Aug 2, 2022

Chuyên gia & đầu ngành

Năm xưa (cũng chưa xưa lắm) có một quyển sách lẽ ra tôi phải phụ trách nhưng bận lắm việc khác quá nên khi thấy có người bảo để mình lo thì tôi mừng quá. Người đó lại còn bảo nhờ chuyên gia đọc, hiệu đính, etc. tôi lại càng thấy tốt. Nhưng khi sách in ra thì tôi thấy nó rất tệ. Người hiệu đính là ông Nguyễn Thừa Hỷ, và kể từ đó tôi càng chắc chắn vào một điều, làm quái gì có chuyên gia. Nhất lại còn là chuyên gia đầu ngành. Không có cái động vật quý hiếm ấy đâu.

Điều này (cứ tưởng là chuyên gia nhưng hóa ra không phải: ai chẳng là chuyên gia kinh tế, lên xuống chứng khoán, chuyên gia bóng đá phân tích đủ kiểu, cũng như chuyên gia đạo đức, xử bao nhiêu năm tù thì quá ít, etc.?) giờ đây còn mang thêm một tính cách rất đặc thù khác nữa: giờ đây, càng những người có chức tước và học hàm học vị thì lại càng xa với sự chuyên gia, nhất là càng xa với đầu ngành: chính những ai được coi là đầu ngành lại kém nhất.

Một lần tôi được mời (triệu tập thì đúng hơn) đến buổi ra mắt của một ông chủ tịch viện hàn lâm. Ngoài chuyện sau ba mươi giây thì tôi phát hiện ông cứ l cao nói thành n thấp tuốt thì tôi còn biết


(nhân tiện đang Edgar Poe, một câu hỏi rất tự nhiên được đặt ra? ở Việt Nam, ai là chuyên gia về Poe? để tôi trả lời cho: đấy là bà Hoàng Tố Mai)


[tiếp đoạn trước ngoặc đơn] thêm một điều: chợt thấy hơi nghi nghi, tôi thử tìm hiểu, và thấy rằng, rất nhiều người có chức vụ to trong ngành khoa học xã hội ở Việt Nam hiện nay thuộc giới kinh tế học. Như vậy là có hai đặc điểm lớn: rất nhiều Nghệ An, Hà Tĩnh, và kinh tế học. Nhưng viện Kinh tế, hay nói chung hơn, những gì liên quan đến kinh tế, của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đó thậm chí còn không phải là kinh tế học.

(Vĩ thanh của câu chuyện nhân vật ln: đó là một nhân vật cực kỳ hiếm hoi của Viện Hàn lâm trở nên vô cùng nổi tiếng, trong đợt dịch bệnh. Tất nhiên không hề vì thành tích nghiên cứu. Vì là một trong những bệnh nhân đầu tiên, nhân vật ấy được đặc biệt quan tâm, và thế là người ta phát hiện ra một số điều rất không nên biết. Có vẻ sự vụ đã được giải quyết rất êm thấm.)


Trở lại với đặc điểm càng lên cao càng: trong cách tổ chức hiện nay, tức là ở các trường và các viện nghiên cứu, có vai vế là những người như viện trưởng, viện phó, trưởng phòng, trưởng khoa, phụ trách tổ chuyên môn, v.v...; ở nhiều trường hợp những người giữ các chức vụ như vậy được đương nhiên coi là đầu ngành. Thế nhưng, ta thử nhìn nhận vài nhân vật thuộc dáng ấy, thì sẽ thấy ngay một số điều. Chẳng hạn như Hoàng Phong Tuấn.


Nhưng vẫn cần quay trở lại với nhân vật đã nhắc. Đó là người trong một thời gian dài có vai trò trọng yếu ở một thứ đầu ngành - vì ở đây "đầu ngành" chính là một chủ đề, một từ khóa then chốt, một tờ tạp chí.

Với nhân vật ấy, một lần nữa ta thấy được chứng thực một điều: nhiều điều nhất định phải đi cùng nhau. Cụ thể, một người thượng đội hạ đạp thì cùng lúc cũng là một người hay chơi trò đánh hội đồng. Chưa hết, con gái nhân vật ấy cũng trở nên thành viên của cùng nơi - và như vậy, thì bắt đầu lấp ló câu chuyện con ông cháu cha, tất nhiên là một chuyện không hề nhỏ, thậm chí đây còn là yếu tố rất lớn và có sức chi phối mạnh, như ở dưới sẽ đề cập.

Quay lại với tờ tạp chí đầu ngành. Từng có lần, cách đây cỡ chục năm, một cuộc họp được tổ chức liên quan đến nó. Trong cuộc họp, tôi được đề nghị có ý kiến. Tất nhiên tôi không muốn nói ý kiến, nhưng rốt cuộc cũng không thể không nói, thế là tôi nói. Tôi nói là tôi không muốn viết cho một tờ tạp chí cứ không ngừng đăng bài của ông Hà Minh Đức và ông Phong Lê. Ông Hà Minh Đức và ông Phong Lê toàn viết về những vấn đề mà hai ông chẳng có hiểu biết gì.

Tôi không chắc lắm, nhưng dường như sau đó mật độ bài của Nhị Ông cũng bớt thật. Nhưng tờ tạp chí sẽ ngoặt sang một hướng khác, mà ở dưới tôi sẽ nói đến.


Trong bài ở đường link ngay trên, tôi đã nói đến chuyện, nghiên cứu là dạng hoạt động mang lại một cơ hội: cơ hội nói những gì mà mình nghĩ, và chỉ những gì mà mình nghĩ.

Nhưng vậy thì chưa đủ: nghiên cứu còn là hoạt động có đặc trưng rất đơn giản như sau: cuối cùng, chẳng có gì còn lại, nếu một người làm công việc nghiên cứu cả đời không có bài viết nào có giá trị. Từ đây mà ta thấy được, một nhân vật, như ông Nguyễn Hữu Sơn, dẫu có nhiều phẩm chất (thượng đội hạ đạp, chuyên đánh hội đồng, etc.), lại còn nắm cả một tờ tạp chí, thì rốt cuộc cả đời ông Nguyễn Hữu Sơn cũng chẳng viết được bài nào có chút giá trị gì.




(tiếp tục "Nguyễn Văn Vĩnh dịch kịch tiếp": Lesage là ai?, "Mãi rồi cũng": anh ấy bị hành như thế nào, cũng như "Cả đống" và đang viết nốt - tức là viết nốt hẳn - "Nguyễn Văn Vĩnh ở giữa Molière và Balzac": nhân tiện, "viết nôt")


1 comment: