Sep 27, 2020

Đám ma tôi

"... tôi là người chết, tôi dễ vui lòng..."

(Đinh Hùng, Đám ma tôi, 1940)

lâu rồi mới quay trở lại với Đinh Hùng

(đã tiếp tục "Truffaut-Hitchcock""Nòi giống ấy")


Sau khi nhìn vào một khoảnh khắc khó (tức là khó nhìn thấy) của Đinh Hùng, năm 1952 của tờ tạp chí Kinh đô văn nghệ (xem ởkia) thì chúng ta lại thử nhìn vào một khoảnh khắc khó khác nữa, ngược về trước 12 năm: năm 1940. Lúc này, Đinh Hùng còn rất, rất trẻ.

Đó là thời điểm của Đám ma tôi. Trước hết, đây không phải là thơ, mà là văn xuôi đúng nghĩa. Và bút danh là Hoài Điệp, chứ không phải Hoài Điệp Thứ Lang.








Tất cả các chi tiết trên đây cho thấy không thể rõ hơn: Đám ma tôi in tại nhà xuất bản Tân Việt năm 1940. Cuối cả lời tựa lẫn cuối "truyện" đều ghi rất rõ: tháng Mười một, "mùa đông" năm 1940. Lúc này Đinh Hùng 20 tuổi; câu chuyện viết về một cậu 17 tuổi: hoàn toàn có thể nghĩ, Đinh Hùng đã có ý định viết Đám ma tôi từ vài năm trước đó.

Tôi nhấn mạnh vào chi tiết "1940" vì nó liên quan đến cả một loạt vấn đề của xuất bản Việt Nam hiện nay, từ đủ mọi hướng.

Khó có gì gây tổn hại cho xuất bản hơn so với wikipedia.

Tức là, có thể nói hết sức cụ thể, ở trường hợp Đinh Hùng, như sau: ai đó viết wikipedia mục Đinh Hùng, copy từ nguồn nào đó chi tiết Đám ma tôi có niên đại 1943. Sau đó, ngay các cơ sở xuất bản in tác phẩm của Đinh Hùng cũng bê chi tiết này về, hoặc in vào sách, hoặc viết trong tiểu sử tác giả trên trang web của họ, hoặc - phổ biến hơn nữa - cả hai.

Đây là cả một tập quán của xuất bản Việt Nam. Để tôi nói rõ hơn.

Tôi từng dính, không chỉ một lần, mà hai lần (ở hai cơ sở xuất bản khác nhau) cùng một chuyện: trong lời tựa, tôi viết năm sinh của nhân vật A và nhân vật B là xxxx và yyyy, đó là kết quả sự tìm kiếm của tôi (khác với sự ghi nhận ở rất nhiều nơi khác), thậm chí có lúc có thể coi là một đóng góp (tất nhiên, không to lắm, nhưng cũng chẳng nhỏ). Một nhân vật nổi tiếng, chẳng bao giờ ta nhầm lẫn về mốc cái chết (trừ hi hữu, Khái Hưng: xem ởkia). Nhưng năm sinh thì chưa chắc. Rất nhiều người, vào hồi giấy khai sinh không mấy đáng tin, bị tưởng là sinh năm này nhưng lại sinh năm khác. Không phải lúc nào cũng dễ xác định.

Ấy thế rồi, hai cuốn sách tôi vừa nhắc, tôi lo tất tật mọi thứ về văn bản, lời tựa etc. Chỉ để lại cho cơ sở mỗi một việc là làm cái bìa. Thế là, trên bìa liền xuất hiện năm sinh là zzzz và gìđónữa, do bê nguyên xi từ wikipedia.

Trở lại với Đám ma tôi. Đằng sau sách có bản danh mục:


Như vậy, Đám ma tôi số 9, Những đêm sầu của linh hồn ngay trước, số 8.

Những đêm sầu của linh hồn, Phiêu Linh:



(từ Những đêm sầu sang Đám ma tôi, mấy dòng chữ liên quan đến mua sách, gửi ngân phiếu cho Lê Văn Văng đến 49 phố Hàng Cót Hà Nội, vẫn giống, nhưng điểm khác là chuyển từ trang bên phải sang trang bên trái)



(niên đại: 1939 - điều này càng cho thấy Đám ma tôi 1940 là có lý)

Phiêu Linh là ai? Tuy cần rất cẩn thận với các lời chứng (lời kể) của Tô Hoài (như đã nói ởkia), nhưng riêng ở đây thì lại có thể tin lời Tô Hoài: Phiêu Linh là Nguyễn Đức Chính. Nhìn câu chuyện trên diễn tiến thời gian, có thể tin chuyện (từ một số nguồn) nói Nguyễn Đức Chính đưa Đám ma tôi cho Lê Văn Văng và Tân Việt đã in nó.





(còn nữa)




Hà Nội từ 1947 đến 1954 (6) Năm 1952 (tạp chí Kinh đô văn nghệ)
Trong hiệu sách (4) (sự quay lại của Đốt lò hương cũ)
Nguyễn Huy Thiệp: một lần nữa
Hồ Hữu Tường và Hà Nội
Nhịp của thơ
Khu vườn
Vân Muội của Vũ Hoàng Chương (phần 1; phần 2; phần 3; phần 4)
Con đường Nguyễn Du
Đinh Hùng và Nguyễn Du
Tô Hoài kể chuyện (3)
Đinh Hùng: extra
Thơ Đinh Hùng: Hai thế giới
[tiện bút] Trời nồm lắm em ơi

2 comments:

  1. Hôm nay là ngày Chủ Nhật, Chúa Nhật, Sunday, ngày của mặt trời.

    ReplyDelete
  2. Vụ năm sinh là khi làm với Nhã Nam ah anh.

    ReplyDelete