Jan 5, 2018

1968 (2): Ngày 5 tháng Giêng

Vì từ lần trước đến lần này (tức là hôm nay), chúng ta đã bỏ qua ba ngày, cho nên tôi xin tóm lược nhanh những chuyện gì đã xảy ra ngày 2, ngày 3 và ngày 4 tháng Giêng (dương lịch) năm 1968.

Các đồng chí Mông Cổ (dẫn đầu đoàn sang thăm nước ta là đồng chí So-no-mưn Lúp-xan) tiếp tục là những nhân vật quan trọng của số 2: trên số này đăng diễn văn của đồng chí, đồng thời cũng đăng diễn văn từ đại diện của chủ nhà, đồng chí Nguyễn Duy Trinh.

Cũng trên số 2 có "Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam chúc mừng năm mới"; có chuyên mục "Hưởng ứng lời kêu gọi Đông-Xuân quyết thắng"; thông báo về "Tặng thưởng huân chương tổ quốc và huân chương thành đồng"; đồng thời, trong một tin quan trọng khác: "Vừa qua, Ban bí thư Trung ương Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, được sự đồng ý của Chính phủ, đã quyết định trao huy hiệu và thẻ đội viên cho toàn thể cán bộ, đội viên thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước vào đầu năm 1968"; kỷ niệm "Ngày sinh của Phan Bội Châu" lần thứ 100 (như vậy, năm 2018 này có kỷ niệm 150 năm ngày sinh Phan Bội Châu), do Bộ Văn hóa và Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam tổ chức; tin chiến sự cho biết Mỹ Tho và Quảng Trị "diệt hơn 400 tên địch", tại Trà Vinh "hơn 4 vạn đồng bào biểu tình chống Mỹ và Thiệu, Kỳ, kéo qua 80 đồn bốt, làm chủ quận lỵ Trà Cú trong một ngày".

Số 3: trang nhất đưa tin "Thanh niên công nhân Hà Nội, Nam Hà sôi nổi thi đua cải tiến kỹ thuật", trang tiếp theo tập trung vào "Thanh niên công nhân nhà máy ô tô 1-5", tiếp nữa, "Bội đội công binh quyết nêu cao hơn nữa truyền thống "Mở đường thắng lợi"" và mục "Trên chiến trường miền Nam" có bài nhiều tính chất tổng kết "1967, năm thất bại thảm hại của Mỹ, ngụy", trang 4 đăng tin thế giới có bài cho biết "Nhân dân Á, Phi, Mỹ La tinh kiên quyết đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng dân tộc", tác giả là Tôn Quang Phiệt, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết nhân dân Á Phi của Việt Nam, cũng trên trang này có bài thơ "Thượng sĩ "chó" cố vấn Huê-kỳ" của Xích Điểu.

Số 4: Nhấn mạnh vào cấy lúa chiêm, đồng thời Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ cảm ơn các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô (lời cảm ơn trước hết gửi đến "Ngài L. Bơ-rê-giơ-nép"), đồng chí Lê Thanh Nghị đi thăm Hải Phòng, đặc biệt có một trang lớn với chủ đề chung "Xây dựng và phát triển kinh tế địa phương" gồm toàn bài của các bí thư đảng ủy, nhờ vậy ta biết thời điểm này Ngô Duy Đông là bí thư tỉnh ủy Thái Bình, Trần Kiên đồng nhiệm bên Hải Phòng, chẳng hạn thế, sau đó báo đưa tin cả thế giới đấu tranh chống Mỹ thực hiện chiến tranh tại Việt Nam (ví dụ: "Mới đây, Phong trào đấu tranh cho giải trừ quân bị ở Tây Đức đã lên tiếng đòi hạ nghị viện Tây Đức phải tổ chức một cuộc thảo luận để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.")

Đặc biệt, cả ba số nói trên ngay trang nhất đều đăng con số máy bay Mỹ bị bắn rơi tại miền Bắc: số 2 đã có 2684 máy bay, số 3, con số tăng lên 2685 và số 4, 2692.

Giờ, ta đến với số 5, ra ngày 5 tháng Giêng năm 1968.

Ai tinh ý chắc đã thấy khác với số 1 (ngày đầu năm), số 5 không có màu. Ai tinh ý hơn sẽ thấy năm 1968, ngày 5 cũng là một thứ Sáu, tức là giống năm nay: như vậy thì sẽ vô cùng thuận tiện để xem xét.


- trang 1

Tin đầu tiên về công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học:


So với hôm trước đó, tổng số máy bay bị bắn rơi đã tăng thêm 7 cái, lên 2699:


Thêm một bài xã luận cũng không ký tên cá nhân mà ghi "Nhân dân":


- trang 2

Tiếp tục chủ đề "5 tấn"; ta có thể thấy tác giả là Phan Quang, điều này phù hợp với cuốn sách của Trần Đĩnh (có ai còn nhớ không? chắc chẳng ai còn nhớ), trong đó nói Phan Quang chuyên đi viết về nông thôn:


Một vấn đề rất sâu sát cuộc sống, liên quan đến "các khu phố":


Còn cụ thể hơn nữa, về "Khối 30" khu Đống Đa (hồi đó có khối và khu chứ không phải phường và quận), Hà Nội, có ông Giáp biết nghi ngờ kẻ gian:


- trang 3

Một "từ khóa" của một thời đã xuất hiện, đó là từ "thi đua":


Sau "khách mời danh dự" là các đồng chí Mông Cổ như đã thấy trên số 1 và số 2, ở đây vai trò ấy chuyển sang cho Cuba; năm 1967 ở Cuba là "Năm Việt Nam anh hùng":


Chú ý mục "Bạn cần biết", liên quan đến một trường trung học kỹ thuật ở Nam Hà:


Trận Cà Tum:


- trang 4

Đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô xuất hiện tiếp trên cùng số báo:


Cambodge:


Tranh châm biếm (hí họa) ghi chú thích lấy lại từ báo của Sài Gòn:





nhân tiện:

đã tiếp tục Sao cho trong ấm của Balzac: tới thời điểm này, các đường nét của câu chuyện đã bắt đầu trở nên rõ ràng; La Paix du ménage tuy ngắn nhưng lại là một câu chuyện hết sức lắt léo, và không hẳn là dễ theo dõi, nhất là đối với những người hay sốt ruột (nghĩa là gần như tất cả mọi người); mọi nhân vật đều đã xuất hiện, nhất là bà già de Lansac; những ai tinh tế sẽ bắt đầu nhận ra đâu mới là nhân vật chính: câu chuyện diễn ra trong bối cảnh một cuộc vũ hội rất đông người, nhộn nhịp và rực rỡ, đó cũng chính là "dấu chỉ" cho cốt truyện, bởi vì Sao cho trong ấm cũng giống như một "quadrille", điệu nhảy gồm hai cặp trai gái - không hẳn là dễ xác định ngay được đâu mới là hai cặp ấy, trong số những người lần lượt xuất hiện, như trong một vở kịch gồm nhiều nhân vật



1968 (1)

2 comments:

  1. Lại ê hề rượu thịt mà không ai dám gắp, hoặc không biết gắp thế nào :p

    ReplyDelete