Nov 4, 2018

Trở về cổ điển: Proust - Tìm thời gian mất

(trước tiên xem ởkia, chỗ nói đến Marcel Proust; tốt nhất là nếu muốn nhanh thì dùng chức năng tìm kiếm, search, theo tên, ấy)

Tôi đã đợi rất lâu, cho đến lúc chắc chắn, không còn chút nhầm lẫn nào, được về một điều: cho tới giờ phút này, ở Việt Nam, không có lấy một độc giả của Marcel Proust. Tức là mọi thứ gì diễn ra trên mọi bình diện: dịch, bình luận có liên quan đến Marcel Proust đều diễn ra trên cái nền của sự không đọc tuyệt đối.

Những từ cơ bản nhất của thế giới văn chương Proust bị hiểu sai ngay lập tức, vì thế: những từ như "mondain", "snob" hay cho tới cả đơn giản như "lanterne magique", thậm chí "à l'ombre" đều bị hiểu sai. Đấy là vì tất tật những người tham gia đều chưa bao giờ đọc Proust. Chưa bao giờ thực sự đọc.

[những cái tên sách: độc giả tiếng Anh tự hỏi "young girls in flower" có thể nghĩa là gì (bản dịch cũ của Moncrieff tên là Within the Budding Grove); rất tương tự, tôi cho rằng sự thể À la recherche du temps perdu ở Việt Nam sẽ xảy ra chuyện như sau: ngoài Sodome và Gomorrhe chắc chắn không xảy ra vấn đề gì, tất cả tên khác đều sẽ lệch lạc vô song; và điều này đã là một truyền thống lâu dài trong dịch thuật văn chương Việt Nam: câu chuyện dịch thuật văn chương ở Việt Nam tính trên thời độ dài nhất luôn luôn như vậy, sau đây là vài ví dụ; Jane Austen: ngoài Emma chắc chắn không có vấn đề gì, hãy xem Sense and Sensibility: nhưng "sense" chưa bao giờ là "lý trí" và "sensibility" càng không bao giờ là "tình cảm"; tương tự, Thackeray: ngoài Barry Lindon (nếu có ngày nó được dịch ra tiếng Việt) hẳn không gây ra vấn đề gì, Vanity Fair có rất ít "phù hoa" và nhất là chẳng có "hội chợ" nào - cách đây nhiều năm, ông Phan Ngọc bảo tôi hãy đặc biệt để ý đến cái quyển ấy; yếu tố văn hoa như tôi phân tích ởkia đóng góp thêm không nhỏ vào sự đặt những cái tên ve vuốt (và không đúng), mà ví dụ mới nhất ta có được là một Haruki Murakami: Lắng nghe gió hát: nhưng có "lắng" nào thật à? Nghe gió hát gây thốn cho những cái tai thích uốn éo nên đã phải trở thành Lắng nghe gió hát; nhan đề sách sặc sụa mùi nouveau riche hơn cả: Ở giữa thanh xuân trống rỗng - nó còn đặc biệt ngu nữa; về nhan đề sách, xem thêm ởkia, và cả ởkia - chỗ ấy thì có liên quan nhiều đến Marcel Proust]

Ở câu chuyện À la recherche du temps perdu tại Việt Nam sự không đọc thể hiện mãnh liệt ở cùng một lúc mấy phân khu có liên quan, và có rất nhiều quan hệ tới bầu không khí nouveau riche của xã hội Việt Nam hiện nay.

[một cái tên sách rất nhiều tính cách của những gì tôi đã miêu tả trên kia: Một cuộc gặp gỡ; nhưng "gỡ" nào? tại sao cứ "gặp" là nhất thiết phải "gặp gỡ"? nhưng cũng như "nghe" rất khác "lắng nghe", "gặp" thì không phải "gặp gỡ" cơ mà; tôi đã không cứu được cuốn sách ấy, như có lần đã kể, giống cứu Đo thế giới để nó khỏi phải là Đo đạc thế giới như ban đầu; và đâu là tên sách trong thời gian gần đây thể hiện rõ nhất sự hủi lậu lười biếng của tinh thần nouveau riche xã hội Việt Nam? đó chính là Đời nhẹ khôn kham; và quả nhiên, nó thu hút các thành phần nouveau riche điển hình như Trương Huy San (tức Hô Dê gì đó), vốn dĩ không bao giờ đọc cái gì; sự kiện những người chẳng đọc gì bao giờ bỗng bị hấp dẫn bởi cuốn sách nào đó chỉ có thể giải thích bằng sự tương đồng về tinh thần; Nguyên Ngọc nouveau riche của thời hiện nay sẽ tìm đến với Phạm Quỳnh nouveau riche số một của xã hội Việt Nam thời trước]

Câu chuyện Marcel Proust trong tiếng Việt, ở mọi mức độ của trình hiện: từ Hoàng Ngọc Biên cho tới Nguyễn Trọng Định trước đây, và đến À la recherche du temps perdu thời gian vừa rồi, mọi thứ vẫn thế, vẫn không có độc giả nào của Proust. Những người được dự định cho việc dịch các tập tiếp theo cũng vậy nốt: không có proustien nào, dẫu là ở hạng ra sao.

Đấy là từ một phía, nhưng tôi quan tâm hơn đến phía tương ứng, đó là các editor phụ trách bộ sách của Proust trong tiếng Việt.

Tất cả những người đó đều chưa bao giờ đọc Proust. Tôi từng hỏi (rất độp) một trong số ấy xem trong đời nhân vật đó đã bao giờ đọc đến một trang (bất kỳ, tính trong mọi thể loại) Proust hay chưa. Vì bị hỏi quá bất ngờ, câu trả lời hết sức rõ ràng: chưa. Tất nhiên là vậy, chưa bao giờ đọc Proust, nhưng lại phụ trách làm ra sách Proust trong tiếng Việt, cũng như chưa bao giờ là độc giả của Proust, mà lại dịch Proust. Đây là hai sự tương đương nhau một cách tuyệt đối, những soi gương (hiện tượng diễn ra rộng khắp trong cuộc sống tinh thần Việt Nam, mà tôi đã cố gắng miêu tả ởkia). Các editor không bao giờ đọc gì, không đủ sức đọc bất kỳ cái gì ngoài catalogue nhà xuất bản (mà cũng chỉ các nhà xuất bản tầm thường) lại chiếm tỉ trọng lớn hơn cả trong thế giới xuất bản Việt Nam hiện nay. Không đáng ngạc nhiên khi một nhân vật rất điển hình trong đám ấy, khi bỗng thấy Simenon trở nên hot, đã vội vàng ăn theo nói leo, viết bài trên một e-magazine mà tôi từng miêu tả là sặc mùi nouveau riche, và gọi "roman dur" của Simenon là tiểu thuyết khó.

Không đọc, giả vờ đọc, không biết đọc: những thứ xi măng dùng để xây bức tường; bởi vì, rất hài hước, trên một phương diện (rất) không nhỏ, xuất bản ở Việt Nam lại chính là đồng nghĩa với dựng bức tường ngăn chặn sự đọc.

Rất hài hước, nhưng người ta động đến Marcel Proust chỉ vì Proust thì nghe nó oai. Chứ không vì bất kỳ điều gì khác: đây là tương ứng của hiện tượng xã hội, mặc dù ai cũng biết đường phố ở Hà Nội không thể đi ô tô, nhất là không thể đỗ ô tô, nhưng ai ai cũng có ô tô.

Phản chiếu của cái này vào cái kia là một trong những phương thức tồn tại điển hình nhất của xã hội con người. Và sự soi gương nhiều lúc không chỉ ở mức nhân hai, mà - chính trong trường hợp Marcel Proust - có thể nhân ba.

Bởi vì câu chuyện Tìm thời gian mất ở Việt Nam thời gian vừa qua còn phải tính cả sự ra vẻ phê bình của một số nhân vật. Có cái account facebook gì đó avatar là con đười ươi ấy nhỉ, tôi được gửi một số nội dung lấy từ đó. Điều tôi nhận ra ngay lập tức là con đười ươi hay hắc tinh tinh đó cũng không phải độc giả của Proust nốt. Nhưng điều đáng nói là sự tham gia rất tích cực của một số nhân vật. Trong đó nhất là Mai Sơn tức Nguyễn Minh Sơn. Mai Sơn có ẩn ức gì à? từ Trần Nhật Quang (ấy, nhầm, phải gọi là "Mặc Dù Tuy Nhiên") cho đến Đười Ươi, ở đâu cũng thấy rộn ràng tham gia. Nhưng trình độ của Mai Sơn thì tôi biết quá rõ; làm gì đủ sức hiểu cho đến một câu của bất kỳ nhà văn nào, chỉ cần nó hơi vặn đi một chút. Ấy thế nhưng nhất định phải tỏ ra mình sành sỏi văn chương Proust.

Tức là, câu chuyện Marcel Proust ở Việt Nam cho đến giờ chỉ toàn bày ra một mặt: mặt của nói dối.

Marcel Proust, trong căn phòng vĩnh cửu (và kín mít) của mình, nhếch mép cười. Văn chương của Proust, lời buộc tội nghiệt ngã vô song (mặc dù vẻ ngoài trông như mềm mại hết sức - Proust bao giờ cũng vậy: sự cứng rắn hạng nhất ở bên dưới vẻ dịu dàng lớn nhất) hướng vào xã hội, với một cái nhìn sáng suốt cực điểm (dường như Marcel Proust là người duy nhất nhìn ra được, nhân vật lố bịch muôn trùng của cuộc sống con người phải là nhà ngoại giao - de Norpois and Co.), là thử thách: đây là dạng thử thách của văn chương: văn chương Balzac không mất đi chút nào giá trị kể cả khi người ta chỉ chăm chăm đi tìm ở đó cái hình ảnh ảo tưởng của một "nhà văn hiện thực", văn chương Kafka chịu được mọi diễn giải, dẫu đó là về phía thần bí hay ý luận giai cấp. Thomas Bernhard kéo dài thêm danh sách những nhà văn như vậy - tôi sẽ còn quay trở lại với Bernhard ở Việt Nam, bởi vì đó cũng là một lần thể hiện lớn của tinh thần nouveau riche ngu xuẩn ở nơi này. Trước dạng thử thách như vậy, vô số thứ lộ ra.

Lộ ra, như ở trên đã miêu tả, sự lừa dối nhân ba. Nhưng vậy còn chưa hết: ngay trong đống nhớt cũng có thể tồn tại điểm độc đáo. Sau đây là điểm rất nên coi là độc đáo của câu chuyện Marcel Proust ở Việt Nam thời gian vừa rồi. (tất nhiên, việc không có độc giả Proust cho thấy - rất đơn giản - rằng ở Việt Nam không có lấy một "chuyên gia văn học phương Tây": đó là sự sụp đổ, như tôi đã vài lần nói)

Một nhân vật (tuổi trẻ), khi tập Swann mới xuất hiện ở Việt Nam, tuyên bố mình sẽ đọc À la recherche du temps perdu, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có cả một dạng truyền thông đi kèm. Kế hoạch kinh lắm, thông báo rất rộng rãi, còn viết email cho tôi; vốn dĩ cũng có chút kinh nghiệm về loại thể hiện này, tôi chỉ trả lời, thì cứ đọc đi.

Thế, cho đến giờ, đã đọc Proust đến đâu rồi? Hay cũng đã rơi thẳng vào cái đống bùng nhùng của nói dối xung quanh Proust rồi?

Tinh thần nouveau riche của xã hội Việt Nam có thể hiện không nhỏ ở cái điểm mà Guy Debord đã miêu tả hết sức ngắn gọn: thế giới trượt từ  sang  rồi trượt tiếp sang có vẻ. Sự "có" luôn luôn thông sang với sự "có vẻ", sự "làm ra vẻ". Sang là định mệnh của giàu, vì sự giàu muốn thể hiện: rất tương đương, sự "có" đi theo định mệnh của nó để đến sự "có vẻ".

Hết sức logic, cùng nhân vật kia đã trở thành bỉnh bút ở mảng sách của tờ Tuổi trẻ. Báo Tuổi trẻ, tờ báo của tinh thần nouveau riche Việt Nam, có biệt tài trong sự chiêu mộ các nhân vật không biết đọc, chỉ làm ra vẻ đọc. Hồ Anh Thái, Trần Nhã Thụy hay Nguyễn Danh Lam là cùng một dây như vậy. Tinh thần mảng gọi là "văn hóa" của tờ Tuổi trẻ mang cái tên ngắn gọn: "tinh thần Hồ Anh Thái-Đinh Thúy Nga". Sau lứa không biết đọc kiểu Nguyễn Danh Lam, tiếp nối là những nhân vật mới. Và mọi thứ vẫn thế, ở mức cơ bản. Có một kinh nghiệm không nên coi thường: những thứ gì cứ "trẻ" với "tuổi trẻ", nhất là trong báo chí, xuất bản, rất thường là ổ lớn của một điều: mị dân (ô, thì nó là gì khác nữa đây?) - điều này cũng thể hiện cả trong báo chí của giới diaspora Việt Nam, những người ở nước ngoài (thêm một phản chiếu soi gương nữa).

(nhân vật trên đây, tôi cần nhắc tới một cách hơi kỹ càng, là vì tôi có liên quan: cách đây một số năm, nhân vật ấy viết email làm quen với tôi, khoe mình phát hiện được một lỗi trong bản dịch tiếng Anh một cuốn tiểu thuyết của Haruki Murakami, etc.; một thời gian sau nữa, nhân vật ấy tỏ ý muốn xin việc vì đã mất việc trước đó; tôi bèn thử trình độ bằng cách cho đọc sản phẩm của cái chỗ đã nói ởkia, đó là một cuốn sách rất đình đám, nhưng nó - dẫu người dịch là một nhà văn, từng sống ở nước ngoài, thậm chí còn có bằng tiến sĩ về văn chương - là một đống rác; tôi muốn nhân vật kia xem trong vòng một chương của cuốn sách để tìm ra các lỗi; lẽ ra phải chỉ ra được khoảng 100 lỗi thì nhân vật ấy chỉ loe ngoe thấy được vài chỗ "có vấn đề"; trình độ ở mức như vậy thì tôi thấy quá kém, nhưng cùng lúc đó nhân vật ấy không ngừng nói tình hình cuộc sống nguy ngập, rồi gia đình gây sức ép ghê quá etc., tôi bị rối trí - thêm một lần nữa, cần nhớ đến tên một cuốn tiểu thuyết của Stefan Zweig, Lòng xót thương nguy hiểm - nên giới thiệu luôn và sau đó thì nhân vật ấy có việc làm ngay

trong một cuốn tiểu sử về Tạ Thu Thâu, tôi đọc thấy nói rằng An Giang được coi là vùng đất địa linh nhân kiệt của miền Nam; điều đó, tôi không nghi ngờ, nhưng cùng nơi ấy có phải cũng hay sản sinh ra những nhân vật có năng lực rất lớn về bốc phét không? giống Phú Thọ ở ngoài Bắc ấy)




NB. đã tiếp tục bài về văn chương Ernesto Sabato và cũng tiếp tục bài về châm ngôn (Vauvenargues, Rivarol, Joubert)




Trở về cổ điển: Balzac - Vở kịch con người
Trở về cổ điển: Andersen
Trở về cổ điển: Một cô gái
Kiều
Tố Tâm
Trở về cổ điển: Cung oán
Trở về cổ điển: Stendhal




Marcel Proust viết thư
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Trong bóng hoa nữ
vài tập hợp
Benjamin về Proust
Beckett về Proust
Hầu tước thần thánh và nữ hầu tước thần thánh
Đi từ hiện thực đến văn chương
Đi tìm thời gian đã mất không phải là đi tìm thời gian đã mất
Quên tình yêu
Paul Valéry hạ sát Marcel Proust


11 comments:

  1. "những cái tên vuốt ve (và không đúng)"
    Chỉ có anh mới điểm trúng phóc căn bệnh đặt tên sách õng ẹo thế này.

    ReplyDelete
  2. Tôi thấy ở vn thì proust cũng đâu được đem ra nói bằng kafka hay kundera

    ReplyDelete
  3. Pretty great post. I simply stumbled upon your weblog and wished to say that I've
    really enjoyed surfing around your blog posts. After all I will be subscribing in your rss feed and
    I hope you write again soon!

    ReplyDelete
  4. cái cách chú sửa tên sách hay chọn từ rất giống cách một ông thầy với một bà giáo (cháu từng học) sửa tên đề tài tiểu luận hay bài tập dịch của sinh viên :v phải cái sinh viên đã dốt còn lười lại mải chơi nên đời lẹt đẹt mãi, không khá được :v

    VVD

    ReplyDelete
  5. Em phì cười đoạn "tôi bị rối trí" chứng tỏ anh không có cứng rắn sắt đá rồi,

    ReplyDelete
  6. "lúc tưởng sẽ thắm thì sẽ khắm, lúc nghĩ sẽ khắm thì sẽ lại thắm"

    cho nên không nên tưởng

    ReplyDelete
  7. Thankfulness to my father who shared with me on the
    topic of this webpage, this web site is really amazing.

    ReplyDelete
  8. Great article! We are linking to this great article on our
    site. Keep up the good writing.

    ReplyDelete