Apr 10, 2021

Trúc Khê (Ngô Văn Triện)

+ tiếp tục "George Steiner: Books, Tolstoy, Dostoevsky & Martin H.", Steiner nhà phê bình bằng tai; "sáng""eine Strasse"



Về Trúc Khê Ngô Văn Triện, tôi không biết gì hơn bất kỳ ai. Sách hiếm (và hiểm) của Trúc Khê tôi cũng không có.

À, tôi có bản dịch Ngọc lê hồn của Trúc Khê. (a, quyển này thì đúng là hiếm) Nhưng nhớ ra đi tìm thì lại không thấy đâu (điên quá). Cũng không thấy đâu hai tập Tuyển tập Trúc Khê gần đây còn ngó thấy (lúc không cần thì cứ chình ình ngay trước mặt, nhưng hễ cứ cần là biến).

(nếu lục ra được sẽ bổ sung sau)


Giờ, là cuốn tiểu thuyết Đò chiều:






Mấy hình ảnh trên đây cho thấy: cuốn sách (niên đại: 1944) được in tại "Nhà in Quốc Gia" (In đẹp, Giá rẻ, Nhanh chóng) địa chỉ 67 Cửa Nam, Hà Nội. Đó cũng là địa chỉ của một "văn đoàn": Bảo-Ngọc Văn-Đoàn (67 Neyret). Trúc Khê viết cuốn tiểu thuyết Đò chiều trong khoảng thời gian từ tháng Sáu đến tháng Mười một năm 1942.

Thế nhưng, địa chỉ vừa nói ở trên, 67 Cửa Nam, lại cũng chính là địa chỉ nơi ở của nhân vật chính trong Đò chiều (nhân vật tên là Quân). Vậy nên, rất nên trông chờ cuốn tiểu thuyết là một dạng autobiography của Trúc Khê.

"Bảo Ngọc" (và "Nhà in Quốc Gia") là thêm một danh xưng liên quan đến cuộc đời Trúc Khê. Hơn mười năm trước đó (tức là trước quãng 42-44), ta biết Trúc Khê liên quan đến "Kim Khuê ấn quán", "Vạn quyển thư lâu", (hình như cả) "Long Quang ấn quán" etc. (cụ thể liên quan ở mức độ nào thì tôi cũng không rõ). (và tất nhiên, cả "Nam Đồng thư xã") "Trúc Khê thư cục" thì quá rõ ràng. Có một cái gì đó nói lên một điểm chung (một pattern) của nhiều nhân vật sinh vào quãng đầu thế kỷ 20, chẳng hạn nếu nhìn đối chiếu Trúc Khê Ngô Văn Triện với Văn Hạc Lê Văn Hòe. Vả lại, cái tên "Quốc gia" rất có khả năng cho thấy vai trò của Lê Văn Hòe.

Đò chiều viết năm 1942 nên ta có thể hy vọng trong đó nhắc đến (dẫu chỉ theo lối ám chỉ) các hoạt động từng khiến Trúc Khê gặp không ít vấn đề với chính quyền thuộc địa.

Từ trang 41 của Đò chiều:

"Tôi còn ước muốn gì hơn nữa,/Gặp gỡ nhau trong buổi chợ chiều."

Hai câu thơ - Trúc Khê viết, "của một thi sĩ" (mà nhân vật đọc lên), nhưng có thể đoán đây là thơ của chính Trúc Khê. Trúc Khê viết cuốn tiểu thuyết tên là Đò chiều và còn có một tập thơ mang nhan đề Chợ chiều: chính là "chợ chiều" trong hai câu thơ trên đây. (một số nơi viết danh mục tác phẩm Trúc Khê, nói Chợ chiều và Đò chiều đều là thơ, nhưng một là tập thơ, một là cuốn tiểu thuyết)

Tất nhiên, với (việc đọc) Trúc Khê, ta hy vọng có thể tìm được thêm chút ánh sáng rọi vào một khối bí mật: người bạn Nhượng Tống của Trúc Khê. (Lê Văn Hòe, về phần mình, thì từng bình luận thơ Nhượng Tống, như ta đã biết)



(trước khi tiếp tục, tôi muốn hỏi, ai có Đò chiều ấn bản đầu thập niên 50 - in ở Hà Nội - không? theo các tìm hiểu của tôi thì phải có, nhưng tôi chưa tìm được dấu vết của quyển sách)



Hiếm:




(courtesy of VHT)


bản thảo:




(còn nữa)




Nguyễn Ngọc Kha           Nghiêm Xuân Huyến           Tùng Lâm Lê Cương Phụng           Dương Bá Trạc           Nguyễn Khánh Đàm           Đoàn Thị Điểm           Cao Hải Hà           Phan Huy Đường           Tạ Thu Thâu           Nguyễn Triệu Luật           Bùi Cẩm Chương           Đỗ Đình Thạch           Lưu Quang Vũ           Lê Văn Thiện           Trần Vàng Sao           Phan Phong Linh           Triều Đẩu           Nguyễn Văn Vĩnh           Đặng Thai Mai           Đỗ Long Vân           Văn Cao           Hoàng Ngọc Hiến           Viên Linh           Trịnh Hữu Ngọc           Thành Thế Vỹ           Thái Phỉ           Lê Doãn Vỹ           Lê Trí Viễn           Nguyễn Đình Thi           Nguyễn Thế Anh           Tản Đà           Trương Vĩnh Ký           Phan Ngọc           Nguyễn Hữu Trí           Hoàng Đạo Thúy           Nguyễn Thạch Kiên      Hoàng Đạo           Trương Chính           Tạ Tỵ           Nguyễn Khải           Hồ Văn Mịch           Trần Thanh Mại           Lê Thành Khôi           Tạ Chí Đại Trường           Trần Huyền Trân           Phan Văn Hùm           Trọng Lang           Lệ Thần Trần Trọng Kim           Nguyễn Vỹ           Vũ Ngọc Phan           Lương Thúc Kỳ           Tchya           Đào Trinh Nhất           Nguyễn Du           Nghiêm Xuân Hồng           Thạch Lam           Hoàng Ngọc Phách           Nguyễn Bính           Thiếu Mai           Trần Lê Văn           Thế Lữ           Hoàng Xuân Hãn           Nguyễn Tuân           Ngô Thúc Địch           Huy Cận           Trương Tửu           Nam Cao           Mai Thảo           Hoàng Cầm           Phạm Xuân Ẩn           Phạm Quỳnh           Dương Tường           Bửu Kế           Nguyễn Mạnh Côn           Hoài Thanh           Nguyễn Mạnh Tường           Quang Dũng           Hoàng Anh Tuấn           Ngô Đình Nhu           Phạm Duy           Phạm Duy Khiêm           Vũ Trọng Phụng           Thanh Lãng           Lê Văn Trương           Hồ Hữu Tường           Phạm Cao Củng           Nguyễn Bắc Sơn           Chế Lan Viên           Bình Nguyên Lộc           Trần Văn Toàn           Vương Hồng Sển           Nguyễn Khánh Long           Vũ Đình Long           Kiều Thanh Quế           Thụy An           Tô Hoài           Ngọc Giao           Hữu Loan           Phan Khôi           Nguyễn Công Trứ


13 comments:

  1. Anh ơi link George Steiner bị nhầm ạ

    ReplyDelete
  2. Việc bảo quản sách, nhất là sách có tuổi đời lâu năm, bình thường đã khó, với kỹ thuật và khí hậu như xứ mình thì độ khó càng tăng, vậy mà thấy sách của anh đa số quyển nào nhìn cũng còn tốt hết.

    ReplyDelete
  3. hơi :p xí hổ nhưng muốn đọc quyển Đò chiều mà tìm không ra bản điện tử để cóp

    ReplyDelete
  4. nhìn xa xa thì cứ tưởng tốt thôi, nhìn gần thì tất nhiên nhiều quyển cũng tốt, nhưng cũng nhiều không tốt lắm

    chẳng có cách nào để giữ sách cũ khỏi hư hại đâu, nhưng có thể nghĩ đến điều duy nhất tôi thực sự làm (tất nhiên ngoài tránh nước và nắng): sờ vào chúng nhiều vào

    (quyển Đò chiều không phải sách của tôi)

    ReplyDelete
  5. Mấy cuốn của Trúc Khê kể cả cuốn này có bản scan trên Gallica BNF

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hôm qua mua dính phải quyển sách 234 ngàn, lật ra xem thì hỡi ôi họ lấy nguyên xi "bản số hóa do Project Gutenberg cung cấp". Cả một cơ sở xb phát hành sách lớn vậy mà không tìm mua nổi một quyển sách giấy đàng hoàng để dịch (phía trên lại còn quảng cáo bản đặc biệt "đóng dấu triện" đồ) thì mình chẳng thèm hơi xấu hổ nữa :)

      Cám ơn bạn đã chỉ dẫn cho người muốn đọc liền mà không có sách sẵn.

      Delete
  6. à thế trên đó có bản scan Ngọc lê hồn Trúc Khê dịch không?

    (chuẩn bị tiếp tục)

    ReplyDelete
  7. trên đó tôi thấy có bản Nhượng Tống dịch do Trúc Khê Thư Cục xuất bản thành 5 cuốn thôi

    ReplyDelete
  8. sao nói cứ như là Gallica có mọi Trúc Khê?

    đã bắt đầu thấy kho Gallica đang tạo ra một dạng wikipedia đặc thù, ai cũng tưởng mình biết hết mọi thứ, nhưng vẫn cứ là biết kiểu wiki

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi vừa xem lại thì có bản scan Ngọc Lê Hồn Trúc Khê dịch đấy

      Delete
  9. Có bản Ngọc lê hồn Trúc Khê dịch

    ReplyDelete
  10. "Mình như hoa dưới sông
    Ta như khách qua cầu
    Nhìn nhau trong chớp mắt
    Gặp nhau không hội sau.

    Hoa nát lòng ta thương
    Sông chảy dạ ta sầu.
    Trăm sầu lại nghìn thương
    Cứu vớt được hoa đâu?

    Giòng sông cứ chảy, hoa cứ trôi
    Cát dồi, sông vỗ bao đập vùi?
    Thương nhau ta biết đời hoa khổ,
    Quên nhau hoa biết ta là ai?

    Hình hoa trước mắt dù không thấy.
    Bóng hoa trong tim vẫn còn đấy,
    Năm năm mưa gió lại năm năm
    Hoa rụng, hoa trôi, biết là mấy?"

    ReplyDelete