Apr 14, 2020

Trong lúc đọc Goncourt (1)

[đây là post thứ 1800]


ởkia là post thứ 1789 cho nên đây là post 1800. Một cách biểu tượng, chúng ta bắt đầu đi vào thế kỷ 19.


Như vậy là, ở đây có hai trong số những ấn bản quan trọng nhất Nhật ký của anh em Goncourt. Tất nhiên tôi còn thiếu một ấn bản rất quan trọng, in từ khi vẫn còn một trong hai Goncourt còn sống (nhưng cái đó không dễ kiếm đâu, cho nên khỏi phải nghĩ đến chuyện tìm để tặng tôi). Có một ấn bản khác nữa, một "édition critique", được thực hiện - có thể nói vậy - "theo lối mới". Và tất nhiên ấy là một cái gì đó rất héroïque. Cho đến khi tôi còn theo dõi, tức là cách đây chừng một, hai năm, mới chỉ có rất ít, vài (hay thậm chí chỉ một tập) - không biết giờ thì thế nào rồi.

Vào thời của họ, Jules và Edmond tồn tại chủ yếu với tư cách tiểu thuyết gia. Nhưng cũng giống vô số tiểu thuyết gia cùng thời, ngày nay tiểu thuyết của họ không hẳn còn được đọc nhiều. Dưới đây là một ví dụ:


Trở lại với bộ 9 tập trên đây: nó được ghi "édition définitive", và do "Académie Goncourt" thực hiện, với nhân vật chính là Lucien Descaves. Ấn bản này không mấy définitive.




Anh em Goncourt, như một cặp virtuose chuyên chơi đàn bốn tay, làm mọi thứ cùng nhau. Viết văn chung đã ghê, họ lại còn viết nhật ký chung.

Tiểu thuyết của Goncourt có thể bị lãng quên (hay ít nhất, không còn được đọc nhiều), nhưng bộ nhật ký của họ thì đã trở thành một thứ vô cùng quý giá. Thư từ (như chúng ta đã bắt đầu đi vào - địa hạt của nó rộng mênh mông) và nhật ký nhiều khi còn quan trọng hơn; thậm chí, nhiều khi tôi có cảm giác, Stendhal viết tiểu thuyết (và là những tiểu thuyết thuộc loại lớn nhất: Le Rouge et le Noir, La Chartreuse) chủ yếu nhằm khiến cho nhật ký của mình, người ta không thể không đọc - không bị tan biến (như vậy không phải kéo dài tồn tại, mà đúng hơn, cố định tồn tại lại). Bởi nhật ký của Stendhal (Stendhal cũng viết hồi ký, Vie de Henry Brulard chẳng hạn) mới chứa đựng những gì không thể thấy ở đâu khác. Amiel coi như bỏ đi toàn bộ mọi sự nghiệp trong tồn tại, vì nhật ký của Amiel, người ta chỉ đọc được sau khi Amiel đã qua đời. Nhật ký là một trong những cách để từ chối. Nhưng đồng thời, cũng là để nhập vào.

Hai Goncourt đi vào hậu thế và có vị trí vô cùng vững chắc vì sự độc ác của họ. Người ta có thể nghĩ những người để lại tiền rồi nhờ tiền ấy mà có một giải thưởng tồn tại đã rất nhiều năm nay, phải là những con người nhân hậu, tốt đẹp, hào hiệp cởi mở, etc. Nhưng gần như không có gì như vậy. Sainte-Beuve, một người quê Boulogne, hồi bé từng nhìn thấy Napoléon khi Bonaparte tới Boulogne thị sát định cho quân đánh sang nước Anh, và là nhìn thấy trong lúc Bonaparte đang đi tè. Goncourt viết trong nhật ký (đại ý): Sainte-Beuve nhìn thấy mọi con người trong hoàn cảnh và bộ dạng như từng nhìn thấy Napoléon.


Những năm cuối thế kỷ 19 (trong vòng năm, bảy năm giáp với 1900), một loạt nhân vật lớn của văn chương Pháp qua đời. Hai người đã rất già, Paul Verlaine và Edmond Goncourt (Edmond là anh, thậm chí hơn người em Jules cỡ mười tuổi, nhưng chết sau em rất nhiều năm). Cả hai người đều đã quá đát, theo một nghĩa nào đó. Người ta gần như không còn có thể chịu nổi Verlaine, quãng cuối đời sống một cách xập xệ tại phố Descartes gần Panthéon (nếu tôi không nhầm về sau Hemingway ở Paris cũng sống chính tại nơi Verlaine từng ở; nếu không thì cũng gần sát). Nhiều nhà thơ trẻ tuổi tìm cách gặp hay nhìn thấy Verlaine, như một món curiosité.

Nhưng còn có một người nữa cũng qua đời trong khoảng ấy, lại chưa hẳn đã già: Stéphane Mallarmé (nấm mồ của Mallarmé: xem ởkia; cũng nên xem Jean-Pierre Richard, một trong những người bình luận Mallarmé quan trọng hơn cả và cũng chính là người in tác phẩm posthume "Tombeau" mà Mallarmé viết cho đứa con trai mất từ nhỏ). Mallarmé thì ngược lại, không hề quá đát, thậm chí mới chỉ đang trên con đường trở thành thần tượng tuyệt đối của một thế hệ mới (Pierre Louÿs, André Gide, Paul Valéry, và tất nhiên (rất) nhiều nữa).

Goncourt là (những) người làm cho nghệ thuật Nhật Bản trở nên nổi tiếng và phổ biến ở Pháp, cũng như rococo. Và sưu tầm sách cổ.

Cũng trong khoảng cuối thế kỷ 20, đúng như Stendhal nói khi còn sống, rằng 50 năm nữa người ta mới (thực sự) đọc mình, một số bản thảo của Stendhal được tìm ra và được in, trong đó có Brulard, Lamiel, và nhất là Nhật ký. (về nhật ký của Stendhal xem thêm ởkia) Cả một cơn cuồng nhiệt với Stendhal khởi phát (và sẽ còn kéo dài suốt thế kỷ 20, rồi tiếp nữa).





(còn nữa)


PS.

+ đã tiếp tục projet Maupassant: trong ngày hôm nay tôi sẽ post nốt Đốc tờ Héraclius Gloss; như vậy là hoàn thành step one trong kế hoạch Maupassant; cũng để cho những người cứ nói chẳng bao giờ tôi làm xong được cái gì thấy rằng đôi khi tôi cũng xong đấy
+ tiếp tục công việc xử lý bể phốt (vẫn hơi ọc ạch)
+ đang tiếp tục về người Nga vĩ đại




Trong lúc đọc Sainte-Beuve (2)
Trong lúc đọc Saint-Beuve (1)

Trong lúc đọc Kierkegaard (6) Đầu và cuối
Trong lúc đọc Kierkegaard (5) Ultimatum
Trong lúc đọc Kierkegaard (4)
Trong lúc đọc Kierkegaard (3) về Andersen
Trong lúc đọc Kierkegaard (2) Diapsalmata
Trong lúc đọc Kierkegaard (1)

Trong lúc đọc Hermann Broch (2)
Trong lúc đọc Hermann Broch (1)


Trong lúc đọc Lévy-Bruhl (1)

Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)

Trong lúc đọc Valéry (3)
Trong lúc đọc Valéry (2) Teste
Trong lúc đọc Valéry (1)


10 comments:

  1. Aaaaaaaa Giải Goncourt.
    té vào Goncourt

    ReplyDelete
  2. đây rồi, đợi mãi

    chính xác điều tôi muốn nhằm vào, là ở Việt Nam giải Goncourt là một cái mốt rất kỳ quái, vô cùng kỳ quái: không biết bao nhiêu người phát biểu tôi thích (mê, hoặc cũng có thể ghét) "văn học Pháp" cứ như là có một cái gì như thế, và thường xuyên văn chương Pháp đồng nghĩa luôn với prix Goncourt

    (và chẳng ai đọc Goncourt)

    ReplyDelete
  3. Đây đấy kia everywhere cũng đợi mãi trước cổng chính đóng im ỉm của nhà Goncourt ở VN.

    ReplyDelete
  4. nghe cứ như nhà Sackler bây giờ vậy
    "it's too late"
    https://www.youtube.com/watch?v=XAj2iX9xqCo

    ReplyDelete
  5. một giai từng rất hot một thời, Bon Jovi, phản đối ngay: "never too late"

    ReplyDelete
  6. "it's too late to be late again"
    phiền thật, phiền hơn nữa là tay Bon Jovi dính đến một thời trẻ khùng, giá kể hết đời không phải nghe hắn thì tốt, giá kể khùng được như Donnie Darko thì cứu được thế giới, Donnie Darko còn có em người yêu đẹp thôi rồi, quên mất tên em nó, nhớ được mỗi tên diễn viên là Jena Malone
    gì thì gì, sau giai đoạn đó anh ấy còn viết được "Heroes", Charlie Chocolate kiêm Jack Sparrow mới hát lại, không thua gì bản gốc, mà phải là một người hùng guitar cỡ Joe Perry, Joe Perry thì mới chơi được như vậy

    ReplyDelete
  7. Đọc lại post này (và ngóng cổ chờ tiếp tục) trong khi (blog) anh không bàn luận chút gì về ông Nobel với cái giải văn chương năm nay

    ReplyDelete
  8. tại sao lại phải bình luận cái đó? nhân vật ấy ai có đọc thì cũng đều biết, ai không đọc thì chắc chắn không biết

    ReplyDelete
  9. Nhà văn VN, ngoài Trần Dần, ĐĐH, em cũng thích đọc nhật ký của TTT và DNM. Nhà văn Nguyễn Tuân có Chuyện nghề, và nhiều tùy bút khác, không phải nhưng có thể đọc như nhật ký không ạ?

    ReplyDelete
  10. I don't think so, anw: https://nhilinhblog.blogspot.com/2022/05/nguyen-tuan-mot-lan-nua.html (ở đó định "Chuyện nghề" xong rồi quên béng mất"

    ReplyDelete