Sep 1, 2011

Tủ sách không phải là nhà xuất bản

Trong những gì báo chí viết về tủ sách "Cánh cửa mở rộng" mà tôi đọc được, không thấy có một ý kiến nào đặt ra vấn đề về tính chất của tủ sách.

Thật ra những người thực hiện tủ sách này (chủ chốt là GS Ngô Bảo Châu và TS Phan Việt) có lẽ đã không hề suy nghĩ đến tính chất của một "tủ sách". NXB Trẻ, nơi "đăng cai" dự án tủ sách này, với tư cách chuyên nghiệp, lẽ ra phải có những điều chỉnh cần thiết.

Theo dự định, đợt đầu của "Cánh cửa mở rộng" sẽ có mấy đầu sách, mấy đầu sách này coi như là đi theo đủ mọi hướng, không hiểu tiêu chí chung là gì.

Có ba tiểu thuyết, đều của các nhà văn tương đối cổ điển, trong đó một tiểu thuyết ngắn (của Thomas Mann), một tiểu thuyết dành cho thiếu nhi (của Selma Lagerlöf), một tiểu thuyết của nhà văn có thể gọi là "du lịch", Victor Segalen.

Có hai tập truyện ngắn, một của nhà văn cổ điển (Norman McLean), tập còn lại của một nhà văn hiện còn sống (Tobias Wolff).

Nếu là một tủ sách văn học thì cũng còn có lý, nhưng sau đó lại có thêm một khảo luận triết học của Michael Sandel và một cuốn sách toán của Mark Levi.

Những đầu sách như thế này không thể nằm chung trong một tủ sách được, vì tủ sách không phải là một nhà xuất bản. Nếu muốn làm rộng như vậy, lẽ ra nhóm thực hiện có thể mở một lúc mấy tủ sách thì mới hợp lý.

12 comments:

  1. cái này phải đặt tựa là "ý kiến nữa nữa":)

    mà không phải TS Phan Việt nhé, phải là nhà văn Phan Việt, còn nếu TS phải là TS NNH

    ReplyDelete
  2. hic ừ nhỉ, lâu rồi quên cả tên bạn H. :p

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  4. Tiêu chí chung chắc là in sách, còn sách gì thì miễn là sách là được :).

    ReplyDelete
  5. chuẩn man! ;)) Hôm nọ chính em đọc tin trên TT cũng tự hỏi như thế, vì không hiểu sao mà đầu sách thập cẩm quá và ko hiểu rốt cuộc thì đối tượng của tủ sách là ai. Ví như em kể cả có là fan của 2 bạn chọn sách và có muốn tỏ ra là trí thức thì em chắc cũng ko nhai nổi cuốn viết về toán :( (Z)

    ReplyDelete
  6. thì "mở rộng" mà lị :D

    cuốn của Thomas Mann là cuốn gì hả anh?

    ReplyDelete
  7. Der Tod in Venedig, mà thấy khắp báo chí gọi là Death in Venice :p

    ReplyDelete
  8. Vấn đề về sách này dạo gần đây báo chí và truyền hình cũng đề cập tới nhiều, nhưng cũng chả rõ sau này có khá hơn không hay vẫn cứ "thập cẩm" vàng thau lẫn lộn edit tè le ra nữa, nước mình chưa có cái gì cụ thể cho việc quy định chuẩn hay hệ thống chính thống đúng đắng cho sách vở cả ><

    ReplyDelete
  9. Thế theo bạn như thế nào là một "tủ sách" đúng nghĩa?

    ReplyDelete
  10. Chú, cháu với bạn cháu đang nói chuyện rằng có cần phải phân biệt giữa nghệ thuật và giải trí không. Ngồi nói lung tung, nào là giải trí chỉ cần cảm tính thôi, nghệ thuật thì cả cảm tính lẫn lí tính, kiến thức (trong vai trò người thưởng thức),..v…v.. nói chung là blahblah cao siêu thấp tỉn. Cháu chưa lớn nhưng “có cảm giác” vụ này hơi trẻ con, không biết đúng không :p Thế tóm lại có cần (hay có thể) phân biệt không? Và có thể so sánh giá trị của hai cái đó không? (tại người ta hay xem thường giải trí)
    Vụ này bắt nguồn từ mục “Văn hóa – Giải trí” của mấy tờ báo :p

    ReplyDelete
  11. các cháu có nhầm với mục hỏi đáp của GS Nguyễn Lân Dũng không vậy :p

    anw, nói ngắn gọn thì khu vực giải trí có thể là một cái công viên, còn văn hóa thì không thu vào được một khuôn viên như thế, nó nằm cả ở bên trong lẫn bên ngoài công viên ấy

    báo chí VN thích công viên cho gọn, có hàng rào đàng hoàng đỡ lo lạc đường :)

    ReplyDelete
  12. Tủ sách favourite của các bác NBC và PV chăng? Lol

    ReplyDelete