Sep 5, 2020

Phê bình nghệ thuật

tiếp tục câu chuyện nghệ thuật

(cũng đã tiếp tục "Trong lúc đọc Ezra Pound (3) diptyque")


Muốn nhìn thấy phê bình nghệ thuật ở Việt Nam, cần phải nhìn vào hình ảnh.

Phê bình điện ảnh và phê bình hội họa - tất nhiên.

(về phê bình điện ảnh lát viết nốt: có hai loại, "phê bình bằng google" và "phê bình kiểu tạp chí Tia sáng" tức là dạng phê bình uốn éo đại diện là Vũ Ánh Dương tức "cậu ấm ngây thơ", hay "cậu ấm thơ ngây" nhỉ? một trong hai - nhân vật cậu ấm còn lại là Tạ Huy Trường, cũng không khác mấy)


Ta xem ông Phan Cẩm Thượng là nhà phê bình nghệ thuật (hội họa) như thế nào.

(tôi không hoàn toàn chắc, nhưng điều sau đây có vẻ không ở xa sự thật cho lắm: ông Phan Cẩm Thượng là một trong vài người xuất hiện nhiều nhất tại các buổi vernissage với tư cách giới thiệu; hẳn ông Phan Cẩm Thượng ngang ngửa được, ở khía cạnh này, với ông Lương Xuân Đoàn)

Nghệ thuật ngày thường của Phan Cẩm Thượng - tôi cố tình chọn ấn bản sau:


(tức là, để chính xác hơn: trước đây đã lâu, Nghệ thuật ngày thường đã được in, nhưng cách đây một ít thời gian nó quay trở lại, không phải một quyển như trước mà hai quyển)

Cơ sở xuất bản in Nghệ thuật ngày thường:


(tôi từng bình luận cuốn sách Đinh Hùng mà cơ sở xuất bản trên đây in - ở đâu ấy nhỉ? - đó là một trong những sản phẩm đầu tiên của cơ sở - rất có thể đó là cuốn very đầu tiên)

Ông Phan Cẩm Thượng nói đến (Marcel) Duchamp:


"Tấm cửa gỗ" là cái gì thì tôi hoàn toàn không biết (tôi thiên về chỗ cho rằng đã chẳng hề có tấm cửa gỗ nào), nhưng tôi nghĩ ông Phan Cẩm Thượng hẳn muốn nói đến cái bồn đái lừng danh - nhưng ông lại bảo là "bô đi ỉa".

Tôi cho rằng nhầm như thế này là rất khó: hiển nhiên, một cái bô đia ỉa thì người ta vẫn có thể đái vào đó được, nhưng chiều ngược lại thì không đúng, đối với dạng bồn đái (pissotière) mang cái tên Fountain (trên nó có thể đọc thấy "R. Mutt"), tức là sự kiện nghệ thuật năm 1917 ấy.

Và tôi cũng cho rằng ông Phan Cẩm Thượng chẳng biết bất kỳ cái gì về Marcel Duchamp. Thế cho nên ông nói whatever.

Ta hãy xem thêm "Lời cuối sách":


"tra cứu, tìm tư liệu" mà ông Phan Cẩm Thượng nói ở đây, tôi nghĩ là lời của mặc cảm nơi ông, và ông đang chỉ làm ra vẻ - nhằm biện minh cho những gì mình nói ở tư cách nhà phê bình (trong số đó rất nhiều là n'importe quoi)


Những người hay tỏ ra trầm ngâm, rất thường xuyên ấy chỉ là vì họ có sẵn vẻ mặt như thế. Cái đó rất hay bị hiểu nhầm là suy nghĩ. Nhưng rất có thể chẳng hề có suy nghĩ nào. Trong một bài của Phan Cẩm Thượng, có thể đọc thấy ông kể mình đi xem một triển lãm nghệ thuật ở nước ngoài (New York chẳng hạn), nhưng cho đến cả tên nghệ sĩ ông cũng không nói nổi; ấy là vì ông đã không thấy gì, và sự nêu lên một triển lãm ở nước ngoài mà ông vào xem, nó chẳng khác gì so với một ai đó chụp ảnh check-in trong business lounge để khoe mình đi nước ngoài oách như thế nào. So sánh vừa xong hẳn mới nhìn qua thì có vẻ vô lý và tầm phào, nhưng rất có thể đích xác là như vậy: những người không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để phát ngôn về văn hóa (và văn minh) - ba nhân vật nổi bật hơn cả là Nguyên Ngọc, Vương Trí Nhàn và Phan Cẩm Thượng (chưa kể cả một dây Trần Ngọc Thêm and Co.), thật ra họ đâu có khác mấy president hay CEO một tập đoàn nào đó, cứ không ngớt văn hóa doanh nghiệp và vô vàn điều sâu sắc; có khác mấy đâu. Theo con đường này hay con đường khác, rốt cuộc rất nhiều (có thể nói là tất tật) đều đến được với sự nouveau riche.

Điều sau đây là chắc chắn: trong số những người có bằng cấp cao của mấy chục năm trở lại đây, cứ chắc chắn nhảm nhí hơn cả là những ai dính dáng đến nghệ thuật hay mỹ học. Đấy là vì dễ quá, nói lung tung gì cũng được, bô đi ỉa nghe vẫn cứ hay.


Các yếu tố chung khiến người ta tìm đến với nhau: những người như ông Phan Cẩm Thượng tìm đường ra Đinh Lễ (đã trở thành chốn của ngồi lê đôi mách khét tiếng Hà Nội, kèm kinh doanh cái khác song song với bán sách) ngồi ký tặng sách và tìm thấy các editor cùng dạng với ông. Không chỉ để in sách, mà còn cả cho các lời tựa của những quyển sách, vì Phan Cẩm Thượng không chỉ là người giới thiệu ở các buổi triển lãm mà còn là người viết không ít lời tựa. Một ví dụ không kém phần tương đương: xem ởkia. Những người như ông Phan Cẩm Thượng và tương tự chẳng bao giờ từ chối nói về những gì họ chẳng biết mấy, thậm chí gần như không biết gì. Với sự đồng lõa của các editor vờ vịt trong sự đọc - những người trở thành editor chính là để không đọc, giống hệt những người trở thành nhà nghiên cứu văn học đích xác để không đọc văn chương nữa. Dạng tinh thần Phan Cẩm Thượng tìm được môi trường cho mình ở xã hội nhoáng nhoàng ngày nay: thế cho nên Phan Cẩm Thượng thuộc vào số những người được thời chúng ta vinh danh ác liệt. Tương ứng với dáng vẻ trầm ngâm đã nói ở trên là cái gì đó hay được gọi là chiêm nghiệm. Nhưng thật ra, chiêm nghiệm là cái quái gì thế?

Thêm một lần nữa, quan trọng là cần phải nhìn ra con đường phát sinh, nảy nở và phát triển - giống ởkia đã chỉ ra thủy tổ cho một hoạt động ngày nay đang thịnh hành ở mức độ bão lốc. Trong số nhiều thứ, ở phê bình nghệ thuật tại Việt Nam có hai nguồn gốc lớn: từ phía của Thái Bá Vân và từ phía của Tạ Tỵ.

Ông Phan Cẩm Thượng còn cho thấy thêm một điều nữa: một họa sĩ lởm thì có thể trở thành nhà phê bình nghệ thuật như thế nào.

Quay trở lại với điều đầu tiên: nhưng tại sao tại một xã hội như xã hội Việt Nam hiện nay, nhất thiết cần phải nhìn vào những gì có tương quan lớn với hình ảnh? Ấy là vì - trước hết - đây là thời điểm của bùng nổ (và sụp đổ) của hình ảnh.


Nếu cần nói đến một editor cụ thể liên quan rất chặt chẽ trong mấy vụ này, thì đây: một cựu của nhà xuất bản Tri thức, Nguyễn Phương Loan.





(còn nữa)

hết sức liên quan:
+ khai dân trí
+ duy mỹ
+ Trong hiệu sách (8) cũ
+ đọc second-hand
+ số đỏ




Art: Fine & Gentle
Francastel
Deleuze Musique
giọng rõ
Alain: Hệ thống mỹ thuật
Tác phẩm nghệ thuật
Vladimir Jankélévitch và Theodor Adorno
giọng nhỏ
Baroque (Jean Rousset)
Phim của Stanley Kubrick
Ashkenazy ở Hà Nội
Âm nhạc


10 comments:

  1. Ông ấy già viết cho vui, nói làm gì hở bác?

    ReplyDelete
  2. ứng ngay vào một trích dẫn ưa thích mới đây: "Sự đầy tràn của quan trọng, mà lại ko có chút quan trọng nào, ấy là cái lố bịch."

    ReplyDelete
  3. ấy là vì, biểu đạt chính là định khuôn

    ReplyDelete
  4. paracetamol 500mg

    ReplyDelete
  5. ôi đúng! hình ảnh là sự cầm tù cái nhìn và tầm nhìn. từ xửa xưa các cụ đã biết (và bền bỉ lợi dụng) hình ảnh. còn đến độ "hình ảnh" thôn tính cả giai đoạn tôn giáo ("chiêm nghiệm") thì sự khốn đến cùng rồi.

    ReplyDelete
  6. Dạo này sách trở thành thú cho dân chơi với các bản S100 S500 các kiểu

    ReplyDelete
  7. Phê bình uốn éo mà chú nhắc tới ở đây nghĩa là gì vậy ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. phê bình bằng "vague terms"

      Delete
    2. kiếm Vũ Ánh Dương đọc là hiểu, rất dễ vì đó là một nhà phê bình hoạt động phần lớn trên facebook

      Delete
  8. phê bình nghệ thuật vẫn còn một nguồn hải ngoại nữa, một người có dính dáng đến Trịnh Công Sơn: Trịnh Cung

    ReplyDelete