Một số tác phẩm của Nhượng Tống giờ không thể tìm nổi. Dưới đây là các ghi nhận của tôi, những trường hợp đã có văn bản để kiểm chứng.
Ảnh trên đây rút từ sách Gương ái quốc, cuốn thứ nhất, "Tiểu sử cụ Phan Chu Trinh. Có phụ lục mấy bài thơ văn của cụ", kèm "Dân khí ta hơn 20 năm trước (Dịch một tập thú lục của cụ Phan gửi cho hội Nhân Quyền)".
Sách của Minh Trân xuất bản xã, Imprimerie Chân Phương, Hà Nội, 1926.
1926 là niên đại rất sớm đối với Nhượng Tống (tính riêng phần sách; Nhượng Tống đã bắt đầu có bài đăng báo từ năm 1922). Một ghi nhận nữa, từ nhà sưu tầm sách Nguyễn Văn Y (về ông Y xem thêm ở đây). Hình ảnh dưới đây đã đăng báo tại Sài Gòn năm 1973:
Lo nước thương dân là nhan đề bản in lần đầu cuốn sách của Nguyễn Thượng Hiền, nhà Minh Trân, 1926. Lần tái bản cũng trong năm 1926 tên ghi Một tập văn lo nước thương dân của cụ Nguyễn Thượng Hiền. Có bài tựa của cụ Phan Chu Trinh, Imprimerie Chân Phương (có vẻ Nguyễn Văn Y nhầm từ Chân Phương sang Chấn Hưng).
Một tác phẩm nhỏ của Nhượng Tống được in trong quyển sách này:
Ấn bản 1945 (lần đầu) của quyển Nguyễn Thái Học trong suốt một thời gian không ngắn tưởng chừng đã tuyệt tích giang hồ:
Mái Tây và Thơ Đỗ Phủ sách của Nhượng Tống, được Nhượng Tống giữ riêng:
Một quyển Sử ký Tư Mã Thiên rất đặc biệt: có con dấu của Nguyễn Văn Huyên, nằm trong tủ sách riêng của Nguyễn Văn Huyên:
Một chương Lan Hữu
Vài dật sự về Nhượng Tống
Yên Bái. 17/6/1930. Phó Đức Chính
Nhượng Tống về Phạm Hồng Thái và Tâm Tâm xã
Đã từ lâu em muốn hỏi anh rằng đây là người đàn ông với hình ảnh như hoa, như là như hạt sương trong tiện bút "Những ngôi nhà ấy đã..." không?
ReplyDeleteđúng rồi, ông ấy đấy
ReplyDeletechào Nhị Linh
ReplyDeleteMình là con cháu cùng họ trong làng nơi sinh ra cụ Nhượng Tống. Rất muốn làm quen với bạn qua facebook.
hân hạnh, nhưng tôi không có fb
ReplyDeletechào chị Linh, tôi cũng ở gần làng cụ Nhượng Tống, tôi cũng không có facebook, tôi cũng mong làm quen với chị.
ReplyDelete