Oct 15, 2017

Cát

Cú lướt qua Andersen gần đây của tôi, ngoài việc khiến tôi như thể bị hút về phía Bắc (chuyện đã nói ở kia), tức là, tức là rất giống như bị hút ra khỏi "element" của tôi (nỗi khó ở của tôi tại những nơi quá thiên về phía Bắc đã nói qua ở kia) - chúng ta cứ chuẩn bị sẵn tinh thần là sắp sửa ào ạt khí hậu của miền Bắc, không chỉ Đan Mạch mà còn cả Thụy Điển, Na uy hay Finland, hay Iceland etc -, mà, chẳng hạn câu chuyện về cát còn đẩy tôi vào một môi trường không mấy quen thuộc.

Nói tóm lại, một cuộc rơi vào những không quen.

Cuộc đọc lại tổng lực văn chương Nhật Bản gần đây của riêng tôi khiến tôi thấy tương đối rụng rời tay chân. Chúng ta nhìn lại những tình yêu xưa cũ như thế nào? Những tình yêu cũ, chúng trở nên lung linh, khi nhìn từ khoảng cách diệu vợi, hay chúng bốc mùi đến nỗi từ rất xa vẫn ngửi thấy, giống mùi cá trích trên bờ biển vùng Jutland, Đan Mạch?

Thêm một lần nữa: Que reste-t-il de nos amours? (tôi rất thích nhắc lại: đây là bài hát của Charles Trenet, được François Truffaut dùng làm nhạc cho bộ phim Baisers volés, cảnh mở đầu của bộ phim là cảnh Jean-Pierre Léaud nằm đó, một quyển sách để trên mặt, đó là Bông huệ trong thung của Balzac).

Nhất là, Tanizaki (Junichiro) hay Mishima (Yukio), mấy tình yêu lớn trong quá khứ của tôi, giờ tôi thấy nhạt nhẽo vô biên. Kawabata (Yasunaki) thì chưa bao giờ là một tình yêu của tôi. Tôi nghĩ rằng văn chương Nhật Bản là một khối over-estimated khổng lồ.

Tôi càng thấy rõ hơn trí thức Việt Nam ngu xuẩn đến mức nào khi sùng bái Nhật Bản. Có một lần tôi chỉ vừa mới động đến điều này tức thì bùng nổ ngay một trận tàn sát, ở đâu ấy nhỉ, giờ ngại tìm lại quá.

Nhưng chính là như vậy: ở cốt lõi của tính chất Nhật Bản có một điều gì đó rất khó diễn tả, nhưng tôi chắc chắn là không hay ho gì hết.

Ngu xuẩn tối cao là các trí thức Việt Nam ca ngợi Nhật Bản hết lời  chê bôi chữ Nôm của Việt Nam, thậm chí coi chữ Nôm là nguyên do cho chậm phát triển, etc.

Nhưng, trong số mấy ngôn ngữ xuất phát từ tiếng Hán, tiếng Nhật mới ngớ ngẩn nhất, không phải thế à? Hiragana và katakana không giống như là mấy thứ tầm gửi uốn éo bám vào "cây chủ" kanji à? Nhưng có gì hay ho trong mấy cái trò tầm gửi ấy? Rất có thể các trí thức Việt Nam say mê Nhật Bản, cái gì Nhật Bản cũng hay tuốt, chỉ là bởi vì tầm gửi thì thích tầm gửi.

Một trong những thứ đáng ghê tởm nhất xuất phát từ Nhật Bản là bonsai. Các tâm hồn khuyết tật và đê tiện thích (tìm được khoái lạc, một khoái lạc đặc biệt đê tiện) nhìn sự khuyết tật ở chỗ khác, ở những cái cây.

Bonsai xứng đáng được coi là một trong những biểu tượng lớn nhất của sự đê tiện con người, là sự đê tiện được mang tên "nghệ thuật".


Ấy thế nhưng, trong cuộc đọc lại tổng lực văn chương Nhật vừa rồi, tôi lại thấy một trường hợp ngược hẳn lại. Có một văn chương mà trước đây tôi không mấy quan tâm, giờ đây tôi mới nhận ra hết được tầm vóc.

Đó là Kôbô Abe. Cuốn tiểu thuyết Người phụ nữ cát, tôi nghĩ, không khác gì ờ... ờ... vật lý lượng tử.

Đúng, một số người gọi Kôbô Abe là "Kafka của Nhật Bản" hoàn toàn không sai.



NB. đã tiếp tục Les Fleurs de Tarbes của Jean Paulhan


21 comments:

  1. Bác yêu lầm người rồi đàn hặc cả gia môn người ta sao đặng? "Trục" của Abe còn dài và vòng vo lắm. Mà Tanizaki làm sao đọ lại Mori Ogai; Mishima, Kawabata chỉ là bóng mờ khi xếp cạnh Dazai, Akutagawa với Natsume.
    Có lẽ bác đã nhận ra, tôi có tình yêu mãnh liệt với các thể loại vòi và xúc tu nên không thể không yêu vô điều kiện vùng đất sản sinh ra "Giấc mơ của vợ người ngư phủ", hehe.
    Thật ra tôi cảm thấy hiragana và katakana vẫn chỉ có vai trò bên lề còn chủ đạo vẫn là shinjitai kanji, thứ chữ Nôm Nhật không vô hồn trống rỗng như giản thể và không thua kém chữ Nôm ta bao nhiêu. Bonsai nảy nòi từ Trung Quốc chứ đâu bác mà có thể còn từ Đào Uyên Minh nữa cơ. Trước khi phát rồ với bonsai, Việt Nam có hòn non bộ cũng từ một gốc mà ra.
    Về các trí thức Việt Nam thì tôi hoàn toàn đồng ý với bác nhưng đây cũng là vấn đề nằm ở chủ thể, không phải đối tượng. Vả lại, không ai yêu Nhật "đúng" mà không đọc manga và luyện cho đủ super sentai cả, hehe.
    Mấy lời chiêu tuyết, có gì bác chém nhẹ tay.
    Cthulhu.

    ReplyDelete
  2. và, thêm một lần nữa, các trí thức Việt Nam sùng bái Nhật lại tập trung một số lượng lớn vào tờ tạp chí Tia Sáng

    a, nhưng mà tôi đã bỏ ngay ra ngoài Akutagawa, Mori Ogai và Dazai Osamu, ngay từ đầu, khỏi xem xét rồi :p

    ReplyDelete
    Replies
    1. Và em cảm thấy là hình như trí thức cấp tiến Việt Nam lại thường có tình cảm với Võ Văn Kiệt phải không anh?

      Delete
  3. Tuổi thanh xuân, he he, buồn chán của tôi, đã từng nhận sự an ủi lãng mạn từ manga, nhất là manga của Adachi. À và còn cả phim của Ghibli nữa. Vì thế, nhân danh Tép pi (Tép pi đánh kiếm nha, không phải đánh gôn), xin hãy dịu dàng với nước Nhật :p :p :p

    ReplyDelete
  4. à, đi đọc (hoặc đọc lại) quyển tiểu thuyết của Kobo Abe đi, có bản dịch tiếng Việt đấy, tên là "Người đàn bà trong cồn cát" thì phải

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ừ, đọc chứ. Với tớ văn học Nhật Bản là Shigeno no Sadanushi, Saga Tennō, Yoshimine no Yasuyo, Ōe no Asatsuna , Rai San’yō , Rai Kyōhei , Shinozaki Shochiku ...Thời của họ Nhật Bản vẫn còn dễ thương lắm :P

      Delete
    2. Cứ nghĩ mãi, bọn Trung Quốc thì có tác phẩm nào về Cát đáng để nhắc đến mà không nhớ ra. "Đất" thì rất nhiều :)

      Delete
  5. Theo mạch của bài này thì tôi tưởng bác bài trừ luôn Studio Ghibli, ai dè là Bonsai. Mà tôi thích Natsume lắm.

    Trần Bình

    ReplyDelete
  6. Em đọc Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác, nhưng không tìm được cửa vào anh ạ [hoặc em tìm sai cửa huhu]
    EMi

    ReplyDelete
  7. đọc đi đọc lại 10 trang cuối í, đọc hẳn 10 lần vào :p

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng ạ :)), thôi cứ để em 10 + n
      Lần cuối cùng e đọc Người đàn bà trong cồn cát là 3 năm trước, lần í đọc xong đêm mơ mình ngồi với một cái đèn dầu vặn rất nhỏ ở trong một xoáy cát. Trong xoáy cát yên lặng, kín bưng một màu cát, cảm giác nó ôm lấy mình như cái kén nhưng đưa tay ra thì không chạm vào bất cứ gì. Nên mỗi lần nghe nhắc đến Người đàn bà trong cồn cát thì em đều nghĩ đến hình ảnh ngồi một mình trong một xoáy cát nhìn ngọn đèn dầu le lói ánh vàng
      EMi

      Delete
  8. Trung Quốc có "cát đằng", thế là oách rồi :p

    có một quyển tiểu thuyết Việt Nam tên là "Cát" luôn đấy, của Thảo Trường:

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2014/04/van-hoc-mien-nam-y-uyen-va-thao-truong.html

    (à nhưng thời điểm post bài kia thì còn chưa tìm được quyển í hehe, để hôm nào trưng bày lại)

    ReplyDelete
  9. Cháu nhớ ra cái vụ "tàn sát" đấy rồi nhưng... thôi, không nên lục lại, không nên "đại khai sát giới" ;)

    ReplyDelete
  10. "ở cốt lõi của tính chất Nhật Bản" có nhẽ là một cái ống Sậy Thần thiêng non-human.

    ReplyDelete
  11. khéo chính là thế í chứ hehe

    ReplyDelete
  12. Nhật Bản rất giỏi tạo ra những cái khuân , cái cây sẽ lớn rất nhanh trong đó. Nhưng mãi là trong lồng kính.

    ReplyDelete
  13. chọn một cái tên khác đi, có được không?

    khục khục

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tên do computer generate random mà. Nói thế thôi, chứ theo phong cách này Nhật Bản nó vẫn đứng đầu châu Á một thời gian dài nữa.

      Delete
  14. Vice alone, có cái khuôn viết cũng không xong, bi bô cái giè

    ReplyDelete
    Replies
    1. Động đến mả tổ nhà cô à mà nhảy dựng lên thế

      Delete
    2. buồn cười bỏ mẹ chứ nhảy dựng gì, một thằng ngọng líu lô nói cái gì cũng có vẻ nghiêm trọng

      Delete