Mar 22, 2017

Hai khía cạnh nữa của văn chương Nguyễn Tuân

Lần trước, khi tôi viết về hai khía cạnh của văn chương Nguyễn Tuân, ngay lập tức có một chuyên gia Nguyễn Tuân phi vào; trời ơi, nói thật nhé, trong lĩnh vực nào, bất kỳ, các bạn thích mình đều nhường hết còn gì, nhường cho đến lúc nào nhận ra các bạn hóa ra đâu có làm được, chứ nếu các bạn làm được thật, mình chẳng sờ vào nữa đâu: mình đâu phải là con người làm một cái gì thừa (cũng như cái gì thiếu); và trời ơi, cái chết của những người nghiên cứu Nguyễn Tuân hoặc nghĩ là mình nghiên cứu Nguyễn Tuân - điều này thì các bạn không hề nhận ra, có đúng không? - nằm ở chỗ chỉ chăm chăm vào mấy thứ lợi ích cỏn con; và trời ơi (nốt lần cuối) sao không dám ghi tên thật mà nói? Không dám thì thôi, mình cũng giữ kín hộ cho, như thế thì cũng có khả năng đi lừa bịp tiếp tầm khoảng chục năm nữa đấy.

Nguyễn Tuân là nhà văn ở tầm cỡ Balzac, Flaubert hay Tolstoy (Nguyễn Tuân từng viết tiểu luận về Dostoievsky, nhưng Nguyễn Tuân "thuộc về phía" Tolstoy), và chỉ có một nền nghiên cứu cực kỳ tệ hại mới có thể xếp Vũ Trọng Phụng lên trên Nguyễn Tuân. Nhà văn Việt Nam không thể viết văn được nếu không "đọc được", nếu không nhìn thấy Nguyễn Du và Nguyễn Tuân. Lại thêm một đám "Việt Nam học" người nước ngoài kém năng lực đến rợn tóc gáy, đã làm một thứ văn chương tầm thường như văn chương Vũ Trọng Phụng bay lên bảng phong thần. Số đỏ là một tác phẩm tuyệt đối tầm thường; ta sẽ còn quay trở lại với cái mớ lộn xộn thấm đẫm những mặc cảm đê tiện ấy.

Khái Hưng và Nguyễn Tuân là hai nhà văn lớn nhất của một giai đoạn "tiên khởi", trong đó Nguyễn Tuân là nhân vật Việt Nam duy nhất đúng nghĩa là một nhà lãng mạn chủ nghĩa.


(đợi lát cá mập nhả dây cáp đáy biển ra thì viết nốt)


NB. không phải là tôi chây ì không chịu viết nốt phần cuối của bài này, mà tôi vừa gặp một tai nạn rất khủng khiếp, xem ở kia (đoạn cuối) để biết thêm chi tiết.




Văn chương Nguyễn Tuân: hai kía cạnh
Nguyễn Tuân đọc sách (tiếp nữa)
Chateaubriand
Chùa Đàn
Nguyễn Tuân đọc Kiều
Cát bụi chân ai
Khái Hưng vs Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân đọc sách (tiếp)
Nguyễn Tuân đọc sách
Một truyện ngắn của Nguyễn Tuân
Văn chương của đứt đoạn
Tâm sự của nước độc

12 comments:

  1. và trời ơi, haha, em đọc mà cười khùng khục luôn:D

    ReplyDelete
  2. Tai nạn gì...kì vậy =.="

    ReplyDelete
  3. định ra nhẹ nhàng nói với quả cs í là ông ẻm nói nhỏ hộ cái được không, gớm giọng Bắc Giang hay quá, nhưng lại thôi

    bản thân cs í mình không ngại lắm, nhưng fan nd ngồi cùng thì thực sự làm mình hơi ngán, cảm giác lạnh lưng kiểu gì đó khó nói lắm

    cho nên phắn

    ReplyDelete
  4. Hơi đen nhưng cũng có tí trùng hợp nhỉ. NL chẳng đang viết cái tiện bút rất liên quan còn gì :p

    ReplyDelete
  5. haha nhân vì đọc cái "tiện bút" "ở kia" đẫm tình nhân loại nên chợt nhớ xưa có câu Rừng nào cọp nấy nhưng bảy chục năm cơ bản phá xong rồi vẫn phá nữa thì làm sao có cọp nhể? và nhớ câu đồn là của Liệt ninh Ko có sách thì ko có tri thức ko có tri thức thì ko có v.v. nên theo chiều ngược lại đúng là ko có chỉ "tiền mới" thì đúng là "thời nào cũng có" (lại) nhưng nếu so với "Kịch đời" thì hình như mới chỉ là "tiền" chứ chưa thành "tiền mới" phỏng nhỉ?

    ReplyDelete
  6. a sắp định kỷ liệm 100 năm Cách mạng 1917 đây, nhắc đến anh Lê đúng lúc quá :p

    Balzac quả là lợi hại, chợt thấy CM 1789 sáng loà, giờ nhích sang các bạn họ Lê được rồi

    ReplyDelete
  7. Nguyễn Tuân mà tầm cỡ như mấy vị kia à? Chủ blog nếu còn viết tiếp thì nên đưa ra dẫn chứng đủ thuyết phuc đấy

    ReplyDelete
  8. Cháu nhớ Nguyễn Tuân có dịch (từ tiếng Pháp) và viết lời tựa cho một tập truyện ngắn Chekhov ở VN. Trong số các dịch giả có cả Trần Dần.

    ReplyDelete
  9. có chứ, tìm trên mạng giờ có khi cũng thấy, có cái truyện gì có nhân vật "Quản Bi"

    ReplyDelete
  10. Cháu k rõ nữa. Cháu chỉ mới đọc qua lời giới thiệu của ô NT thấy có nhắc đến vài tác gia nổi tiếng nhưng lâu rồi quên mất là những ai :D. Chỉ nhớ là sách mới in lại, đắt kinh.

    ReplyDelete
  11. Qua vừa đọc bài Nguyễn Tuân viết về đám ma Vũ Trọng Phụng, vậy nên rất "hóng" phần chưa viết của bài nài.

    ReplyDelete