May 14, 2009

Thử bút

Xét về con đường học hành cá nhân, tôi là sản phẩm thuần túy của trường công. Dĩ nhiên tôi hiểu các lợi thế và ích lợi của hệ thống này trong việc tạo ra cơ hội và mang lại công bằng (tương đối), nhưng cùng lúc tôi cũng hiểu là hệ thống trường tư (vẫn hay được xem là một hình thức nhấn mạnh vào khác biệt xã hội) có những ưu thế đặc biệt, và không thể nói hệ thống nào sản sinh được nhiều tri thức và trí thức hơn cho xã hội.

Hiện nay ở Việt Nam giáo dục đang bước vào một giai đoạn hết sức nhạy cảm, khi hệ thống cũ đã cho thấy sự thiếu khả năng trong đào tạo và sự thừa khả năng trong việc tạo nên các lứa học sinh, sinh viên không nhiều tư duy chiều sâu và sức sáng tạo.

Cổ phần hóa trường học nằm trong một chương trình lớn của chính phủ nhằm “chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần” thời gian gần đây đang tạo nên tranh luận lớn trong xã hội. Nhiều người cho rằng đó chính là giải pháp giúp “cởi trói” cho hệ thống trường học, nhất là đại học, nhưng cũng không ít ý kiến phản đối. Chưa bàn tới các đóng góp cho cuộc tranh luận, cũng phải thấy ngay là các dự định cải cách giáo dục tại Việt Nam lâu nay thường xuyên gây xôn xao dư luận, nhưng có vẻ như chưa dự định nào được thực hiện đến đầu đến đũa, mang lại hiệu quả thực sự, và nhiều khi các dự định mới như thể chỉ là một cách để làm xã hội quên đi các dự án còn dang dở.

Chẳng hạn như vấn đề nâng cao chất lượng nghiên cứu của các trường đại học. Cho đến nay hướng đi và giải pháp vẫn chưa nhìn thấy đâu, chỉ biết là nhìn vào mọi chỉ số, trường đại học của Việt Nam vẫn không có nhiều lý do để mà tự hào với thế giới. Các chỉ tiêu muốn đạt được như đưa nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực hay có được ít nhất một trường đại học Việt Nam lọt vào 200 trường hàng đầu thế giới vào năm 2020, gần như chắc chắn là không thể hoàn thành. Vấn đề của giáo dục rõ ràng rộng hơn rất nhiều, và chắc chắn là có nhiều điều đáng quan tâm hơn là cổ phần hóa các trường học. Về trình độ khoa học của các trường Việt Nam, có thể tham khảo bài báo của GS Hồ Tú Bảo đăng trên tạp chí Tia Sáng số 9, ngày 5/5/2009, với những so sánh không hề “trên trời dưới đất” mà hết sức cụ thể giữa hệ thống đại học của Việt Nam và các nước xung quanh chúng ta.

Hơn thế nữa, cổ phần hóa trường học có vẻ như đang rơi vào đúng vào tình trạng đã từng bị triết gia, nhà xã hội học Pierre Bourdieu phê phán trong một bài báo quan trọng viết năm 1998: tình trạng của vận hành xã hội theo lôgic thuần túy kinh tế (dựa trên cạnh tranh và tính hiệu quả) chứ không phải theo lôgic xã hội (tuân theo quy tắc công bình). Chủ nghĩa tự do (liberalism) trong kinh tế là một lối nghĩ từng hết sức thành công tại nhiều nước, với tư tưởng hạt nhân là nỗ lực thả lỏng thị trường, từng được các kiện tướng như Friedrich Hayek hay Milton Friedman lý thuyết hóa. Nhưng cũng như mọi chủ nghĩa, trường phái này cũng bộc lộ vô số nhược điểm trong quá trình được đưa vào thực hiện trong xã hội. Chủ nghĩa tân tự do/tân cổ điển cũng bị chỉ trích nặng nề, nhất là khía cạnh làm gia tăng khoảng cách xã hội. Chính Pierre Bourdieu từng gọi chủ nghĩa tân tự do là một “thảm họa”, yếu tố phá hoại “trật tự xã hội” thông qua việc coi các hình thức tập thể (collectif) là kẻ thù, phanh hãm đối với hoạt động của thị trường “thuần túy”.

Như vậy là, đặt nặng yếu tố nhà nước cũng có mặt dở, và đặt nặng yếu tố thị trường cũng không phải điều tuyệt đối tốt. Nhất là khi dự định cổ phần hóa một đối tượng phức tạp và nhiều ảnh hưởng như trường học, việc cân nhắc kỹ càng lại càng trở nên cần thiết. Ở cấp độ phê phán báo chí, Naomi Klein, tác giả cuốn sách No Logo cũng đã chứng minh nhược điểm to lớn của quá trình tư nhân hóa vốn là đặc điểm nổi bật của xã hội Mỹ. Quả thực, theo Klein, vụ 11 tháng Chín đã cho thấy sự yếu kém của các nhân viên phụ trách an ninh sân bay tư nhân, các tổ chức cứu tế tư nhân, hay sự thiếu hiệu quả thấy rõ của việc cung cấp các gói tài chính cứu trợ tập đoàn nhằm “giải cứu” nền kinh tế.

Quay trở lại với vấn đề trường học-công ty cổ phần: cá nhân tôi, được đào tạo từ hệ thống trường công lập, cũng sẵn sàng ủng hộ các hệ thống khác, nếu nó là phi vụ lợi, vì xã hội, và ưu việt hơn, chứ không phải là thêm một hình thức nữa để làm giàu cho một thiểu số.

+ Chả là tôi dành dụm 6 năm 43 tháng mới mua được cái bút Mont Blanc màu trắng đầu tiên trong đời :)

6 comments:

  1. + Thiểu số hồi nào vậy? ;))

    + Hì, bác đem fan of rhetoric ra (cầm) cự với crowd of matrix (and many other deadly, seriously, and beautifully rigorous tools) là không xong rồi. (Hint: Dacxuanian way, đạp gai lấy gai mà lể.) Bác nghe vụ câu cá với kiếp sau chưa? Bữa nào đãi em cục xôi em kể cho nghe. ;D

    + Guns do not kill! Neither books nor formulas. (Maybe degrees do, doesn't matter public or private though.) Haha...

    ReplyDelete
  2. Chúc mừng, vừa mới lại vừa trắng chắc NL "ăn online, ngủ online " quá :)

    ReplyDelete
  3. Túm lại là khoe Mont Blanc, mà mông thật hay mông rởm thế? ;)

    ReplyDelete
  4. há há bác KV em biết là khó (không thể là khác) nên em chỉ giụt giè thế thôi bác. Bao giờ mình rendre hommage cho Pierre Bourdieu sau. Em tặng bác cả hai gói xôi (thịt) chớ sợ cái gì

    bác Marcus thế là hơi khinh thường nhau. Bác nhìn thấy hàng đi mà run lên kinh hãi:

    http://www.mb.franckl.com/modele_stylo/plume_godron.html

    bạn today20 nhà tư bản liberal (happy few) có thể tặng tớ một cái dự phòng tương tự cho ngày ấy sắp tới

    ReplyDelete
  5. Tớ đang định vào bảo là tớ dành dụm 8, 9 năm nay vẫn chưa có cái Mont Blanc nào thì vào đây đã thấy bạn réo tên tớ :-?

    ReplyDelete