Sep 9, 2020

Zibaldone

"Thế giới không hoàn toàn được tạo ra cho con người."

(Giacomo Leopardi
tháng Tám năm 1821)


như vậy là, trở lại với Leopardi, và cũng tiếp tục câu chuyện Ý (câu chuyện í, câu chuyện ấy): nhưng có câu chuyện nào khác thật à?



(rất dễ nghĩ - và vậy thì rất dễ nhầm - các Canto của Ezra Pound liên quan chặt chẽ với Canti của Leopardi, nhưng Leopardi không thuộc vào số những nhà thơ Ý - hay rộng hơn, châu Âu - gần gũi với Pound; đó phải là Dante, nhưng nhất là Cavalcanti)


Ngay Sainte-Beuve đã than phiền rằng, ở Pháp người qua biết quá ít về Leopardi (gần như không biết gì). Leopardi không khác nhiều, trên phương diện tồn tại, so với một nhân vật về sau: Amiel. Đó là các bậc thầy bí mật (theo cách George Steiner gọi Ludwig Hohl). Rất gần đây người ta mới có thể đọc được Zibaldone đầy đủ trong tiếng Pháp, bản dịch của Bertrand Schefer (tôi sẽ trở lại kỹ lưỡng với câu chuyện dịch Zibaldone của Leopardi sang tiếng Pháp). Một bản dịch tuyệt vời, excellente traduction; thậm chí còn hơn thế nhiều, nếu tôi không nhầm thì chỉ thấy mỗi một lỗi typo (coquille) trong số ngần ấy chữ (điều này, ce n'est pas évident: ngay nhiều quyển thuộc collection La Pléiade của nhà xuất bản Gallimard tôi cũng thường xuyên gặp đầy lỗi; lắm lúc tiện đang cầm bút tôi cũng gạch vào sách - tuy nhiên, giấy bible thì không tiện cho viết lắm). Trong bản thảo, Zibaldone là một khối viết tay khổng lồ: 4526 trang tổng cộng (ai mê lô đề có thể dùng con số này cho hôm nay, vớ vẩn ăn to đấy).

Nhưng tại sao người Pháp lại có thể hờ hững với Zibaldone? Chắc hẳn một phần vì, giống người đồng hương tiền bối Casanova, Leopardi thuộc vào số những người nói xấu nước Pháp nhiều nhất trong lịch sử.


(với Leopardi, chúng ta đã đầy đủ cuộc đi qua cả ba cú hypergraphie lừng lẫy; tức là Chateaubriand, rồi Kierkegaard, và giờ là Leopardi: cả ba cái họ đều rất dài; đó là một trong những quãng đầu, lúc mà thế giới như thể cần được bù lại - vì bị hao hụt quá lớn; Chateaubriand-Kierkegaard-Leopardi: ba liều thuốc độc cho đoạn điêu đứng đó)


Tại Pháp, thập niên 20 của thế kỷ 20 (tức là, hoàn toàn có thể nghĩ, đúng một trăm năm sau khi Leopardi viết Zibaldone):


Như vậy là chúng ta gặp lại một bộ ba đã quá quen, Paul Valéry-Valery Larbaud-Léon-Paul Fargue, vì tạp chí Commerce là entreprise của họ.

(còn có thêm một yếu nhân thứ tư: Jean Paulhan - cũng lại một người quen)

Số (tờ/quyển/tập/volume) 14, mùa đông (hiver) 1927:


Mục lục (Valéry thì dịch Thomas Hardy):


Quyển của tôi mang số 794 - thêm cơ hội để đánh đề kìa:


Contribution ở số này, về Leopardi, là của Giuseppe Ungaretti:







Hết lời giới thiệu của Ungaretti, trang đầu và trang cuối của chính văn:



Phần trích đoạn Zibaldone trên đây đăng Commerce, được đặt tên là Pensées: xét cho cùng như vậy thì cũng hợp lý, vì Leopardi là một độc giả lớn của Pascal.


Như Ungaretti nói rõ: Leopardi chết năm 1837 (khi chưa tròn 40 tuổi) còn ấn bản đầu của Zibaldone: 1898-1900 (Pensieri di varia filosofia e di bella letteratura). Trước khi chết, Leopardi đưa bản thảo cho một người bạn, và tác phẩm của Leopardi trở thành một trong những ca gay cấn nhất của lịch sử các tác phẩm posthume; trước hết là vì khoảng thời gian quá dài để nó ra đời. Có những thứ cần sự qua đời thì mới ra đời được, nhưng ngay Nhật ký của Casanova cũng xuất hiện không lâu sau cái chết (tất nhiên dưới hình thức mãi gần đây mới chỉnh sửa được). Có rất nhiều trường hợp tương tự, với vai trò của những ông cháu: Stendhal, nếu tôi không nhầm thì Casanova cũng vậy. Những ông cháu được giao phó thường làm người ta thấy cần rít lên tiếc nuối vì các hành động của họ (Paul Léautaud từng than thở rất dài trong nhật ký lúc biết người cháu, exécuteur testamentaire, của Stendhal, đã hủy mất thư nhiều phụ nữ gửi cho Stendhal), etc.

Chưa cần Zibaldone thì đối với nhiều người Leopardi đã là nhà thơ Ý vĩ đại nhất kể từ Dante. Nhưng Zibaldone là một cái gì đó rất khác: dịch giả tiếng Pháp ở trên đã nhắc cũng hết sức chuẩn xác khi gọi đây là hộp đen.

Nói xấu nước Pháp: nhưng khác Casanova (à, một người sinh ra tại Venezia và một người sinh ra ở Ricanati vào quãng thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 thì có thể gọi là "đồng hương" không nhỉ? thôi tạm bỏ sang một bên cái điều lằng nhằng ấy) nhìn vào tính cách người Pháp, Leopardi nhằm thẳng đến một đối tượng lớn hơn nhiều: Leopardi chạm vào tiếng Pháp.


Ungaretti sớm nhắc đến một điểm quan yếu ở Leopardi: sự tương đối. Quả thật, hoàn toàn có thể nói rằng đối với Leopardi, nếu có một cái gì tuyệt đối, thì đó chỉ có thể là tương đối.

Ungaretti cũng quá xuất sắc trong lựa chọn "pensée" của Leopardi dùng để kết thúc trích đoạn: "Hai sự thật mà con người thông thường không bao giờ chấp nhận: một, họ không biết gì, hai, họ không là gì. Hãy thêm vào đó sự thật thứ ba, vốn dĩ phụ thuộc chặt chẽ vào sự thật thứ hai, ấy là họ chẳng có gì để hy vọng sau cái chết." Nhưng chỉ đến đấy - vì rất có thể Ungaretti không mấy thích hợp để introduce Leopardi. Đặc biệt là những gì Ungaretti dùng để bình luận sự cô đơn của Leopardi: có một cái gì đó rất lệch lạc, như thể Ungaretti không thực sự đi vào được thế giới của Leopardi.

Nhưng, Leopardi là một tinh thần không thể không cô độc. Chỉ ở trong đó thì mới có thể nhìn được rằng, quá trình sống của con người trình hiện lại toàn bộ lịch sử loài người - chính vì thế, tuổi thơ lại rất cổ xưa, nhưng đó là một sự cổ rất tươi tắn. Nói rằng con người ở trong các mâu thuẫn, thậm chí các nghịch lý thì quá dễ - nhưng thậm chí còn phải nói hơn thế nhiều: không thể có con người nếu không có những cái đó.





(còn nữa)

NB. tiếp tục "Trong hiệu sách (8) cũ""Phê bình nghệ thuật"




Leopardi: Canti

5 comments:

  1. Câu chuyện ấy. Nhưng có câu chuyện khác thật à?
    Không biết làm gì. Nhưng có gì để làm thật à?
    Không có gì để hy vọng. Nhưng trên đời này tốt nhất là đừng hy vọng gì hết.
    Đó đều là những mẫu câu quen thuộc của bác khi... (Nếu tôi nói ra những điều này thì bác sẽ nói tôi nhầm to hoặc là nhìn lẫn lộn mọi thứ... Vâng vâng.)

    ReplyDelete
  2. sau mấy năm mới đọc được vài trang Giuseppe về Leopardi anh cho xem ở đây

    ReplyDelete
  3. Ungaretti chứ không phải "Giuseppe": you are not his wife, call him "Ungaretti"

    ReplyDelete
  4. sau mấy năm mới đọc được vài trang Giuseppe Ungaretti về Leopardi anh cho xem ở đây

    ReplyDelete