Thật ra, tôi chưa bao giờ là một người "cuồng Kiều". Giới sưu tầm chuyên ngạch Kiều chỉ cần nghe tôi thú nhận tôi không có Kiều Abel des Michels và Kiều văn họa là có thể thở phào loại ngay một đối thủ không đáng để tâm, cào cào châu chấu :p
Cho nên bộ sưu tập riêng của tôi, nói trước luôn là khiêm tốn lắm nhưng cũng gắng gượng đem trưng bày nhân ngày giỗ Nguyễn Du, 5 năm nữa là tròn 200 năm. Viết xong bài "Nguyễn Du chi đạo" thú thực là tôi mệt lắm rồi, chắc vài chục năm nữa mới dám quay trở lại với Kiều. Nhân tiện, đợt vừa rồi có gì thô lậu mong hải nội chư quân tử niệm tình lượng thứ ^^
Nhân đây xin kể một câu chuyện. Thật ra trong đời, tôi rất lười đi hiệu sách, nhất là hiệu sách cũ, toàn bụi là bụi, báu bở gì. Một hôm đến một nơi xa xa, vào một hiệu, mua cũng được một ít rồi, toàn thứ đắt kinh huhu thì bỗng tôi đá chân phải một quyển thù lù, giở ra thì biết ngay là Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện tác phẩm posthumous của Tản Đà, bản Tân Dân. Nghĩ bụng phát này lại bị chặt chém rồi, tôi mang ra đưa người bán sách. Ông bán sách mở ra xem, thấy ông ấy xoay ngang xoay ngửa, tôi biết ngay hóa ra ông ấy chẳng biết đây là quyển gì, vì nó đóng bìa khác, bìa cũ đã mất, lại rách mất trang cuối. Tôi bèn tỏ vẻ hiểu biết, sờ sờ quyển sách rồi bảo, quyển này chắc in tầm sáu mấy bẩy mấy, giấy này phổ biến thời đó bác ạ. Ông ấy tặc lưỡi, đưa luôn cho tôi, với cái giá 100.000 đồng. Quyển này tôi đem tặng một nhà sưu tầm chuyên Kiều, đôi bên rất khoái chí hoan hỉ.
Đây là Kiều René Crayssac, ấn bản đầu, Lê Văn Tân 1926, bìa ghi tiếng Pháp nghĩa là "nghìn thứ sáu":
Sách có chữ ký của ông quan thuộc địa (nhưng cũng chẳng quý mấy đâu, vì Crayssac ký rất nhiều, có thể thấy ở quyển này con số 1956 hehe):
Thật ra trong số các bản Kiều dịch sang tiếng Pháp, bản Crayssac rất quan trọng, dịch thành thơ alexandrin 12 chân. Không hiểu sao Lê Xuân Lít lại loại nó ra khỏi danh mục Kiều của mình.
Kiều tiếng Pháp mà ra văn xuôi thì có "Kiều MR" dưới đây. Niên đại là 1944. MR có vẻ là viết tắt của Marcel Robbe gì đó, nhân thân tiểu sử không rõ, có vẻ là một ông lính:
Điều oái oăm là trên bìa quyển này lại ghi "Nouvelle traduction française" nên nhiều người nghĩ nó là ấn bản mới và trước 1944 đã có ấn bản khác, nhưng theo tôi đây chính là ấn bản đầu, nếu tái bản thì phải ghi "nouvelle édition".
Cũng trong năm 1944 và cũng Đắc Lộ thư xã, quyển này cũng được tái bản.
Điều oái oăm nữa là thư mục Trần Đình Sử ghi nhận một khảo cứu của MR cùng trong năm 1944 nhưng lại bỏ qua bản dịch này.
Nó rất là văn xuôi, như thế này:
Kiều Nguyễn Văn Vĩnh thì vô cùng phổ biến, nhất là ấn bản 1942 này (ảnh tôi đi mượn đấy, vì bộ của tôi không được long lanh đáy nước in trời như thế này huhu):
Thời này, minh họa của Mạnh Quỳnh rất đắt khách. Để bao giờ có thời gian tôi trưng bày sách của Đắc Lộ thư xã thập niên 40 Mạnh Quỳnh minh họa, nhiều lắm, rất đa dạng:
Đến lượt "Kiều văn học", 1951:
Quyển này nổi tiếng vì có sáu phụ bản in rời rất đẹp của các mét. Tôi có đủ, nguyên vẹn đẹp đẽ nhưng thôi không chụp (yên tâm, tôi không thuộc dạng gỡ phụ bản treo lên tường thay tranh hehe).
Nó còn nổi tiếng vì bộ chữ thửa riêng nữa:
Kiều là đối tượng quan trọng của Viễn Đông Bác cổ, đây là một ấn phẩm thuộc hệ thống ấy, liên quan đến tên tuổi một người rất quan trọng trong lịch sử nghiên cứu Kiều, Maurice Durand:
Bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm, 1971:
Bản "tường chú" Chiêm Vân Thị, do Trúc Viên Lê Mạnh Liêu phụ trách:
Bộ này còn hai tập nữa, tiếng Việt, nhưng tôi chưa kiếm được hehe, nên chỉ toàn chữ loằng ngoằng thế này thôi:
Lịch sử phê bình Kiều tôi đã nói kỹ ở đây, một cách tập trung, hệ thống tác phẩm của một nhân vật lớn đặc biệt quan trọng thì ở đây, nên giờ tôi chỉ nhắc đến vài quyển ít được biết đến nữa thôi.
Nguyễn Đăng Thục:
Nhìn chung, Bùi Giáng là người nhu mì, không mấy khi nặng lời với ai, nhưng trong quyển đọc Kiều dưới đây, ổng khá là gay gắt với Nguyễn Sỹ Tế, vì ổng thấy NST nói xấu nàng Thúy Kiều của ổng :p
Hồi 1956-1957:
Quyển của Hà Thanh Mai nhìn chung đơn giản, thư mục nào cũng có, nhưng quyển của Tử Vi Lang quái hơn, thư mục Trần Đình Sử để sót, thư mục Lê Xuân Lít thì có, chắc thừa hưởng được từ thư mục của Lê Ngọc Trụ và Bửu Cầm.
Còn đây chắc có thể tính là hai tác phẩm mới nhất trong lĩnh vực này. Các bác đặc biệt chú ý, cả hai tác giả đều là phụ nữ :p
Tôi đã nói đặc biệt rõ về một trong hai quyển ở đây.
NB. Đang suy nghĩ rất lung xem có nên thò Kiều Trương Vĩnh Ký và mấy Kiều Nôm ra không :p
-----------
Thế nào mà lại quên mất quyển này:
Ấn bản 1926, in tại Paris.
Người dịch hay được gọi ở Việt Nam là "Léo Masse", tuy nhiên theo một tài liệu đáng tin cậy thì phải là "Léo Massé". Có vẻ cũng là một ông lính, chưa rõ tiểu sử.
Có cả bảng nhân vật như trong kịch:
Cũng rất là văn xuôi:
Một bên thì có nguyên bản tiếng Việt (chắc do chủ cũ dán thêm vào :p):
Điều kỳ bí đối với bản dịch tiếng Pháp của Léo Masse/Léo Massé là không chỉ có ấn bản 1926 này, mà trước đó đã có ấn bản 1915. Có điều, ở năm 1915 ấy, tên người dịch lại ghi là "Thu Giang". Việc này dẫn tới chuyện rất nhiều nơi ghi nhận đây là hai bản dịch khác nhau, nhưng thật ra chúng là một.
Cả hai thư mục, Trần Đình Sử và Lê Xuân Lít, hoặc ít nhất là một trong hai, cũng ghi hai bản, bản Thu Giang và bản LM hehe (trong khi không ghi nhận bản Crayssac và bỏ sót bản MR).
Con đường Nguyễn Du
Đinh Hùng và Nguyễn Du
Kiều Trương Vĩnh Ký
Hồ Xuân Hương
Một mình Kiều
Vẫn là Kiều
Không chỉ Kiều
Kiều
Thơ Đinh Hùng: hai thế giới
Cung oán
Chinh phụ
Mai đình mộng ký
Nguyễn Công Trứ
không có cuốn gì đấy của ông đào thái tôn trong vụ án kiều à?
ReplyDeletenhững gì phổ thông, dễ tìm thì thôi chứ
ReplyDeleteCái quyển Kiều có bộ chữ thửa riêng trong bài này tôi mua năm 1994 lúc học lớp 9 mất 15 nghìn ở hiệu sách cũ góc Hòa Hưng - CMT8, sau này chuyển nhà nên bán ve chai mất. Tôi nhớ rõ bởi vì nó là quyển Kiều duy nhất tôi mua. Không ngờ là nó có giá trị như vậy.
ReplyDeleteKiều Văn học 51 mà không có phụ bản (tức là 6 bức tranh in rời) thì cũng chỉ coi là một quyển sách rất bình thường, nhìn chung trị giá thị trường chỉ còn một phần mười thôi
ReplyDeletetôi mới bổ sung hình ảnh
Trang chữ Việt trong quyển Kiều L.Masse hình như của chủ cũ dán vào. Chắc dán hồi năm 1927 :D
ReplyDeletehehe phải sửa ngay (trông giống gõ máy chữ hồi cơ quan nhà nước nhỉ)
Deleteđùa, châu chấu voi? ;))
ReplyDeletecũng bình thường thôi :p
ReplyDeleteBác có thông tin gì thêm về công này không ạ?
ReplyDeletecuối những 70 đến đầu những năm 90 ở Hà Nội người ta đọc Kiều bằng ấn bản nào nhỉ? bản 1951 ở trên chăng?
ReplyDelete