Jan 16, 2020

Tác phẩm nghệ thuật

Trong số những cuốn sách của Gérard Genette, một vài tôi cứ lần lữa mãi, để đó không đọc (trốn không đọc thì đúng hơn). Đọc Genette rất đáng sợ, nhất là một số. Trong những cuốn ấy, đặc biệt là hai nhát dưới đây:

nhất là quyển bên trái (trước hết, vì nó rất dày - ấn bản đầu gồm hai tập):


(Tác phẩm nghệ thuật)

Một buổi sáng nọ, Genette (còn trẻ hoặc tương đối trẻ - đó cũng là một người dường như đã chưa bao giờ thực sự trẻ) ngồi (nếu tôi không nhầm, trên một ghế banc ở chỗ công cộng nào đó) đọc cùng một lúc hai cuốn sách của Borges, Fictions và Sách Cát, cú đọc kỳ quặc ấy mở ra cả chân trời cho Genette để nhìn vào các texte văn chương (và qua đó, làm khổ mấy thế hệ phê bình gia và sinh viên văn khoa liền). Còn đối với "tác phẩm nghệ thuật", Genette cần đến cú hích từ Nelson Goodman.

Nelson Goodman, đó là một nhân vật rất hiểm hóc. Trước tiên, đó là một người có liên hệ đặc biệt với một hiểm hóc khác nữa: Rudolf Carnap. Trong tương quan với Genette, Goodman quan trọng ở chỗ đặt ra câu hỏi "When Is Art?" tức là không còn nghệ thuật là gì mà chuyển trọng tâm vào khi nào.

Nếu ngay lúc này bị hỏi đúng câu ấy, tức là "khi nào thì có nghệ thuật", tôi sẽ tức thì đáp rằng, khi con người cần có một thứ vũ khí để chống lại AI. Nói chung hơn, con người  nghệ thuật khi nào cần chống lại chính mình.

Đây là một cách để thông báo, một chủ đề lớn của năm nay là: nghệ thuật.




(còn nữa)



(đã kết thúc bài "Phan Huy Đường"; trong năm vừa rồi, có một nhân vật Việt Nam rất lớn qua đời, đó là Phan Huy Đường)





Fic và Dic
Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin
Jean Starobinski và Jean-Pierre Richard
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Roger Caillois: "Xã hội học về đao phủ"
Gilles Deleuze: "Văn chương và cuộc đời"
Tại sao École de Genève (1)
Georges Bataille: Kinh nghiệm trong
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)
Claude Lévi-Strauss: Sống và Chín
Thibaudet-Gourmont-Du Bos: những chuỗi
Walter Benjamin: "Eduard Fuchs, nhà sưu tầm và sử gia"
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Gérard Genette
Albert Thibaudet: Sinh lý học phê bình
École de Genève (buổi thuyết trình thứ hai)
Jean Starobinski: "Quan hệ phê bình" (tài liệu cho buổi thuyết trình thứ hai)
École de Genève (buổi thuyết trình thứ nhất)
Jean Rousset: Văn chương thời kỳ baroque ở Pháp
Georges Poulet: La Poésie éclatée. Baudelaire/Rimbaud
Về Barthes
Barthes, Flaubert, Proust
Một người lãng mạn (Heinrich Heine)
Gaston Bachelard: Nước và các giấc mơ
Hugo Friedrich: Cấu trúc thơ hiện đại
Gaston Bachelard: Không khí và mộng
Roger Caillois về Montesquieu
Roland Barthes: "Sociologie và socio-logique"
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Jean-Pierre Richard: Hiểu biết và dịu dàng ở Stendhal
Thơ Mới: cấu trúc
Sur Barthes (1)
Roland Barthes: "Michelet, Lịch Sử và Chết"
Roland Barthes: "Văn hóa và bi kịch"
Octavio Paz về André Breton
Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes
George Steiner: Râu Xanh
Maurice Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới
Lý thuyết văn học và triết học
Michel Foucault: "Thư viện huyền hoặc" (về Flaubert)
Albert Béguin: Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ
Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết
Nhìn lại lý thuyết


10 comments:

  1. "Nếu ngay lúc này bị hỏi đúng câu ấy, tức là 'khi nào thì có nghệ thuật', tôi sẽ tức thì đáp rằng, khi con người cần có một thứ vũ khí để chống lại AI."

    Đọc Catherine Certitude có thể dẫn đến ý này :D

    ReplyDelete
  2. mới nghe qua đã thấy nóng ruột rồi :) vì khi, là nhiều khi, hay bị nhầm thành "đôi khi", một người bắt đầu thấy chống lại mình thì "thế giới" đã tan hoang cả,

    ReplyDelete
  3. “Let us do what you fear most/That from which you recoil”

    ReplyDelete
  4. thế đã đọc heidegger chưa mà?

    ReplyDelete
  5. "il existe des oeuvres d'art - comment sont-elles possibles?" (G. L.)

    ReplyDelete
  6. il faut cesser de jouer ces petits jeux de mesquinerie, citer n'importe quoi, faire semblant d'être intelligente etc.

    ReplyDelete
  7. Cháu thường khoái đùa giỡn, chòng ghẹo A.I hơn. Cháu thấy nó là một con robot gái biết rất lắm chuyện khắp bảy châu bảy biển nhưng astigmatism và idiot, ngậm ngùi lắm chú ạ🤣

    ReplyDelete
  8. cháu hay quá, ăn gì mà hay thế

    ReplyDelete
  9. Mấy Cha nhà thờ hay giảng cho thiếu nhi cầu nguyện trước khi dùng Internet, riêng con thì thuộc lòng câu này của chú "Nếu ngay lúc này bị hỏi đúng câu ấy, tức là "khi nào thì có nghệ thuật", tôi sẽ tức thì đáp rằng, khi con người cần có một thứ vũ khí để chống lại AI. Nói chung hơn, con người có nghệ thuật khi nào cần chống lại chính mình." nhất là trong việc thả tim các thứ; con thấy động tác đó dễ quá dẫn đến việc con thường hời hợt, hời hợt dẫn con thẳng đến chỗ gì cũng nhảy, cũng trượt, trơn tuột đi.

    ReplyDelete