Jan 13, 2018
Thực tại: bật, tắt, gập, đảo
Tôi đã tưởng cuốn sách này in xong vào cuối năm 2017, không ngờ nó lại trở thành cuốn sách đầu tiên của năm 2018. Thực tại đúng là thứ không thể ngờ, thực tại chính là điều khó hiểu nhất.
Viết mấy dòng để in vào bìa sau cuốn sách, tôi bỗng rơi vào một thực tại lơ lửng rất khó nắm bắt: "Dẫu ở độ tuổi nào, bao giờ người ta cũng quá trẻ khi sống ở Paris". Một số địa điểm trong đời, ta đến đó để rồi sẽ không bao giờ đi khỏi đó nữa. Thực tại của địa điểm chứa lấy thực tại-ta, các đường biên giới nhòa đi một cách khủng khiếp. Tôi nghĩ, đó cũng là một phần thực tại-Modiano, như nó được trình hiện trong các cuốn tiểu thuyết. Như vậy, đối với tôi, tôi đã hoàn thành một "trilogy", bao gồm Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối, Từ thăm thẳm lãng quên và Một gánh xiếc qua. Un cirque passe: thực tại của cuộc đời là gì? nó có thể là một quãng ngày chưa tròn một tuần mà hai nhân vật trong Một gánh xiếc qua trải qua (trôi qua thì đúng hơn); nó cũng có thể là một gánh xiếc. Hiếm hình ảnh nào huyền hoặc hơn hình ảnh xiếc, gánh xiếc, rạp xiếc. Tôi rất nhớ một câu chuyện của Ivo Andrić kể về một đứa bé đi xem xiếc và những gì xảy ra trong tâm trạng của nó. Rạp xiếc, tức là lại thêm một vòng tròn; một trilogy tiểu thuyết cũng là một vòng tròn nữa.
Và Một gánh xiếc qua vừa mới in xong, thì tôi quyết định luôn, ngay lập tức sẽ tiếp tục Un pedigree, một cuốn sách khác của Patrick Modiano: đi ra khỏi một vòng tròn-thực tại-trilogy, tôi chuyển sang một cái tương đối khác. Tôi muốn nói là khác về mức độ. Un pedigree là cuốn sách đặc biệt mỏng, một dạng "hồi ký", nhưng tôi nghĩ sẽ đúng hơn nếu coi Un pedigree là thực tại nền trong thế giới Modiano. Một thực tại nền giống như nền của các dữ kiện, từ đó phát ra những làn sóng vô hình chi phối các dữ kiện khác, những thực tại khác; nói ngắn gọn, Un pedigree là "lỗ đen", là "hộp đen" trong vũ trụ Modiano. Đó là vũ trụ của thực tại mà chuyển động tóm gọn vào bốn điều (tôi sẽ gọi là bốn hình thức): bật, tắt, gập và đảo. Một thực tại bị gập lại: ta có thể thấy ví dụ ở kia, dưới hình thức của sự gập không gian lại. Nhan đề tiếng Việt cuốn sách Un pedigree sẽ là Nòi giống ấy.
Tôi không bao giờ quan tâm đến những cái bìa sách, tôi nghĩ, trong sự đọc, bìa sách chủ yếu thuộc về sự không biết đọc. Nhưng riêng lần này, tôi cố tình (có lẽ đây là lần duy nhất tôi tự trưng bày một cuốn sách của tôi, dường như chưa bao giờ tôi làm thế, tôi cũng không nhớ lắm, nhưng chắc đúng vậy) nhấn mạnh vào cái bìa.
Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối và Từ thăm thẳm lãng quên đều mang những cái bìa khiến lúc nhìn thấy tôi chỉ muốn nhổ hết tóc trên đầu (thậm chí nhổ hết cả râu - nếu mà có râu). Cả hai lần, tôi đều bị đặt vào sự đã rồi (nghe như tên một tác phẩm của Jean-Paul Sartre), không kịp xoay xở. Thế cho nên, với Một gánh xiếc qua, tôi giành sự chủ động ngay từ đầu: tôi muốn nó mang một cái bìa theo đúng ý của tôi, không được sai lệch.
Tôi muốn Một gánh xiếc qua cùng hai cuốn trước phải có màu sắc đúng của một trilogy. Và như mọi khi, tôi lại làm ngược từ sau lên trước. Tức là, tôi bắt đầu bằng Một gánh xiếc qua, để trở ngược lại hai cuốn trước.
Tức là, cần làm lại bìa cho hai cuốn trước. Muốn vậy, thì cần phải tái bản chúng. Cách đây mới một tháng, Từ thăm thẳm lãng quên đã có một đợt tái bản, thời điểm ấy vì Một gánh xiếc qua chưa in nên tôi cũng không xoay xở kịp.
Thế cho nên, tuy chẳng mấy khi nào đòi hỏi gì, nhưng lần này, tôi đề nghị một điều nho nhỏ: tôi biết độc giả của tôi ai cũng có Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối và Từ thăm thẳm lãng quên rồi, nhưng tôi lỗ mãng đề nghị mỗi người mua tiếp một quyển, mua cả hai quyển luôn càng tốt. Như vậy, hai cuốn đó có thể sớm được tái bản, và khi chúng tái bản thì tôi có thể thay bìa mới. Tất nhiên, khi có ấn bản mới thì lại nên mua tiếp: không có gì là xấu khi có ba bản cùng một cuốn sách; như thế thậm chí lại rất tốt đẹp. Tôi cũng muốn sửa vài chỗ trong hai cuốn trước, chủ yếu vài cách dùng từ, để thống nhất trong cả trilogy vài điểm.
Đã hiểu chưa? Đi mua sách luôn đi :p
Trilogy sẽ có một bộ bìa có identity chung. Hình ảnh bản đồ tàu điện ngầm trên bìa Một gánh xiếc qua, tôi được gợi ý từ một người bạn: khi tôi tỏ ý muốn làm sao để tạo ra một bộ bìa có tính chất chung, tôi đã nhận được câu trả lời là đối với Modiano thì cần phải có tàu điện ngầm, và ngay lập tức tôi thấy đúng thế, cho nên đã có cái bìa Một gánh xiếc qua như trong bức ảnh trên đây.
nhân tiện: đã tiếp tục cuộc trường chinh Balzac, Nữ công tước de Langeais, một trong những tiểu thuyết tráng lệ nhất mà Balzac từng viết
[tiện bút] Les Feuillantines
[tiện bút] Les (Des) Inconnues
Xiếc
[Tiện bút] Đồ vật
Muốn thất bại
Céline: S, W, Y
Modiano: Catherine Certitude
Sách của bọn con trai
[tiện bút] mười năm
Trần Bạch Lan và tôi
[tiện bút] tôi ở rất xa
Từ thăm thẳm lãng quên
Đến London
Tương lai và sách
Sống, là làm sao...
Patrick Modiano (10/12/2014)
Patrick Modiano (22/9/2013)
Cà phê
Labels:
patrick-modiano
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Vậy theo ý chú đây là sách của năm ngoái? :D
ReplyDeleteVVD
tất nhiên là không
ReplyDeletehỏi khôn thế
Chả mấy khi cháu được khen đâu :D
ReplyDeleteCứ tưởng chú sẽ trả lời kiểu :"Còn phải hỏi!"
VVD
Bìa đẹp đấy
ReplyDeleteHễ cứ nghĩ đến Modiano thì em như ở trên cao nhìn xuống hệ thống đường ray đường ke tàu í [đường ke ga Bắc và chân không chạm đất] nên khi nhìn thấy bìa Một gánh xiếc qua, mỉm cười luôn
ReplyDeleteP/s: sẽ mua thêm ạ, cho nhanh tái bản, tái xong mua tiếp :))
Mà thế nào chứ, có râu mà :p
EMi.
Hiếm khi nào bìa sách Nhã Nam được thế này, nếu bình thường họ sẽ vẽ một cái gánh xiếc lên đó. Mong bác đề xuất nhiều ý tưởng bìa hơn nữa.
ReplyDeleteTrần Bình
ơ nói thế thì tức là vừa có thể là không có râu lại cũng vừa có thể lại có
ReplyDeletevả lại, râu vốn dĩ là thứ phù du, tu mi thoáng chốc :p
Chú ý nhất là tên của của dịch giả đã trở lại. Hoan nghênh, chào đón.
ReplyDeletenhầm rồi, quyển Alex (Pierre Lemaitre) ghi tên to đùng đấy còn gì
ReplyDeleteà, Alex cũng vừa mới tái bản
chắc tôi sẽ viết một bài về nó, quyển í có vài chi tiết rất đặc biệt mà đọc không ít review tiếng Việt tôi có cảm tưởng chưa ai nhìn thấy
Alex thay đổi / đánh mất nhân dạng [thích tóc gỉa và nhiều căn cước, nhiều đến mức không nhớ hoàn cảnh nào dùng căn cước nào] và chi tiết các đoạn trích tác phẩm cô ấy đọc ạ?
DeleteEm nghĩ đến "căn cước" Modiano, lúc đọc tự nhiên em nghĩ đến nhân vật của Modiano thôi
Bác ơi, thay vì lo quyển cũ thì quyển hiện tại của bác cũng có lỗi đấy, sau sách đoạn "đọc xong" thì được viết là "đọc xong", nếu tôi nhớ không lầm, hehe
ReplyDeletedư một dấu cách, tôi bấm nhầm
Deletetôi nhìn thấy rồi, trên bìa sau, thừa một space, đó là ở khâu hoạ sĩ thiết kế gắp text bỏ vào hình
ReplyDeletetôi đã đọc lại text chính sau khi sách in, chưa thấy có lỗi typo nào
trong Alex có một chi tiết rất đặc biệt, có thể nói là nhờ đó mà nó nối vào được với cái mà người ta gọi là "văn chương", nếu muốn to tát thì gọi là "văn chương đích thực", khi đọc nó (đọc thực sự) ai cũng sẽ có cảm giác mơ hồ là mình đang nhìn thấy một cái gì đó (điều này là đặc trưng của đọc, khi nó nhập được vào một chuyển động đúng) nhưng thấy được cụ thể thì lại là một chuyện hoàn toàn khác
ReplyDeleteEm nghĩ cái "mơ hồ" anh nói, nó là linh cảm người đọc, nhưng đúng như anh nói, nhìn thấy được cụ thể lại là chuyện khác :p. Ví dụ như hôm anh có nói đến Hannibal ấy, những đoạn viết ở lâu đài là những đoạn khác hẳn trong cấu trúc của toàn truyện; khi đọc nó em không biết tại sao em lại có dấu ấn về nó, nên khi anh nhắc đến thì nó được gọi ra ngay trong trí nhớ, được gọi ra ngay như một điển hình của truyện, không phải bởi những âm mưu hay cái chết dã man máu lạnh... điển hình của trinh thám kinh dị
ReplyDeleteHoặc cũng như vậy với những quyển rất bình thường như 7 năm bóng tối, nhắc đến nó thì em sẽ nhớ ngay đến những đoạn nhân vật tôi lặn xuống sông [con đập?] hoặc nhân vật cậu bé lặn xuống biển, trôi vào xoáy nước
Nếu một đêm đông có người lữ khách là quyển em ít thích nhất của Italo Calvino nhưng có những đoạn ông đã đề cập đến dụng ý của tác gỉa và việc tại sao nhất định tác phẩm phải có đoạn này đoạn kia mà nhiều khi người đọc không lý giải được sự tồn tại của nó trong tác phẩm, thậm chí có người đọc còn hiểu rằng nó là sự đi lạc của tác gỉa.
Em đã từng nghĩ, linh cảm người đọc chính là sợi chỉ mảnh dẫn đến cốt tủy của cái mà ta đọc nhưng chưa hẳn chính xác, nếu linh cảm ấy không tóm chạm được bất cứ chỗ nào của sợi chỉ mảnh để dẫn đường thì cũng còn mệt lắm, như thám tử thanh tra trong trinh thám Pháp í, linh cảm và linh cảm, nhưng từ chỗ linh cảm đến lúc tóm được đúng cụ thể cái linh cảm ấy, mất xừ nó mấy trăm trang sách ồi :p
EMi
đúng, cái đoạn trong "Bảy năm bóng tối" rất đáng nhớ
ReplyDeleteđọc giống như một không gian, không gian để sống thời gian - nói chung là không dễ diễn đạt, sẽ quay trở lại sau :p
Em chờ bài về Alex nhớ :p
ReplyDeleteEMi
Bác ơi từ nay dịch để tên bác lên hết sạch đi, cho thiên hạ biết là bác có chính thức dịch những quyển thế này. Giờ đi đâu nghe nhắc tới phốt cũ của bác tôi cũng lắc đầu, vài sai sót dịch thuật cũ rích mà quy ra thành quả lao động cả đời của người khác.
ReplyDeleteô, về chuyện bút danh thì tôi đã nói rõ ở trong đường link dưới đây, có liên quan gì đến bất kỳ chuyện nào khác đâu:
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2015/12/tran-bach-lan-va-toi.html
Hãy thay bìa!
ReplyDeleteUn pedigree có phải là hồi kí không bác? Bác hãy dịch đi, ủng hộ.
ReplyDeletethứ nhất, ngay trên đã nói đó là một hồi ký, không biết đọc à?
ReplyDeletethứ hai, nếu có nhu cầu ủng hộ thì đi mua vé xem bóng đá đi, tha hồ mà ủng hộ; xét cho cùng, đọc và ủng hộ không có gì liên quan hết cả
Loay hoay nhờ vả, ngóng mãi mới được Một gánh xiếc qua, chỉ thiếu chữ ký Patrick Modiano và Cao Việt Dũng :)
ReplyDeleteBản dịch Un pedigree thế nào rồi ạ?
ReplyDeleteem thích bìa Một gánh xiếc qua hơn cả.
ReplyDelete