Mar 19, 2017

Nàng tình nhân hờ

Nhân tiện, mới thêm những đoạn dài, rất dài ở Viên bác sĩ nông thônNgười phụ nữ tuổi ba mươi, cũng như viết tiếp "Đọc Balzac ở Hà Nội".

Bảy cuốn tiểu thuyết kia, tất cả đều có nguy cơ còn lâu mới xong :p vì Balzac quả thật rất dài, rất rất dài (như người ta hay nói, cela risque d'être long). Cho nên đây sẽ là một quãng nghỉ ngắn: trọn vẹn một câu chuyện thuộc Vở kịch con người thì có thể như thế nào?

Balzac thì dài, điều đó đúng, nhưng khi Balzac ngắn (hay nói đúng hơn, không dài lắm) thì sao? Tôi ngờ rằng người ta luôn luôn mặc định Balzac là dài, rất dài, nên không mấy nhìn nhận rằng các truyện ngắn của Balzac không thua kém bất kỳ nhà văn chuyên viết truyện ngắn lớn nhất nào. Truyện ngắn, hoặc novella, như Nàng tình nhân hờ có thể coi là một "truyện ngắn dài", hoặc một "novella", theo những cách phân chia vô cùng dở hơi mà ta hay thấy.

Balzac ngắn không hề kém tham vọng so với Balzac dài. Rất có thể, khi nén lại, ta còn nhìn rõ hơn tinh chất Balzac; tuy nhiên, điều này không mâu thuẫn với chuyện Balzac dài dường như mới thực sự làm ta thấy "thỏa mãn": dường như mức độ rộng lớn của Balzac cần không gian, rất cần một không gian rộng lớn, hay nói đúng hơn, Balzac không có giới hạn, không bao giờ chịu biết đến các giới hạn. Ta từng nói đến Balzac con người của kiệt cùng, ta cũng nên nói đến Balzac con người không có giới hạn.

Và cả một Balzac sẵn sàng đặt câu hỏi tình yêu là gì? hay sự cao quý là gì? thậm chí câu hỏi còn khó hơn nhiều, tình yêu cao quý là gì? trong một câu chuyện không hẳn quá dài, như Nàng tình nhân hờ.

Nhưng, cũng chính những câu chuyện như thế này giúp ta hiểu thêm một điều nữa: phương diện Balzac đáng ghét. Balzac không bao giờ nổi tiếng bằng người đương thời với mình là Victor Hugo, có lẽ chính vì điểm này: văn chương Balzac đặc biệt đáng ghét.

Nó đáng ghét bởi vì, không chỉ nói đến tình yêu và sự cao quý, cũng như sự cao quý của tình yêu, nó dám không tách biệt những điều như vậy với bản chất con người, và cả sự hủi lậu của con người. Văn chương của Balzac rất đáng ghét, vì nó quá mức con người: nó thực sự là một "vở kịch về con người", nhưng không phải một vở kịch để ca ngợi con người. Thậm chí, nếu đọc Balzac, ta cảm thấy con người đâu có gì để ca ngợi.

Chắc hẳn vào thời của mình, Balzac rất đáng ghét. Chỉ riêng việc nói đến đám "nouveau riche" thời ấy như trong Nàng tình nhân hờ thôi cũng đã gây hận thù rất nhiều rồi. Hugo vào thẳng Panthéon, Balzac thì nằm nghĩa trang công cộng giống nhiều nhân vật của mình.

Nàng tình nhân hờ (La fausse maîtresse) là tác phẩm thứ 13 của Vở kịch con người. Nói thêm về độ dài: so với một số tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt, nó dài cỡ Vũ hội ở Sceaux hay Đại tá Chabert, dài hơn Sarrasine và cỡ hơn gấp đôi Pierre Grassou.



Nàng tình nhân hờ


Đề tặng cho nữ bá tước Clara Maffei



-----------

[1] Cf. chú thích số 29 của Ferragus.
[2] Nhân vật hầu tước du Rouvre (cùng con gái) được Balzac tạo ra lần đầu tiên trong Ursule Mirouët, tức là không lâu trước Nàng tình nhân hờ (Ursule Mirouët đăng báo lần đầu tiên năm 1841, còn Nàng tình nhân hờ được viết năm 1842), nhưng khi đó còn chưa được miêu tả rõ rệt.
[3] Thoạt tiên, Balzac định đặt tên nhân vật của mình là Adam Wenceslas Laginski, sau đổi lại, từ Adam Wenceslas thành Adam Mitgislas; Wenceslas là tên người chồng của bà Hanska (thời điểm của Nàng tình nhân hờ, tức là năm 1842, người chồng ấy còn chưa chết), người tình lâu dài của Balzac. Nàng tình nhân hờ là một câu chuyện đặc biệt đối với Balzac, vì ngoài nhiều ý nghĩa khác, nó còn liên quan rất nhiều đến đất nước Ba Lan của người tình.
[4] Thật ra điều này sai; dẫu quả thật các từ tiếng Ba Lan tạo cảm giác có rất nhiều phụ âm, tiếng Ba Lan không hề có ít nguyên âm.
[5] “Cậu” hay “bác”? dường như không thể xác quyết được điều này, cũng như ở nhiều trường hợp khác; xem thêm chú thích số 53 của Người phụ nữ tuổi ba mươi.
[6] Tương tự, như trên, không thể chắc đây là “dì” hay “bác”; thêm một lần nữa, cặp anh em (hay chị em?) này lại xuất hiện, cũng như ở Ferragus, Nữ công tước de Langeais và một số tác phẩm khác; hầu tước de Ronquerolles và bà de Sérizy thuộc vào số các nhân vật phụ rất quan trọng của Vở kịch con người, có thể coi là những mối nối tuy nhỏ nhưng hết sức hữu ích, và được Balzac sử dụng rất nhiều lần.
[7] Bối cảnh là cuộc xâm chiếm Algérie của Pháp, khởi đầu năm 1830; trong vòng khoảng hai chục năm kể từ đó, các chiến dịch được gọi dưới cái tên chung là “chống Abd-el-Kader”, trong đó có trận Macta mà Balzac nhắc đến ở đây (trận đánh xảy ra vào cuối tháng Sáu năm 1835, như vậy là ngay trước đám cưới của Clémentine và Adam).
[8] Đây là một trong rất nhiều ví dụ về việc Balzac chỉ trích “Code Civil” ban hành thời Napoléon; cụ thể hơn, Balzac đang muốn nói đến việc bộ luật này bỏ chế độ quyền lợi con trưởng trong gia đình.
[9] Florine là một trong những nhân vật ngày nay sẽ được gọi là “gái bao” xuất sắc nhất mà Balzac từng tạo ra; đó là một nữ diễn viên bắt đầu sự nghiệp rất sớm, khi còn chưa đầy mười lăm tuổi, có tình nhân đầu tiên là Étienne Lousteau, một nhân vật cũng xuất hiện nhiều trong Vở kịch con người; tất nhiên Florine xuất hiện trong Bước thăng trầm của kỹ nữ, nhưng ngoài đó ra còn đóng vai trò lớn trong những câu chuyện thuộc Une fille d’Ève (Một người con gái của Eva): Florine khi ấy là tình nhân của nhà văn Raoul Nathan, hoặc Un début dans la vie (Một đoạn đầu đời); tính tổng cộng, Florine xuất hiện trong ít nhất mười lăm tác phẩm của Vở kịch con người.
[10] Tức là triều vua Louis-Philippe, “ông vua-công dân”, giai đoạn hay được gọi là Nền quân chủ tháng Bảy, bắt đầu từ Cách mạng tháng Bảy năm 1830 đến Cách mạng tháng Hai năm 1848; đây là quãng thời gian có đặc điểm nổi bật là giới tư sản Pháp trỗi dậy mãnh liệt; đoạn sau của Nàng tình nhân hờ sẽ cho thấy rõ hơn điều đó.
[11] “Sarmate” là cách gọi bắt nguồn từ Hérodote, trỏ những người du mục thảo nguyên ở xứ Scythie; nhìn chung, người Ba Lan có thể được gọi là “sarmate”, người Rumani, “valaque”, vì các nguyên do lịch sử; trong danh sách liệt kê của Balzac, cần để ý “Rzewuski”, mà Balzac thích thú cho vào: đó chính là họ (nhũ danh) của bà Hanska, như ta thấy ở lời đề tặng của Séraphîta.
[12] Cf. chú thích số 39 của Albert Savarus.
[13] Mấy chốn “cao cấp” của Paris một thuở; đặc biệt, độc giả của À la recherche du temps perdu hẳn biết rõ “Jockey-Club”.
[14] Những năm này, “vấn đề Ba Lan” rất nổi bật trong tranh luận chính trị ở Pháp.
[15] Cf. chú thích số 17 của Mặt bên kia của lịch sử hiện thời.
[16] Balzac ám chỉ các đội quân lê dương Ba Lan gia nhập quân đội Pháp; năm 1796, khi nhà nước Ba Lan sụp đổ, tướng Dombrowski lưu vong sang Pháp, lập các đội quân Ba Lan ở đây; quân Ba Lan tham gia chiến đấu ngay từ chiến dịch Ý, tức là khi Napoléon còn chưa trở thành Tổng tài; trong miêu tả cuộc duyệt binh năm 1813 ở đầu Người phụ nữ tuổi ba mươi, ta cũng thấy nhắc đến những người lính Ba Lan trong đội quân của Napoléon.
[17] Sa hoàng Nicolas của nước Nga ở thời điểm này đang “xử lý” Ba Lan.
[18] Đây chính là thời điểm của “chiến tranh nha phiến” bên Viễn Đông; một dịp tốt để Balzac tiếp tục nói xấu người Anh.
[19] Jósef Antoni Poniatowki (1763-1813): cháu của vua Ba Lan, từng gia nhập quân đội Phổ, lên đến lon đại tá, trở về Ba Lan, chiến đấu chống Nga, liên minh với Napoléon, tham gia nhiều cuộc chiến tranh dưới sự chỉ huy của Napoléon, lập nhiều công trạng ở vị trí tư lệnh quân đoàn số 5 Ba Lan của Đội Quân Vĩ Đại, đặc biệt trong Chiến dịch Nga năm 1812; năm 1813, Poniatowski tham gia Chiến dịch Đức, được Napoléon đặc cách phong thống chế của Đế chế ngày 16 tháng Mười năm 1813 ngay khi trận Leipzig bắt đầu (đây là vị tướng nước ngoài duy nhất được hưởng vinh dự này); ba hôm sau, ngày 19, khi quân Pháp thua trận rút lui, Poniatowski chết đuối lúc vượt sông Elster (chi tiết cái chết này của Poniatowski sẽ được nhắc đến trong Nàng tình nhân hờ); Balzac nhiều lần nhắc đến Poniatowki trong Vở kịch con người, chẳng hạn ở Mặt bên kia của lịch sử hiện thời.
[20] Poniatowski không phải là vua, nhưng Napoléon, sau khi Poniatowski đã chết, từng nhắc đến, và coi đó mới là vị vua đích thực của Ba Lan.
[21] Nhìn chung rất khó hiểu thực sự Balzac muốn nói gì ở đây.
[22] Joachim Lelewel (1786-1861), đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng năm 1830; sau khi Vác-sa-va bị chiếm đóng, đang là thành viên chính phủ lâm thời, Lelewel sang Pháp tị nạn, nhưng cuối cùng bị đẩy đến Bỉ; hoàng thân Adam-Georges Czartoriski (1770-1861) là người đứng đầu chính phủ lâm thời Ba Lan năm 1831, cũng sang Paris để tị nạn, rất bị giới chính trị cấp tiến Pháp ghét.
[23] Dante Alighieri (Vở kịch con người của Balzac lấy nhiều nét, nhất là ở cấu trúc, từ Kịch Thần của Dante) cũng từng là một người bị phát vãng, do các tranh chấp chính trị tại thành phố Florence.
[24] Một nhân vật có thể quay trở lại theo cách đơn giản như thế này, trong Vở kịch con người; dường như Rastignac ở thời điểm này đang là bộ trưởng.
[25] Một nhân vật hết sức hấp dẫn của Vở kịch con người: dòng dõi quý tộc, làm thị đồng cho Napoléon từ khi mười hai tuổi, trở thành tay chơi khét tiếng, có đặc biệt nhiều tình nhân, xuất hiện trong hơn hai mươi tác phẩm thuộc Vở kịch con người.
[26] Trích Thánh Vịnh.
[27] Thêm lần nữa: khái niệm “lãnh thổ trung lập”, như ta đã thấy ở chẳng hạn Ferragus hay Albert Savarus.
[28] Balzac đặc biệt ưa thích mỉa mai phụ nữ Anh; cf. đoạn đầu Albert Savarus.
[29] Ám chỉ đến tác phẩm Bucoliques của Virgile, nhà thơ La Mã (ánh mắt nhìn xiên xiên của lũ dê đực).
[30] Khi miêu tả sự “cao cấp” của người Ba Lan, thế nào Balzac cũng nhắc đến gia đình Radzivill; bà Hanska có họ hàng với gia đình này.
[31] Phố La Pépinière cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác của Vở kịch con người (ngày nay là phố La Boétie; nhà văn Eugène Sue, tác giả Những bí ẩn thành Paris, sống ở phố này, và các miêu tả dinh thự nhà Laginski ở đây có vay mượn từ nhà của Sue).
[32] Dường như ở đây Balzac muốn nói đến nhà hát thì đúng hơn là đại lộ (về đại lộ Italiens: cf. chú thích số 13): vì có nhà hát Théâtre-Italien, còn gọi là Opéra-Comique, cũng như “Italiens”, nên đại lộ này mới được đặt tên như vậy.
[33] Một trong các “nhân vật nữ lớn” của Vở kịch con người, một “nữ hoàng của faubourg Saint-Germain”, cũng là “nữ hoàng của Paris”; xem thêm chú thích số 36 của Ferragus; ngay đoạn sau cũng sẽ nhắc đến danh hiệu “nữ hoàng của Paris”.
[34] Các nhân vật nữ được kể tên ở đây đều có câu chuyện rất đáng nhớ trong Vở kịch con người; chẳng hạn, Marie de Vandenesse là vợ của Félix de Vandenesse, nhân vật chính của Bông huệ trong thung (câu chuyện chính của Marie nằm ở Une fille d’Ève tức Một người con gái của Eva), du Guénic là Sabine de Grandlieu, vợ của Calyste du Guénic, câu chuyện chủ yếu được kể trong Béatrix.
[35] Balzac không bỏ qua cái gì hết: ở đây là bàn về kiến trúc, và sẽ còn được tiếp tục triển khai rộng lớn, chi tiết hơn nhiều trong Les petits bourgeois (Đám tiểu tư sản); dẫu nhìn nhận như thế nào, cũng phải công nhận Balzac rất chuẩn xác khi nói đến nhà cửa của giới tư sản, nhà giàu mới nổi (nouveau riche).
[36] Ở đây, cụ thể Balzac nói đến quan tòa “président à mortier”: một chức quan tòa án của thời “Ancien Régime” (thời trước Cách mạng 1789), quyền hành rất lớn, sở dĩ có tên như vậy là vì họ mặc một cái áo thụng gọi là “mortier”, nhung đen thêu vàng.
[37] “Sân” (cour) và “vườn” (jardin) làm nên đặc trưng cho nhà ở của quý tộc Pháp ngày xưa, từ đó có thành ngữ “phía sân” (côté cour), “phía vườn” (côté jardin).
[38] Nhà kính (serre) trồng cây rất mốt thời ấy; phòng boudoir: cf. chú thích số 72 của Ferragus.
[39] Jean-Marie Jacques, còn gọi là Carle Elschoët (1791-1856): điêu khắc gia, tác giả quần thể tượng đặt chỗ bồn nước quảng trường Concorde ngày nay; Jean-Baptiste-Jules Klagmann (1810-1867): điêu khắc gia nổi tiếng.
[40] Ta thấy ở đây một cách thức rất đặc trưng của Balzac trong Vở kịch con người: vừa nhắc đến hai họa sĩ có thật (và nổi tiếng) thời ấy, thì sau đó là một nhân vật do Balzac tạo ra; Hyppolite Schinner xuất hiện rất sớm, trong La Bourse (Cái túi tiền); Un début dans la vie (Một đoạn đầu đời) nhắc đến Schinner theo đường lối rất hài hước: Joseph Bridau học trò của Schinner vờ mình chính là Schinner để trêu chọc người khác; Schinner cũng xuất hiện trong Pierre Grassou, tác phẩm tàn khốc nhất thuộc Vở kịch con người về thế giới họa sĩ, cũng như trong La Rabouilleuse.
[41] Cf. chú thích số 24 của Một vụ việc ám muội.
[42] Nhân vật lừng lẫy của lịch sử La Mã.
[43] Cf. chú thích số 18.
[44] “Pavillon chinois”: thêm một cái mốt khác của thời ấy.
[45] Ý muốn nói xứ nhiệt đới.
[46] Balzac luôn luôn nói đến muôn vàn thứ đồ lặt vặt trong các căn phòng phụ nữ.
[47] Wenceslas Steinbock, nhân vật do Balzac tạo ra, xuất hiện chủ yếu trong La Cousine Bette, một điêu khắc gia.
[48] Balzac cũng chính là một trong các thiên tài lúc nào cũng bị đám chủ nợ rượt theo sát đít.
[49] Félicie de Fauveau (1803-1880) thì lại là một nhân vật có thật, từng thuộc đoàn tùy tùng của nữ công tước de Berry năm 1832 (thời điểm “Vendée của phe chính thống”, mà bà de Berry là thủ lĩnh); Balzac từng gặp cô de Fauveau.
[50] “Khuấy động” và “bị khuấy động”: ta gặp ý tưởng này (khi Balzac miêu tả xã hội nói chung) ở nhiều nơi trong Vở kịch con người, chẳng hạn đoạn đầu Mặt bên kia của lịch sử hiện thời.
[51] Tên chính xác của trường kỷ này là “méridienne”.
[52] Hiện nay hay được viết là “farniente” hơn: từ này xuất phát từ tiếng Ý, kết hợp “fare” nghĩa là “làm” và “niente” nghĩa là “không gì cả”: farniente nghĩa là lười nhác.
[53] Đã được Balzac miêu tả chi tiết trong Le Père Goriot; Nucingen xuất hiện rất nhiều trong Vở kịch con người, câu chuyện chính được kể trong La Maison Nucingen, xếp ngay sau César Birotteau và trước Bước thăng trầm của kỹ nữ (câu chuyện nam tước de Nucingen mê mẩn một “kỹ nữ” hết sức nổi tiếng); đến cả vợ của Nucingen là Delphine cũng xuất hiện rất nhiều (cf. chú thích số 36 của Ferragus), và đến cả người giữ két của Nucingen là Castanier cũng trở thành nhân vật chính cho một tác phẩm của Vở kịch con người: Melmoth réconcilié (thuộc các “étude triết học”).
[54] Tombaki (hay tombéki): “tabac” phương Đông, loại thuốc hút rất thơm (thật ra khá là tởm).
[55] Dường như Balzac không rành trò domino cho lắm, nên câu này khá tối tăm: ở đây là một trò chơi chữ, “Pazpartout” vừa chứa tên “Paz” vừa làm người ta nghĩ ngay đến “passe-partout” (vạn năng), có điều ở trò domino không có “passe-partout” (cũng có thể Balzac chế giễu cách nói năng của nữ bá tước Laginska).
[56] Từ tiếng Ý, ý muốn nói bá tước nhả cái miệng tẩu ra (tẩu ở đây là “narguilé”, chứ không phải “pipe”).
[57] Thêm một phụ nữ tóc vàng; cf. chú thích số 4 của Người phụ nữ tuổi ba mươi.
[58] “Keepsake” (một từ tiếng Anh) là một trong những từ xuất hiện đặc biệt nhiều trong Vở kịch con người; nó dùng để trỏ một thứ hồi ấy rất mốt: quyển sách ảnh mà người ta hay dùng để tặng nhau.
[59] Dường như Balzac đang ám chỉ (một cách khó hiểu) đến một tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh hay đúng hơn, một bức tượng.
[60] Thêm một so sánh không dễ hình dung nữa của Balzac: Transtevere là một khu phố đông dân ở Rome, nhưng từ đâu có chuyện các chàng trai ở đây thì đẹp? rất khó nói, dẫu sao Balzac cũng vài lần dùng cách so sánh này trong Vở kịch con người.
[61] Ở đây Balzac chơi chữ, dùng hai từ gần âm với nhau để so sánh: giữa một “hiệp sĩ” (paladin) và một “palatin”, tên gọi một chức quan ở Ba Lan.
[62] Thật ra nên dịch thành “bạn sống chết” hoặc “bạn sống chết có nhau” là rất hoàn hảo, có điều cụm từ này sẽ còn xuất hiện trở lại với hoàn cảnh ra đời của nó.
[63] Ta nhớ là ở đoạn trước, khi miêu tả chung về Ba Lan, Balzac từng dùng cụm từ “cộng hòa quý tộc”.
[64] Không phải ở đâu cũng có tước hiệu “đại công tước”.
[65] Ngày 8 tháng Chín năm 1831, cuộc nổi dậy của người Ba Lan đi đến kết cục: một nhân vật quan trọng của Ba Lan giao nộp Vác-sa-va cho người Nga, nghĩ là như vậy thì sẽ tránh được thảm sát, nhưng các đồng bào Ba Lan của nhân vật này cho rằng đó là một hành động phản bội.
[66] Ý nói đã cứu ai thì phải cứu cho đến nơi đến chốn; sông Styx là con sông ở âm phủ.
[67] Tiếng Ý, nghĩa là “thế nên”; đây là một từ Balzac rất thích dùng; vả lại, trong bối cảnh câu chuyện, vợ chồng Laginski mới đi Ý về.
[68] Ta gặp lại một tư thế hết sức đặc trưng cho các nhân vật nam của Vở kịch con người.
[69] Balzac đã chọn cái tên này cho nhân vật của mình theo tên Thaddée Wylezynski, một người anh em họ của bà Hanska.
[70] Dường như trong đời Balzac từng có lần bị một người Genoa lừa đảo.
[71] Cf. chú thích số 24 của Albert Savarus.
[72] Quả thật, ở thời điểm của câu chuyện, diễn viên Gilbert-Louis Duprez bắt đầu lừng danh, trở thành giọng tenor thứ nhất ở Opera, và năm 1837 diễn vai Arnold trong Guillaume Tell (tức là William Tell hoặc Wilhelm Tell) của Rossini; Rossini là một nhạc sĩ quan trọng, được bình luận rất nhiều lần trong Vở kịch con người.
[73] Cf. chú thích số 79 của Ferragus.
[74] Cf. Molière; ở đây Adam muốn nói Paz đang giả vờ.
[75] Nhà thờ nằm ở quận 7, Paris; ở đây muốn nói đến đám cưới của vợ chồng Adam và Clémentine.
[76] Tiếng Ý, nghĩa là “một nghìn linh ba” (theo truyền thuyết, từng có tổng cộng một nghìn linh ba phụ nữ qua tay don Juan).
[77] Thêm một loại thuốc hút có mùi rất thơm khác, ngoài “tomboki” (cf. chú thích số 54); “lataki” (hay đúng hơn là “latakiéh”) là loại thuốc được trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ.
[78] Biết ơn và vô ơn, bội bạc thuộc vào những suy tư trung tâm của toàn bộ Vở kịch con người; dường như Balzac thấy đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng.
[79] Ở đây trình bày một trong những ý tưởng lớn nhất của Vở kịch con người: Balzac muốn xây dựng nó thành “vòng” quả và “vòng” nhân trong mối “quan hệ nhân quả”, với phần các “étude triết học” dùng để đi tới với “nhân”.
[80] Không thực sự rõ lắm là loại trà kỳ diệu nào.
[81] Các gia đình quý tộc Pháp có dinh thự ở faubourg Saint-Germain, Paris, nhưng họ có đất riêng ở nơi khác, thường là tại các tỉnh; mùa đông, họ ở Paris, nhưng mùa hè thì thường đến sống trên đất của mình (ban đầu, họ của các gia đình quý tộc chính là tên đất của họ: chẳng hạn Alexis de Tocqueville quả thật có đất riêng là “Tocqueville”), gọi là nghỉ ngơi nhưng cũng đồng thời để tiết kiệm, sau những hoang phí của mùa tiệc tùng; ngay đoạn sau của Nàng tình nhân hờ sẽ cho ta thấy rõ hơn điều này.
[82] “Gastrite” (viêm dạ dày) là một trong những bông hoa trong các châm biếm của Balzac; Balzac rất thích nhắc đến nó, coi nó là một căn bệnh của thời đại ở phụ nữ; ta bắt gặp rất nhiều bệnh nhân “gastrite” trong Vở kịch con người, có lẽ còn nhiều hơn bệnh nhân lao phổi.
[83] Cf. chú thích số 28 của Albert Savarus.
[84] Cf. chú thích số 36 của Ferragus; theo “tiểu sử”, de Marsay làm bộ trường giai đoạn 1832-1833, tức là đầu thời Quân chủ tháng Bảy, dưới sự trị vì của Louis-Philippe.
[85] Trong mắt Balzac, nước Ý là chốn của sự khúm núm quá đà.
[86] Thêm một lần nữa: mô típ “yêu và được yêu”.
[87] Vở ba lê của Taglioni, nhạc của Labarre.
[88] Thêm một lần nữa: trò chơi của các tấm gương soi trong những phòng khách thượng lưu.
[89] Cụ thể hơn, đây là loại ghế “bergère”.
[90] Đây là một rạp xiếc, Cirque Olympique; lịch sử cụ thể của nó, người ta không biết rõ, chỉ biết rằng nó là một rạp xiếc mùa hè trên đại lộ Champs-Élysées, sẽ đóng cửa khi tới mùa đông.
[91] Quả thật là có một gia đình Bouthors (chứ không phải Bouthor) chủ một gánh xiếc lưu động; gia đình Franconi lập ra rạp xiếc Olympique.
[92] Balzac rất rành rọt thế giới của các nữ ca sĩ và nghệ sĩ múa Paris; ta thấy điều này ở nhiều tác phẩm thuộc Vở kịch con người.
[93] Tức là cuốn tiểu thuyết Peveril of the Peak của Walter Scott; nhân vật chính trong đó là Alice Bridgenorth; Scott là một trong những nhà văn được Balzac nhắc đến nhiều nhất trong Vở kịch con người.
[94] Nhân vật của hài kịch Ý, típ các lão già ngu ngốc và thớ lợ.
[95] Cf. chú thích số 19.
[96] Đề nghị google.
[97] Tất nhiên mụ Chapuzot không rành ngôn ngữ luật pháp lắm.
[98] Tức là hiệu cầm đồ.
[99] Louis d’Assas là một quý tộc người Pháp thế kỷ XVIII, chết trên chiến trường; Voltaire viết về d’Assas và làm cho d’Assas cùng cái chết trở nên nổi tiếng; ở đây Balzac muốn nói đến sự hy sinh.
[100] Ở đây nữ bá tước dùng từ “olympique”, vừa có nghĩa “to lớn” vừa ám chỉ tới tên của rạp xiếc.
[101] Một louis thường ăn 20 franc; cf. chú thích số 25 của Viên bác sĩ nông thôn.
[102] Thêm một trong rất nhiều nhân vật đàn ông 35 tuổi của Balzac.
[103] Năm 1833, Philippe Musard (1793-1859) lập ra trên phố Saint-Honoré nhà hát Concert Musard, năm 1836 thì chuyển về phố Vivienne; là chỉ huy dàn nhạc, Musard tạo ra các điệu nhảy rất sôi động.
[104] Tức là tác phẩm Gustave III ou le Bal masqué, vở opera của Auber, phần lời của Scribe; ở màn V có khúc ngựa phi nước đại (galop) lừng danh kia.
[105] Valentino ở đây là tên một chỉ huy dàn nhạc của nhà hát Opera.
[106] Nhân vật tướng cướp nổi tiếng, do Frédérick Lemaître tạo ra.
[107] Ở đây có một điều kỳ cục: Balzac muốn nói rằng Thaddée Paz ngấm ngầm mong Adam Laginski chết, thế nhưng trong đời thực, bản thân Balzac hẳn cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, mong muốn cái chết của Hanski, chồng bà Hanska; tuy nhiên, khi Balzac viết những dòng này, quả thật Hanski đã chết (ngày 10 tháng Mười một năm 1841) nhưng Balzac còn chưa biết tin (đến ngày 5 tháng Giêng 1842 mới biết).
[108] Trong Vở kịch con người, nhiều cảnh đáng nhớ diễn ra tại những cái “đình Trung Quốc” mà các nhà giàu Pháp thời ấy hay cho xây dựng trong nhà mình; cf. chú thích số 44.
[109] Cf. Kịch Thần của Dante Alighieri, phần “Địa Ngục”.
[110] Không biết Méduse (Medusa) thì tốt nhất đừng bao giờ đọc tiểu thuyết.
[111] Bác sĩ Horace Bianchon, một trong những nhân vật trọng yếu nhất của Vở kịch con người; cf. chú thích số 36 của Ferragus.
[112] Khanat độc lập khỏi Tây Turkestan (nay thuộc Uzbekistan); năm 1839, Sa hoàng Nicolas sai quân sang đánh Khiva nhưng thất bại.
[113] Ý nói sẽ đi đường biển; tháng Bảy năm 1843, Balzac cũng sẽ đi bằng con đường này để đi gặp bà Hanska; một chuyến từ Đông Âu trở về Pháp bằng đường bộ đã gây ra bệnh tật dẫn tới cái chết của Balzac mấy năm sau đó.
[114] Nhân vật ăn chơi trác táng, với câu chuyện cuộc đời được Balzac thuật lại một cách tuyệt kỹ trong Un prince de la Bohème (Một ông hoàng của giới lưu đãng).
[115] “Sư tử” (lion): cf. Albert Savarus, đoạn miêu tả Amédée de Soulas.
[116] Vũ hội hóa trang ở Opera cũng là cảnh mở đầu Bước thăng trầm của kỹ nữ.
[117] Còn lại một nhân vật còn chưa được bàn đến nhiều trong các chú thích trên đây: Malaga; ta dễ tưởng tượng, sau khi tạo ra một nhân vật hấp dẫn như thế, có lai lịch đặc biệt như thế, đi từ tầng đáy xã hội lên tới “trung giới” của những phụ nữ khó nắm bắt, Balzac sẽ không bỏ qua Malaga; quả thật, Malaga còn xuất hiện ở nhiều tác phẩm khác nữa thuộc Vở kịch con người, chẳng hạn Un prince de la Bohème (cf. chú thích số 113), ngoài ra Malaga còn có vai trò ở một số cuốn sách khác.




[tiện bút] Đọc Balzac ở Hà Nội
VII. Người phụ nữ tuổi ba mươi
VI. Viên bác sĩ nông thôn
Trở về cổ điển: Balzac - Vở kịch con người
V. Một vụ việc ám muội
IV. Albert Savarus (phần 1)

(phần 2)
III. Séraphîta
II. Ferragus (phần 1)

(phần 2)
I. Mặt bên kia của lịch sử hiện thời
Vinh quang và một cốc nước cho Honoré de Balzac

11 comments:

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. trời ơi kỹ nghệ SEO xiếc, content con tiếc giờ đã lên đến trình độ này rồi cơ à

    viết hay quá, cứ như nhà báo chuyên nghiệp

    ReplyDelete
  3. Một webside nghiêm túc, hoành tráng, bổ sung, chia sẻ ngồn ngộn kiến thức, góc nhìn cuộc sống,... thế này mà owner cứ để tình trạng truy cập, đọc FREE, chẳng khác nào xem tất cả người đọc là gà rừng. Nhất là để khỏi bất công với sức lao động, đề nghị làm thêm cái nút DONATE(money) hoặc thêm số bank account bên cạnh slogan "vanity doesn't mean fair"!

    ReplyDelete
  4. Định chỉ lẳng lặng vào đọc chùa nhưng vì cái chú thích 110 mà phải vào :D Đanh đá quá!!!

    ReplyDelete
  5. phần chú thích hoàn toàn có thể là một quyển sách khác ở bên trong một quyển sách

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lúc nào đọc Balzac cũng phải kè kè một quyển chú thích bên cạnh thì hơi đáng sợ :( Trông như này thôi chứ chắc vài trang mới có 1 chú thích, để thế vẫn ổn và dễ theo dõi hơn.

      Cơ mà iem ko liên quan đến bác Ano chê dịch ngắn mà chú thích dài :D

      Delete
  6. thật ra, liên quan cũng được, không liên quan cũng được, nhưng không thì vẫn tốt hơn

    không phải cái nào cũng thế đâu, xem ở đây, không có lấy một chú thích, bất ngờ chưa:

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2017/02/seraphita.html

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có vẻ niềm tin hiếm hoi quá nhỉ?

      Delete
  7. Ở đây (type chữ nghiêng anh thường sử dụng:)) anh là một trí thức đặc biệt đặc biệt đáng ghét!

    ReplyDelete
  8. Gẫy đôi vỡ vụn, không tạo tiếng ồn khi xe chạy qua….

    ReplyDelete
  9. Tính năng này hiện không có. Vui lòng thử lại sau.

    ReplyDelete