Dec 18, 2016

Nguyễn Tuân đọc sách (tiếp)

"Nguyễn Tuân đọc sách": đề tài này, mỗi lúc tôi lại thấy thêm quan trọng, chứ không chỉ là "thú vị" hay "hấp dẫn". Sự đọc sách của Nguyễn Tuân không thể coi là một phương diện "trivia", thêm nếm, hoa lá cành cộng thêm vào cho dày thêm văn nghiệp của Nguyễn Tuân, mà sự đọc này là cả một vấn đề.

Nhà văn Việt Nam, nếu cần một định nghĩa, tôi nghĩ trong định nghĩa ấy sẽ có mệnh đề "trừ đi phần đọc". Nhà văn Việt Nam thiếu đi một phương diện của đọc.

Điều này không liên quan, hoặc liên quan rất ít, đến việc đọc nhiều hay đọc ít. Cho đến nay, định nghĩa trí thức ở Việt Nam về cơ bản nằm trong mấy định kiến sau: "đọc nhiều, nhớ lâu, lẩy khéo". Nhưng, đây chính là chỗ chết của trí thức Việt Nam. Vấn đề không phải là đọc nhiều. Vấn đề là dựng được đọc lên như một phương diện khác, thông nhau với viết. Vì thiếu sự thông nhau này, thiếu cái đặc điểm đọc và viết được tạo dựng song hành, giống như một người thiếu mất cái bóng của hắn, nên nhà văn Việt Nam luôn luôn có cái vẻ hết sức lỡ cỡ, khó xác định. Không có bóng cũng rất đáng sợ.

Nguyễn Tuân vượt ra khỏi vòng ở khía cạnh này. Thêm một người nữa cũng làm được: Khái Hưng (Nguyễn Tuân và Khái Hưng cứ liên tục đi rất sát nhau, một điều rất kỳ lạ).

Nhà văn Việt Nam thể hiện sự thiếu phương diện đọc (tôi không muốn nói là đọc nhiều hay đọc ít - có lẽ nói "thiếu một ý thức đọc" thì sẽ dễ hiểu hơn) khi họ viết tiểu luận. Tôi cũng hết sức kinh hãi khi người ta, trong đó có không ít nhà phê bình, hoan hô nhiệt liệt tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp.

Bài ở kia mới chỉ là một phần nhỏ trong cái nhìn của tôi vào văn chương Nguyễn Huy Thiệp. Tôi cứ đợi rất lâu, vì thực sự mà nói, tôi không muốn động vào Nguyễn Huy Thiệp, nhưng rốt cuộc tôi nhận ra cũng chẳng ai làm được, tôi lại làm vậy. Tôi sẽ nhanh chóng quay trở lại với văn chương Nguyễn Huy Thiệp và đặc điểm then chốt nhất của văn chương ấy. Nhưng có thể nói ngay, tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp trưng bày đầy đủ mọi thứ gì tệ hại nhất ở văn chương Nguyễn Huy Thiệp. Sở dĩ như vậy, chính là vì ở Nguyễn Huy Thiệp thiếu vắng hoàn toàn phương diện đọc. Nguyễn Huy Thiệp cũng chỉ là một trong vô số trường hợp tương tự.

Trước khi đi sâu hẳn vào "Nguyễn Tuân đọc gì", tôi có một câu hỏi nho nhỏ: trong tất cả những gì từng được viết về Nguyễn Tuân, đâu là thứ đáng giá nhất? Từng có chừng một đại đội người viết về Nguyễn Tuân, đấy là mới chỉ kể những gì đáng kể, nhưng tôi tin là rất nhiều người cũng đã đọc hết, về cơ bản.

Vậy thì ai từng viết về văn chương Nguyễn Tuân đáng kể nhất? Nguyễn Đăng Mạnh ư? Theo tôi, Nguyễn Đăng Mạnh không hề hiểu Nguyễn Tuân một chút nào (nói vậy thôi, Nguyễn Đăng Mạnh cũng có một thứ sẽ để đời đấy: chính là cuốn sách về Hồ Chí Minh).

Người từng viết về văn chương Nguyễn Tuân đáng kể nhất lại chính là Phan Ngọc. Đó là một tiểu luận. Nhiều người đã đọc nó rồi chứ?


(còn nữa)


Chateaubriand
Nguyễn Tuân đọc Kiều
Cát bụi chân ai
Nguyễn Tuân đọc sách
Khái Hưng vs Nguyễn Tuân
Một truyện ngắn của Nguyễn Tuân
Văn chương của đứt đoạn
Tâm sự của nước độc

18 comments:

  1. là bài này hả bác

    http://www.nguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=print&sid=2062

    ReplyDelete
    Replies
    1. cảm ơn bác gì ở trên đã cho link. bài của cụ Phan Ngọc hay quá.

      Delete
  2. Chuyện đọc gì là chuyện rất riêng tư cuả mỗi người mà, vinh danh ai đó có sự đọc có giá trị đáng ngưỡng mộ là điều tốt, nhưng có cần "hạch tội" một người cầm bút nào đó cái "tội" người ấy đọc dở hay không đọc gì không? Nó có lợi ích và ý nghiã gì nhỉ? Cầm bút là một cái quyền rất tự do và cá nhân, và văn đàn không phải là một lớp học để nhà phê bình gỏ đầu ai cũng được nhé ;-p

    Ai cần biết ông Tuân ông Thiệp đọc gì, chỉ quan tâm đến các ổng đã viết cái gì, có thích không thôi à. Luôn tiện xin cho người ít đọc này nhờ NL chuẩn bị cho một ít sách dịch nhé, để dành đọc những ngày trong viện dưỡng lão đấy. Xin cảm ơn.

    ReplyDelete
  3. bài này có phải gõ đầu gì cả, đây cũng là một dạng bài mà Nhị Linh có hứng thì nghiên cứu, ai có hứng thì đọc. Ai bảo không quan tâm, như tôi quan tâm ông Thiệp viết gì cả đọc gì đây, mình không quan tâm thì cũng đừng chụp mũ cả thiên hạ.

    ReplyDelete
  4. không phải "bác gì" ất ơ nào đó đâu, Mạc Đại tiên sinh vừa ghé đấy, hehe, thấy cốc uống nước một lúc sau bỗng võ làm đôi là biết liền :p

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mục Đại tiên sinh vào đọc blog Nhị Linh hoài, ngưỡng mộ thay cái sự đọc nhiều dù văn phong khô cứng sao ấy, chắc tại viết blog, điểm sách không "mướt" như bác Gấu Nhà Văn. Mỗi lần đọc cái link "xem ở kia" là Mục Đại tiên sinh thở dài, y như người ta quẳng thóc cho gà ăn thế nhỉ. Nhưng mà "tiên sinh" vẫn cứ thích anh Trần Vũ viết nhất, hy vọng ảnh đừng có tốn nhiều thời gian vô mấy cái tạp chí gì đó. Mình đã nói rồi, viết về mấy đấng nhân vật lịch sử anh Trần Vũ ăn đứt ông Thiệp. "Lưng Trần" Vũ cũng thật tuyệt vời, chững chạc, nhân hậu, cảm động quá đi.

      Trong văn chương đừng bày trò chiến tuyến nhé ;-p

      Delete
  5. Bài của ông Phan Ngọc đọc buồn cười nhỉ

    ReplyDelete
  6. nói khô và ướt tức là còn chưa gọi là biết đọc rồi, bàn Trần Vũ làm gì, sốt ruột thế

    à, mà hiểu nhầm thế nào về chỗ Mạc Đại í chứ haha

    biết ngay đọc bài Phan Ngọc nhiều người sẽ nghĩ thế, không biết được ý bỏ lời, trình đọc chỉ mới là đến là là ngọn cỏ, đập đầu vào tường đi

    ReplyDelete
  7. Đọc là để đạt được hai thứ: nhận ra cái mô thức đang trực quan đối tượng để có được nhận thức; và kiến thức như là chất liệu của đối tượng ấy để được trực quan. Người ta đọc chỉ để cố gắng có được nhiều kiến thức hoặc cùng lắm là "hiểu biết" mà không biết sau đó phải làm gì với chúng cả.

    ReplyDelete
  8. Đọc mà không gây cho mình khoái cảm của việc từ một phương-diện nào đó, thì đừng đọc. Kiểu đọc được ý bỏ lời, là rất không yêu bản thân và do đó, rất là.

    ReplyDelete
  9. thôi ông ạ, ông thấy có chữ đảng cái ông nhảy dựng lên, giờ lại nói trớ hehe

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái chữ đó có phải ý nói "Ăn con gì, trồng cây gì không" á? ;-p

      Delete
  10. nếu phương-diện Đảng, làm ta thích thú, thì cớ sao lại từ chối,nhưng mà thôi cái gì, anh đọc mẹ nó rồi

    ReplyDelete
  11. "Câu văn Nguyễn Tuân đã là mới, nhưng cái nhìn Nguyễn Tuân mới là kỳ tuyệt. Đảng đã cấp cho anh cái nhìn ấy" - Phan Ngọc
    "Anh dành riêng cho đảng phần nhiều" - Tố Hữu

    Nhà phê bình Nhị Linh xin cho hỏi chút, bạn có thuộc về "cơ chế xin cho" ấy không?

    ReplyDelete
  12. xin cho hỏi chút, có phải các vị không nhìn thấy gì khác ngoài cái chữ đảng ấy có phải không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái chữ đó quá là quan trọng cho nên người ta mới hỏi, bạn đã không trả lời thì thôi còn hỏi ngược lại mà chi?
      Không phải chỉ trong văn chương mới có "Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng" mà trong âm nhạc cũng có kể ơn cuả đảng nưã. "Đảng đã cho ta một muà xuân đầy ước vọng, một muà xuân mới tràn ánh sáng khắp nơi nơi"- chắc từ quốc nội ra tới hải ngoại :-p
      Chỉ có điều là, nếu nhà, đất, xe hơi hay các thứ vật chất khác mà được đảng đem cấp cho mọi giới, mọi người dân thì đảng sẽ được công nhận ngay là "đảng ta vĩ đại thật", đúng không?

      Delete
  13. sống ở thế giới tự do bao nhiêu năm mà có vẻ rất nhiều người vẫn không hiểu một số điều không được phép hỏi người khác, nhỉ

    đọc một cái gì đó hơi phức tạp đã không hiểu nổi, nghĩ bất kỳ cái gì cũng chăm chăm buộc vào mấy thứ định kiến ngu xuẩn, đúng là đi mà đọc Trần Vũ, hợp nhất rồi đấy

    ReplyDelete