Oct 18, 2019

Trong lúc đọc Kierkegaard (3) về Andersen

Đã đến lúc có thể nối hai nhân vật Đan Mạch, Kierkegaard và Andersen, vào với nhau (đã tiếp tục "kỳ" thứ hai của "đọc Kierkegaard": tôi bắt đầu thấy là có thể hoàn thành đầy đủ Diapsalmata - điều tôi không hề định lúc đầu - và sẽ rất sớm; cũng tiếp tục loạt về Alexandre Dumas cùng những người ngự-lâm pháo-thủ: xem ởkiaởkia: điều biện minh cho sự nối hai câu chuyện này vào với nhau nằm ở chỗ Andersen từng gặp Dumas tại Paris, trong thập niên 40 của thế kỷ 19 - đấy là khoảng (hơn) hai mươi năm trước chuyến sang Paris khác của Andersen, chuyến làm nảy sinh câu chuyện rất đáng kinh ngạc Mộc thần nữ; giống Napoléon Bonaparte từng tiếp ông bố của Alexandre Dumas trên giường, tại Toulon, trước chiến dịch phương Đông, Dumas tiếp Andersen tại Paris mà vẫn nằm trên giường).

(một "introduction" vào Søren Kierkegaard: xem ởkia)


Năm 1838, Kierkegaard cho in cuốn sách đầu tiên trong đời. Đó là một cuốn sách nhỏ; năm ấy, Kierkegaard hai mươi lăm tuổi (Kierkegaard sinh vào tháng Năm năm 1813); cuốn sách đó dùng để bình luận văn chương Hans Christian Andersen. Năm ấy, Andersen ba mươi ba tuổi.

Ở điểm hội tụ này, chúng ta gặp cùng một lúc hai hình ảnh: hình ảnh một Kierkegaard rất không giống với Kierkegaard người ta vẫn quen biết, cũng như hình ảnh một Andersen vô cùng khác so với thông thường. Andersen ở tư cách đối tượng bình luận của Kierkegaard trẻ tuổi là một tiểu thuyết gia, chứ không phải tác giả của các truyện (cổ tích).

Một Andersen tiểu thuyết gia:


(đây là bản dịch tiếng Pháp một trong vài cuốn tiểu thuyết Andersen từng viết)

Ở dưới tôi sẽ quay trở lại với tiểu thuyết của Andersen, còn bây giờ là một cuốn sách rất đặc biệt trong đời Andersen, hồi ký:


Bản tiếng Pháp in trong tủ sách đã nói ởkia; nhà xuất bản cho biết ấn bản này chỉ trích đoạn từ hồi ký (rất dày) của Andersen:


"Cuộc đời tôi là một câu chuyện cổ tích đẹp.":



Cuốn sách hồi trẻ về Andersen của Kierkegaard, trong bộ sách 20 tập Kierkegaard tiếng Pháp:






(còn nữa)




Trong lúc đọc Kierkegaard (2) Diapsalmata
Trong lúc đọc Kierkegaard (1)

Trong lúc đọc Hermann Broch (2)
Trong lúc đọc Hermann Broch (1)

Trong lúc đọc Lévy-Bruhl (1)

Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)

Trong lúc đọc Valéry (3)
Trong lúc đọc Valéry (2) Teste
Trong lúc đọc Valéry (1)




về Hans Christian Andersen:


Andersen: Quyển sách tranh không có tranh
Andersen: Hòn đá triết học
Andersen: Một câu chuyện từ những đụn cát
Andersen: Anne Lisbeth
Andersen: Đứa bé gái giẫm chân lên ổ bánh mì
Andersen: Mộc thần nữ
Andersen: "Năm hạt đậu nhỏ chui ra từ vỏ đậu", "Đứa trẻ tật nguyền", "Thiên thần"
Andersen: Cây đèn đường cũ
Andersen: Con gái chúa tể đầm lầy
Trở về cổ điển: Andersen


8 comments:

  1. có biết bao nhiêu "hoa của phế tích" lạ thế nhở

    ReplyDelete
  2. Andersen: ngoài hồi ký về cơ bản còn tận 5 tiểu thuyết nữa, Kierkegaard chủ yếu bình luận nhát thứ ba

    ReplyDelete
  3. Cuốn sách nhỏ đầu tiên trong đời Kierkegaard tấn công Andersen ghê nhỉ, nhất là bình luận khả năng của một tiểu thuyết gia ở Andersen, K chê lối viết của A và cả quan điểm về thiên tài mà A miêu tả trong Kun en Spillemand (Rien qu’un violoneux)

    (a nhân tiện mách giúp tựa gốc (hoặc tiếng Pháp) “Quyển sách tranh của ông bố đỡ đầu” với, tks)

    ReplyDelete
  4. "tựa gốc": tức là tựa vào gốc cây?

    mấy cái từ đơn giản dùng cũng không đúng nổi

    ReplyDelete
  5. cả "Nàng tiên cá" và "Cinderella" (and its Vietnamese counterpart) đều đúng ở điểm nàng phải được transformed, bằng magic, sau tears and prayers, thì mới bước vào được thế giới của người ấy, thế giới đúng nơi nàng có linh hồn

    nhưng chỉ Andersen nói được rằng dẫn đường tới đó không phải là bà tiên ông bụt mà là mụ phù thủy, người mang đến không phải an ủi mà là nỗi hãi hùng - nàng nhận ra những kiếp trước của mình - những linh hồn dở sống dở chết, bị trừng phạt vì dám yêu. transformation không dừng lại ở đôi giày mà penetrate sâu vào chính cơ thể nàng; nàng phải vứt bỏ điều quý giá nhất - sức mạnh duy nhất bảo vệ nàng để đổi lấy, toàn tâm nhận lấy một tồn tại mà mỗi bước đi đều rỏ máu

    nhưng đây mới là điều nghiệt ngã nhất: magic luôn có thời hạn. không như Cinderella, nàng không được phép trốn chạy. khi thời điểm tới, nàng phải chọn - tự hủy hay giết người nàng nhận ra qua ánh chớp

    nhưng nàng làm gì có lựa chọn? nàng đã bị chọn từ lâu. tuy thế, phải qua cú gieo mình cuối cùng ấy, nghi thức đúng dẫu không tự biết ấy, nàng mới được gọi đến chốn bất diệt của linh hồn

    ReplyDelete
  6. trong motif câu chuyện Cinderella, Tấm-Cám chỗ kinh nhất không phải sự hành hạ trong nhà, cũng không phải màn trả thù (làm mắm etc.) hay kể cả vụ gọt chân cho vừa giày

    mà là thời điểm nhân vật chính bị bắt làm một việc không thể xong được - nhưng đấy là mấu chốt của vấn đề: vì impossible mới là cơ hội đúng nghĩa, chỉ đó mới là cơ hội; lẽ ra phải làm việc ấy, làm cho đến cùng, chừng nào xong thì thôi. dẫu có mất cả cuộc đời

    nhưng ai cũng bỏ qua mất cơ hội, và luôn luôn chính là - irony - bởi mải chạy bổ đến với cái được hiểu (nhầm) là cơ hội

    ReplyDelete
  7. "先生曰:「諸公近見時少疑問,何也?人不用功,莫不自以為已知,為學只循而行之是矣。殊不知私欲日生,如地上塵,一日不掃,便又有一層,著實用功,便見道無終窮,愈探愈深,必使精白天一毫不徹方可。"

    "The Teacher said, "When we have seen each other in recent days, you gentlemen have not asked many questions. Why? If a person does not exert effort, he will think that he already knows the way of learning and that all he has to do is to follow it out in action. He does not realize that one's selfish desires grow day by day, like dirt piling up on the ground. If for one day it is not swept out, another layer will be accumulated. If one exerts serious and concrete effort, he will see that the Way is infinite. The more one reaches for it, the deeper it becomes. In pursuing the Way, one must be as thorough as in grinding rice until it is refined and white, without neglecting the least bit."

    ReplyDelete