Jun 10, 2015

Những người Tây Ban Nha ấy

Đọc cuốn sách này (bản dịch Trần Xuân Kiêm):


phải đọc cùng với lời bình luận của Cioran thì mới thực sự thú vị.

Cioran viết: "Khi đọc Ganivet, Unamuno hay Ortega, ta nhận ra rằng đối với họ Tây Ban Nha là một nghịch lý chạm vào họ một cách máu thịt và họ không làm sao mà thu đất nước ấy lại thành một công thức duy lý cho nổi".

Tây Ban Nha cùng Nga là hai đất nước mà Cioran dành rất nhiều trang viết để bình luận: hai đất nước có mối quan hệ hết sức đặc biệt với Chúa.

Những đất nước khác ở châu Âu trở thành đối tượng suy tư của Cioran, hơn nhiều so với vùng Balkan quê hương ông: Pháp, Anh, Đức, người Do Thái và phương Tây nói chung. Nhưng Nga và Tây Ban Nha hấp dẫn Cioran hơn cả.

Đoạn trích trên đây rút từ một đoạn, Cioran kể khi mình tới viếng thăm Nhà Cervantes thì có một bà già dáng vẻ hết sức tầm thường ngắm nhìn bức chân dung Filipe Đệ Tam rồi thốt lên: "Thằng điên" rồi nói tiếp: "Chính vì lão mà chúng tôi bắt đầu suy đồi đấy". Cioran viết ngay sau đó: "ở Tây Ban Nha sự suy đồi là một khái niệm thông dụng, mang tính cách quốc gia, một cliché".

Và bàn đến các nhà văn Tây Ban Nha: "Không có gì đáng ngạc nhiên khi đất nước [Tây Ban Nha] chính là vấn đề của mỗi người trong số họ", ngay tiếp theo là cái câu nhắc tới Unamuno kia.

(chủ yếu là để khoe, mới có được cái quyển Kẻ tuẫn đạo vô cùng khó tìm này :p)


Cioran: Giã biệt triết học
Cioran về Borges

2 comments:

  1. Sẵn có Cioran, bác có hưỡn thì bập thử vào weird fiction xem. Theo tôi, đến nay đây vẫn là terra incognita ở VN, ngoại trừ đối với một số otaku vì Lovecraft ảnh hưởng rất lớn đến ông hoàng manga kinh dị Ito Junji. Ngay cả ở "bển" thì weird fiction cũng cả trăm năm qua cũng vẫn underground, có lẽ một phần vì thoạt trông nó rất ba xu (đăng trên penny dreadfuls mà lị). Một phần nữa là sau khi Lovecraft chết thì mấy bạn văn và đệ tử phá tan tành hết, mấy chục năm sau mới có Alan Moore và Thomas Ligotti cứu lại được phần nào. Gần đây nhờ TV series True Detective mà Lovecraft mới dần trở nên trendy chút. Weird fiction, Ligotti và Cioran cùng một số nihilist khác được quảng cáo là source cho True Detective. Theo tôi, Lovecraft là hiện thân cho cái phần thú vị, phần hấp dẫn của phi lý và hiện sinh đồng thời rất hentai với các thể loại vòi và xúc tu.

    P/S Tôi thuộc loại ưa Cổ ghét Kim nên tới giờ vẫn cứ buồn buồn vì bác ví Eco với Kim Dung

    ReplyDelete
  2. hình như đây là lần đầu tiên có người nhắc đến Lovecraft, tình yêu lớn của Michel Houellebecq ;) tôi có quyển tiểu sử L. do H. viết

    để tôi thử tìm hiểu những điều bác vừa nói, tôi cũng chẳng biết gì mấy đâu, thế giới otaku với tôi vẫn là bí hiểm, tôi cũng cổ lỗ sĩ, ưa Sade cho nhanh, Laclos thì sau 24 bức thư đầu tôi đã thấy quá chán ^^

    còn Eo đích thị là Kim Dung chứ còn gì, quyển mới nhất, Số Không, Eco còn kể chuyện Mussolini rồi có cả CIA cơ mà haha

    ReplyDelete