rởm, nhưng phim Việt Nam phim nào chả thế.

Nói công bằng thì phim này Đặng Nhật Minh quá thành công trong việc làm người xem cảm động. Nhưng cũng là vì người Việt Nam xem phim về quãng thời gian ấy rất khó mà không cảm động. Đợt trước có lần xem phim của Trần Văn Thủy về Hà Nội những năm bao cấp tôi cũng thấy rất cảm động, vì thấy lại những cảnh ngày xưa chứ không phải phim hay, vì phim tài liệu của Trần Văn Thủy dựng cảnh lộ liễu quá chừng.

Nhưng chỉ cảm động thôi, cộng thêm điểm positive là hình ảnh đẹp (trong nhóm quay có Lý Thái Dũng), còn lại kịch bản thì đúng là tệ, chủ yếu là vì quá tham lam, muốn kể hết cả mấy tuyến truyện đều như nhau. Diễn viên đóng dở, biểu lộ cảm xúc theo đúng kiểu truyền thống được học trong trường, nghĩa là kịch kịch. Nhạc không hay.

Nhưng thôi chỉ nói thế về phim thôi. Hôm đó trong phòng chiếu mới gọi là gay cấn. Đến một lúc bác gái ngồi cạnh bỗng quay sang khều hỏi rõ to, đại ý có phải cái thằng Mỹ kia giết cô Thùy không. Tất nhiên là không phải nhưng tôi cũng chẳng việc gì phải trả lời, vì đã có mấy chục cái miệng xung quanh nhao nhao: Giết đâu mà giết, xem thế mà cũng không hiểu.

Vầng. Đại khái thế. Nhưng cũng chính bác gái ấy có một nhận xét cực kỳ tinh tế: ở đoạn khi gia đình biết tin con gái tử trận, mấy bác bên sở thương binh xã hội (hồi đó chắc có tên khác) đến nhà báo, thì ông bố rót nước trà ra tràn tung tóe cả (ý là bộc lộ sự sững sờ). Bác gái reo lên như gặp người quen: Giống hệt như trong Con chim vành khuyên.

Đèn sáng bật lên, tôi tò mò quay sang nhìn thì bác gái là Tố Uyên :))

+ PA viết về người mà tôi rất chi hâm mộ: dịch giả Claro. Quả quyển sách mới dày cộp của William Gass mà Claro dịch nhìn thôi đã phát hãi.

13 comments:

  1. anh có đi coi fim ở Megastar chưa? - Nó có 1 cái đoạn nhắc nhở khán giả bằng kịch ngắn Chí Phèo và Thị Nở ngồi ở lò gạch so sánh với 2 anh chị vừa gác chân lên ghế vừa to mồm nghe dt trong rạp đó. Sao anh tả cái ông ở Trung tâm chiếu fim giống y chang Chí Phèo zậy, thậm chí còn nói câu thoại y chang mới ghê chứ... :|

    ReplyDelete
  2. "Hòa chung không khí hân hoan chào mừng ngày-ai-cũng-biết-là-ngày-nào-của-người-ai-cũng-biết-là-người-nào"

    -> Nhị Linh ý nhị ra phết :))

    ReplyDelete
  3. Ơ, hình như đến ngày rồi. Chụp hình mông bờ lăng với lại mông bờ kênh khoe hàng anh em đi chứ nhỉ!
    Mà Bác khai bút nhớ đừng có khai quá nhé hé hé.

    PS. Đọc cái đoạn Tố Uyên em bật cười trên giường. Tí nữa cốc trà đổ lênh láng. Đấy, cái đấy gọi là hommage đấy.

    ReplyDelete
  4. ý bác là hommage hay home made ạ?

    ReplyDelete
  5. Đồ chết dẫm, làm tớ cười phun cơm cả ra màn hình máy tính....

    ReplyDelete
  6. hết sức nghiêm túc xin lỗi các bác làm đổ trà vào đũng quần và các bạn bắn trứng xào hành vào màn hình máy tính

    từ sau khi nào thấy có nguy cơ tôi sẽ warning trước

    ReplyDelete
  7. Hỏng hết cả hình ảnh nàng thơ của Lưu Quang Vũ thuở nào.

    ReplyDelete
  8. Nàng đã lớn, và Lưu Quang Vũ đã chết :-D

    ReplyDelete
  9. Đọc sướng quá đi mất, nhưng sao bạn D của tớ nói phim này ứ cảm động gì hết mà bạn Nhị Linh cảm động được là sao?

    anw ở HN làm sao đi coi phim ý thức khán giả tệ hơn trong SG nhiều. Mấy ngày Tết vừa rồi đi coi ở Megastar hàng ngày, sửng sốt luôn.

    Có hôm đang coi Red Cliff, một đôi bạn trẻ nói chuyện tán nhau theo kiểu: Sao cái chai lại rơi? Chai rơi vì nó không thích đứng im... mà nói to như ở chỗ đông người vậy. Cái hay ở chỗ, hình như có mình tớ khó chịu, còn xung quanh mọi người vẫn xem chăm chú!

    Ở SG, đi xem mà như thế, tớ chửi hoặc đánh liền, nhưng ở HN, tớ chả dám!

    ReplyDelete
  10. Thật ra thì mình có biết cháu cô Tố Uyên nên mình cũng không thấy bất ngờ lắm hihi...
    HA

    ReplyDelete
  11. "Cái gì là như thế, thì có nghĩa nó là như thế, nó đã như thế và, xét cho cùng, nó sẽ như thế"

    nghẹn, đắng nghét!

    ReplyDelete
  12. cái đám nhà báo (nhất mảng văn hoá) như môi thâm, mèo ác, cu tí, miêu thuý...của tp mang tên Bác càng ngày càng đông như ruồi mùa nóng, dân trí cứ thế mà bay lên đậu xuống theo ruồi. shit!

    ReplyDelete