tiếp tục luôn "ngoài hiệu sách (1)"
(cũng tiếp tục "Bouvard & Pécuchet", "Jacques Người định mệnh", "Internet" và "thời chúng ta (7) thái độ")
Không còn "trong hiệu sách" mà đã "ngoài hiệu sách", thì - ít nhất một phần - điều này cũng tương tự như out of the box.
Chính ở điểm (nhìn) mới này, một số thứ sẽ hiện ra (nhờ có phối cảnh mới). Một trong những điều ngay lập tức nổi lên là: trong suốt một thời gian không hề ngắn vừa qua, xuất bản Việt Nam không có một yếu tố: không có tác giả.
Trước khi đi vào các hiện tượng riêng (tôi đang nói như đọc tham luận hội thảo), có thể có một nhìn nhận bao quát (càng lấn sâu hơn vào cái kiểu nói năng đó): tất tật (tức là, tôi muốn nói, không có ngoại lệ nào) những người có bằng cấp (đặc biệt, tiến sĩ) ở Việt Nam đều không phải là tác giả. Không một cuốn sách nào ghi tên tác giả kèm tước hiệu (à nhầm, học vị) tiến sĩ thực sự là một cuốn sách. Và là bất kể, không tính xem cái bằng tiến sĩ đó được trao từ đâu, địa phương nào, trường đại học nào trên toàn thế giới. Cái đã khởi đầu từ các tiến sĩ trở về từ thế giới Đông Âu trước đây vẫn tiếp tục, và chỉ có thể nói là càng ngày càng trầm trọng hơn. Không có một tiến sĩ (và cả giáo sư) nào là tác giả, trên tổng thể. Cần nhìn vào đây kỹ hơn, vì ở trong đó có không ít sắc thái. (sự thật nằm trong các sắc thái - Benjamin Constant)
Thời trước đây, khi nghe thấy ai xưng là "tiến sĩ mỹ học" người ta sẽ mỉm cười (nếu không được lịch sự thì sẽ không mỉm lắm). Nhân vật huy hoàng cho tiến sĩ của một thời là Madame Đoàn (Thị) Hương.
Còn thời bây giờ, khi cả một làn sóng kéo dài của du học (và không chỉ Liên Xô, Đông Âu) đã qua, cần nhìn vào đâu? (Đoàn Hương biến tướng như thế nào, giọng không khàn nữa mà trở nên the thé - chẳng hạn vậy) Một trong những điểm có thể giúp thấy ngay nằm ở chỗ: nếu biết giáo sư hướng dẫn (ở nước ngoài) của một tiến sĩ nào đó mang họ Việt Nam (tức là một khoa bảng Việt Kiều hướng dẫn cho một nhân vật Viêt de chez Viêt) thì đã bắt đầu có thể đoán ra. Đây là - rất sơ đẳng - sự chọn dễ.
Phùng Ngọc Kiên còn ở mức độ, tuy giáo sư hướng dẫn đúng như vừa nói, nhưng Phùng Ngọc Kiên còn không hiểu được giáo sư của mình (suốt mấy năm trời) nói gì. Điều tôi vừa nói, có nhiều người chứng kiến.
Nhưng, cần phải nhìn vào sự tác giả giả vờ là tác giả, tức là trông như là tác giả. Ở phương diện này, không ai vượt được một nhân vật: Đặng Hoàng Giang. Không biết bao nhiêu yếu tố thời đại dồn hết cả vào đây.
Nếu thấy được (đoán được) Đặng Hoàng Giang viết thế nào, tức là processus của viết ở Đặng Hoàng Giang, thì sẽ hiểu rất nhiều (về Đặng Hoàng Giang, nhưng nhất là về thời chúng ta, về best-seller, tức là dịch hạch). Đặng Hoàng Giang liên quan đến Reading (circle gì đó, nếu tôi không nhầm), nhưng tôi nghĩ là tôi chắc chắn được, Đặng Hoàng Giang chẳng đọc cái gì bao giờ (hoặc chỉ tưởng là mình đọc), nên ta sẽ chỉ quan tâm đến viết (processus của nó).
đấy là ngày sau đúng một năm tìm, tôi vẫn không tìm được bộ sách mà tôi muốn tìm
sau thêm một năm, tôi vẫn chưa tìm được
chắc phải quyết định đọc trên édition La Pléiade:
một La Pléiade hơi xấu - và rất cũ)
Trong hiệu sách (11) nhà biên tập
đây (sắp trong hiệu sách)
đọc & rọc (Gutenberg & Co.)
Trong hiệu sách (8) cũ
Trong hiệu sách (7) giống
Trong hiệu sách (6) trông như là
Trong hiệu sách (5) best-seller và PR
Một thực tại-hiệu sách
Trong hiệu sách (4)
Trong hiệu sách (3) "Cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù"
tiếp tục
ReplyDelete