Jan 9, 2018

1968 (4)

Tin tức đăng trên Nhân dân số ngày thứ Ba mồng 9 tháng Giêng năm 1968, theo tôi, có tầm quan trọng không nhỏ, nên tôi chụp lại gần như đầy đủ nội dung cả số báo.

Những ai theo dõi chuyên đề 1968 (tôi sắp mở rộng phạm vi, không chỉ gói gọn vào riêng một tờ Nhân dân), kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, chắc đều đã bắt đầu nắm bắt được bố cục, thậm chí maquette (ma-két) của tờ Nhân dân vào giai đoạn ấy.

Chuyên mục quan trọng nhất của quãng thời gian ấy, "Hưởng ứng lời kêu gọi Đông-Xuân quyết thắng" ở số này đột nhiên trở nên đặc biệt đáng quan tâm (nếu để ý, ta sẽ thấy ở số này, trên trang nhất, không còn đăng số máy bay Mỹ bị bắn hạ ở miền Bắc Việt Nam như các số trước), mà "từ khóa" có lẽ là "tấn công dữ dội".

Ta sẽ thấy, trong bức ảnh dưới đây, chiến sự đã rất sát Sài Gòn ("Ngày 6-1-1968, lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Thủ Dầu Một đã nã súng lớn [rất đặc trưng cho ngôn ngữ một thời: "súng lớn", chỉ nói chung chung như vậy chứ không rõ ràng loại súng gì] vào sân bay Phú Lợi của sư đoàn bộ binh Mỹ số 1, diệt nhiều tên giặc Mỹ."; đồng thời, cũng có đụng độ "ở gần An Lộc" và "ở Bến Cát, cách Sài Gòn khoảng 35 ki lô mét về phía bắc"; Chợ Lớn: "Địch thú nhận chỉ riêng sở chỉ huy sư đoàn chủ lực ngụy số 25 đã bị hơn 600 phát súng cối"); nhưng chiến sự có vẻ đã bắt đầu rất khủng khiếp ở Quảng Nam; và tất nhiên, ai cũng sẽ quan tâm nhất đến mặt trận Thừa Thiên; thời điểm này, chiến sự diễn ra cụ thể ở thị trấn Phú Lộc.


Liên quan đến Hàm Luông và Bà Chiêm:


Xã luận (sorry, ảnh hơi rung):


Bộ Ngoại giao tiếp tục ra tuyên bố (ta còn nhớ, mấy hôm trước, tàu Liên Xô phản đối Mỹ ném bom, giờ đến lượt tàu Trung Quốc, và là tại Cẩm Phả):


Ngày 9 tháng Giêng, như ai cũng biết, là "Ngày học sinh, sinh viên toàn quốc" (giờ vẫn vậy), liên quan tới nhân vật Trần Văn Ơn, sự kiện xảy ra năm 1950:


Sang trang sau: "Phủ thủ tướng chỉ thị: Phát động phong trào làm phân bón trong ba năm 1968-1970":


Bài (dài) của Đỗ Chính, phó bí thư thành ủy Hải Phòng:



Mục "Những gương tốt" (chắc là tương đương với khái niệm "người tử tế" thinh hành hiện nay): "Phạm Đức Tôn hết lòng vì đồng đội, vì nhân dân".

Đồng thời, ta cũng đọc được đoạn cuối bài liên quan đến phân bón; trong đó, tôi đặc biệt quan tâm đến "cây điền thanh". Thấy cái loại cây này ở đây tôi mới nhớ, từng có thời đâu đâu cũng có cây điền thanh (ở khu tôi, hồi tôi còn nhỏ, có thằng tên là Thành, và dĩ nhiên biệt hiệu của nó là "Điền Thanh"). Từng suốt nhiều năm dài, dọc đường Tam Trinh ở Hà Nội ngày nay nhiều cây điền thanh khủng khiếp. Rồi chúng biến mất.


Một "ý kiến bạn đọc" về "Cách bán hàng đáng noi theo", liên quan đến "ngành công nghệ phẩm Hưng Yên", đại khái là ở Hưng Yên người ta chủ động mang hàng đi bán chứ không đợi khách hàng đến tận nơi mua, ý kiến "của bạn đọc" là như vậy thì hơi vất vả cho anh chị em bán hàng nhưng hiệu quả rất tốt, cần nêu gương:


Sang trang tiếp theo, thêm một bài dài, của Vũ Quang, bí thư thứ nhất trung ương Đoàn thanh niên lao động Việt Nam:


Thêm một bài cùng chủ đề:


Và lại một ngày cùng chủ đề (vì ngày 9 tháng Giêng là "ngày học sinh, sinh viên Việt Nam", mà học sinh và sinh viên đương nhiên được coi là "một lực lượng"):


Trên trang cuối, Trung Quốc ở trên, Liên Xô ở dưới, đều liên quan tới chuyện tàu thủy bị dính bom Mỹ (các số trước của Nhân dân đã có tin về tàu Pê-re-xláp Gia-lét-xki):


Nhân dân khắp thế giới (nói ngắn gọn, "nhân loại tiến bộ") vẫn hết sức đồng lòng nhất trí, ta hãy yên tâm:


Báo Anh "En-cao-tơ", chắc là "Encounter"; bên dưới là câu chuyện về giới tướng lĩnh Sài Gòn, cụ thể là thiếu tướng Phan Trọng Chinh (tư lệnh sư đoàn) và trung tướng Lê Nguyên Khang (tư lệnh quân đoàn); ngày 7 tháng Giêng một tờ báo đã bị đình bản ở Sài Gòn, đó là tờ Sống; Chu Tử yếu nhân của Sống không xa lạ với người miền Bắc, chỉ trước đó một thời gian ngắn Chu Tử đã bị ám sát hụt:


Thêm một bài ở mục quốc tế, trong đó nhắc đến đồng chí Ê-chiên Pha-giông ở Pháp:






1968 (3): Tết trồng cây
1968 (2): Ngày 5 tháng Giêng
1968 (1)

1 comment:

  1. I think the admin of this web site is in fact working
    hard in support of his website, since here every material is quality based data.

    ReplyDelete