Chiến tranh và chiến tranh của Krasznahorkai László là cuốn tiểu thuyết lớn nhất xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian vừa rồi. Muốn đi tìm trung tâm thế giới, ta có thể đọc Voyage au centre de la terre của Jules Verne vĩ đại; đối với tôi, đó là một trong những cuốn sách hay nhất trên đời, vào cái thời còn là độc giả của Verne, tôi nhớ đã đọc không dưới mười lần Voyage au centre de la terre; nhưng ta cũng có thể đọc vài nhà văn khác bị cái trung tâm này ám (hoặc cũng có thể là chính họ ám cái trung tâm ấy), trong đó có Krasznahorkai.
Về ba cuốn sách của Krasznahorkai (trong đó có Chiến tranh và chiến tranh), xem ở kia và ở kia.
Cũng giống như "du hành" đối với nhiều người, rất nhiều người, là đi, thật xa, là thiên nhai hải giác, chân trời góc bể, phiêu bạt lênh đênh, có những khi đạt tới phiêu bồng (như Blaise Cendrars hay Nguyễn Tuân) nhưng lại có người "du hành" bằng cách ngồi trên ghế bành, hoặc, một cuộc du hành đúng nghĩa đối với Xavier de Maistre chính là đi vòng quanh căn phòng rất hẹp (thật ra thời điểm ấy, người em trai của Joseph de Maistre đang bị nhốt vào một chỗ) - đấy là còn chưa nói đến cuộc đi đến tận cùng một thứ như đêm - trung tâm của thế giới đối với Samuel Beckett, ta phải ngờ như vậy, là một cái hố, thậm chí là một cái hố bất kỳ; nhưng đối với Krasznahorkai, một chuyên gia đúng nghĩa về trung tâm thế giới, chuyện (có vẻ) phức tạp hơn nhiều.
Tôi để đâu mất chưa lục ra được một cuốn sách hết sức đáng nói, vô cùng độc đáo, của Krasznahorkai, bản tiếng Pháp Thésée universel: chỉ cái nhan đề thôi cũng đã cho thấy rất nhiều điều về thế giới và trung tâm thế giới, một thế giới được hình dung như mê cung, với "Thésée" người đi vào mê cung. Krasznahorkai có một biệt tài: tạo ra những "xen" tiểu thuyết chạm ngưỡng của cái "grotesque", gần như không thể đứng vững được ở bất kỳ đâu, dưới ngòi bút của bất kỳ ai. Trong Chiến tranh và chiến tranh, đoạn ở đầu sách, mấy thằng côn đồ thiếu niên thích nghịch dao, là một cảnh gần như đổ, thế nhưng lại không đổ. Trong Thésée universel cũng vậy, một người đái bậy ở bến tàu điện ngầm, rồi tiếp đến là đoạn rượt đuổi của nhân viên cảnh sát. Đọc rất bực mình nhưng rồi cuối cùng vẫn thấy đúng là phải thế.
Cuốn tiểu thuyết này đã quá nổi tiếng:
Nó rất nổi tiếng là vì điện ảnh, vì bộ phim của Béla Tarr (hay Tarr Béla nhỉ?). Nghe nói cảnh đứa bé và con mèo chết đã được coi là kinh điển của lịch sử điện ảnh.
"Trung tâm thế giới" của Tango de Satan là một hợp tác xã đổ nát. Nói đúng hơn, trung tâm thế giới là sự đổ nát của một trung tâm.
Văn chương của Krasznahorkai có một cái gì đó như thể luôn luôn có xu hướng đánh lừa. Trong Tango de Satan, hai nhân vật du thủ du thực ma cà bông, Petrina và Irimiás, rất dễ khiến người ta nghĩ đến Kafka. Tức là, rất dễ nghĩ, lại có thêm một cuốn tiểu thuyết rất "kafkaesque". Nhưng không phải thế, rất không phải thế.
Và bởi chính tính chất "trung tâm thế giới" của văn chương Krasznahorkai: trong khi đó, văn chương Kafka ở chính xác đối cực, văn chương Kafka không có bất kỳ trung tâm nào.
Chiến tranh và chiến tranh có lẽ là tác phẩm của Krasznahorkai nói lên rõ hơn cả cuộc đi tìm "trung tâm thế giới", và điều đó không bắt đầu từ khi nhân vật Korin đặt chân đến Mỹ. Bản thân Chiến tranh và chiến tranh ngay lập tức mang tính chất trung tâm thế giới từ dòng đầu tiên. Nhân vật chính dường như chạy bổ đến trung tâm thế giới, nhưng như thể từ đầu đến cuối anh ta đã ở trong trung tâm thế giới; cảnh cuối tại một thành phố nhỏ châu Âu (thêm một trường đoạn đặc biệt "grotesque" ở nhà bảo tàng, một đoạn gần như chắc chắn sẽ đổ nếu là do bất kỳ ai khác ngoài Krasznahorkai viết ra: không phải chuyện đùa, khi người ta là chuyên gia về một thứ như trung tâm thế giới) chỉ là một sự nhấn mạnh thêm, chứ ngay từ đầu, Korin đã ở trung tâm thế giới, ở cái "trung tâm lưu trữ" ấy (trung tâm lưu trữ: ta gặp lại José Saramago, trong Mọi cái tên). Thế giới, trong cái nhìn của Krasznahorkai (một người có cặp mắt đặc biệt trong suốt), dường như bản thân thế giới đã là trung tâm thế giới. Nỗi khó ở của con người sống trên thế giới không nằm ở chỗ không tìm được trung tâm thế giới, mà là không thoát được khỏi trung tâm thế giới. Không có cách nào thoát khỏi trung tâm của thế giới.
Một cách khác để miêu tả "trung tâm thế giới" của Krasznahorkai nằm trong cuốn sách dưới đây, cuốn sách mà tôi thú nhận ngay là thứ tôi thích nhất của Krasznahorkai:
(cuốn sách mang một cái nhan đề không thể nào: một cách đầy đủ, có thể gọi nó là Phía Bắc, qua một ngọn núi, phía Nam, qua một cái hồ, phía Tây, qua các con đường, phía Đông, qua một dòng suối: đúng, nó dài chính xác như vậy)
Đi tìm trung tâm thế giới bằng cách phá hủy trung tâm thế giới (Chiến tranh và chiến tranh), trong Phía Bắc... Krasznahorkai dường như còn muốn phá hủy cả tính chất vô tận: ở thế giới này không tồn tại sự vô tận. Đó là khi nhân vật của Phía Bắc... đọc một cuốn sách toán học.
Krasznahorkai sống nhiều năm ở Nhật Bản, và Phía Bắc... là cuốn sách lấy bối cảnh Nhật Bản. Một nhân vật đi đến Kyoto, có gì đó phảng phất Kim Các Tự, có pho tượng Phật rất kỳ khôi, và lai lịch nhân vật rất không tầm thường.
Anh ta đến Kyoto vì đi tìm một khu vườn. Một khu vườn kỳ diệu, mà người ta không thể biết là có thể tìm được hay không, thậm chí có tồn tại hay không. Khu vườn này, nhân vật từng xem thấy hình ảnh trong một quyển sách về một trăm khu vườn đẹp nhất trên đời.
Một khu vườn đích xác là một trung tâm của thế giới. Và cuốn sách này của Krasznahorkai càng cho thấy rõ hơn: ngay nhan đề của nó đã "dựng phương vị" cho một cái gì đó. Một khi đã có đủ Đông, Tây, Nam, Bắc, đương nhiên cái nằm ở chính giữa chính là trung tâm.
Nhưng, văn chương là thứ rất hay đánh lừa, văn chương của một số người, trong đó có Krasznahorkai, lại càng thích đánh lừa. Một thế giới, nhưng, xét cho cùng, là thế giới nào? Văn chương của José Saramago thiếu vắng một thứ mà chắc rất ít người nhận ra: trong các tiểu thuyết của Saramago không bao giờ có dấu chấm hỏi. Dường như thế giới của Saramago là thế giới không có gì để mà hỏi, và do đó chẳng có gì để trả lời. Một thế giới không hỏi, không trả lời: đó là một thế giới rất khủng khiếp. Chẳng có gì để nói, xét cho cùng, và xét cho cùng, Beckett lại đúng.
Những cuốn sách của Krasznahorkai đùa cợt chúng ta theo một cách khác. Ai đọc Chiến tranh và chiến tranh mà không thấy nỗi khó ở về một cái gì rất khó gọi tên, như một lời đùa cợt rất lớn, và vì quá lớn nên không thể xác định. Cách đánh số "chương" sách của Krasznahorkai bao giờ cũng đùa: Tango de Satan có hai phần, phần thứ nhất đánh số từ I đến VI còn phần thứ hai đánh số từ VI đến I, còn Phía Bắc..., ngoài cái nhan đề đúng nghĩa là đùa cợt, đánh số chương cho đến "L", thế nhưng nó lại không có chương "I", bắt đầu ngay từ "II".
Nhỡ đâu trung tâm của thế giới lại nằm ở đúng cái chương đã biến mất đi một cách đáng ngờ? Hoặc cũng có thể trong sự nghịch đảo trật tự của các chương sách.
NB. mới thêm một đoạn dài bài của Michel Foucault về Flaubert (đã sắp hết)
Krasznahorkai và Nádas Péter
Krasznahorkai: "Trong tay thợ cạo"
Krasznahorkai-Jean Améry-Kiš
Trung tâm thế giới...tâm của mê cung. Con người dựng cột thiêng, xây bệ thờ, cố sản tạo, thiêng hóa không gian để được thần thánh công nhận. Nhưng làm sao có thể thoát ra khi "The nightmare corpse-city of R'lyeh…was built in measureless eons behind history by the vast, loathsome shapes that seeped down from the dark stars. There lay great Cthulhu and his hordes, hidden in green slimy vaults."
ReplyDeleteLai trồi lên phát đây
trang nhà Z gì cũng có viết mà không hay bằng bài này, cảm ơn bác
ReplyDeleteTrang đó có bài phỏng vấn đọc được đó bác, còn chủ nhà tự viết thì dở :)) chạy khá nhiều bài về bác nhà văn này
Deletethôi đi nhé, nốt cái này thì thôi đi nhé, bàn ngang tán dọc suốt thế à, sốt cả ruột
DeleteCthulu: đọc Alfred Kubin đi, "The Other Side"
ReplyDeleteCthulhu not C thu lu
DeleteTôi đang đọc Chiến tranh và chiến tranh rồi. Mấy quyển khác của Lazlo thì chưa đọc được nhưng tôi đã xem đủ mấy phim của Béla Tarr. Werckmeister Harmonies(tức The Melancholy of Resistance ấy)thấy kinh hơn Satantango. Bản thân tôi thích Con ngựa thành Turin nhất.
DeleteNhân tiện, vị anon proofreader ở trên không phải tôi đâu
continuously i used to read smaller articles or
ReplyDeletereviews that also clear their motive, and that is also happening with this article which I am reading at this
place.
don't fuck with books
ReplyDeletedon't try to be cynical, it's stupid
ReplyDeletemấy quả Hung này ác liệt thật, mấy chuyện mới xảy ra ở Tiergarten, Berlin cứ như được viết ra từ trước, trong một tiểu thuyết của Nadas Peter :p
ReplyDeletePeter Nadas chứ anh nhỉ?
Deletelàm sao để tìm được quyển mà anh thấy hay nhất trên đời ở trên kia nhỉ :( search thấy sách cũ mất tích ở các bookstore là chắc rồi
ReplyDeleteồ ôi, vui tay hai giây là đã thấy rồi:
ReplyDeletehttps://tiki.vn/cuoc-tham-hiem-vao-long-dat-tai-ban-p626850.html
khụ, hết hàng mà anh; mà em tưởng quyển đấy là Lên cung trăng chứ?
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2017/05/jules-verne-o-viet-nam-1944.html
không, đang nói đến trung tâm trái đất
ReplyDeletehiện tại bản dịch quyển đó của Jules Verne, "Cuộc thám hiểm vào lòng đất", vẫn rất dễ tìm; đây không phải bản dịch phổ biến cuối thập niên 80, "Cuộc thám hiểm trong lòng đất"
Sorry, lan man vào Jules Verne quá. Em cũng đang đọc quyển Chiến tranh và chiến tranh này, cảm giác khó ở thật, sâu hun hút. Cảm tưởng như Krasznahorkai nói về sự vĩ đại của con người (con người sáng tạo ra những thứ vĩ đại hơn cả bản thân sự sáng tạo đó), nhưng cũng đồng thời thật là tầm thường. Không rõ phải diễn đạt thế nào cho phải.
ReplyDeleteBáo cáo bác là cuối cùng cũng xong cuộc lưu đày với Chiến tranh và chiến tranh. Chưa bao giờ tôi bị bao trùm trong cảm giác restless và unsettling tới mức như vậy, kể từ sau lần đầu đọc Poe (The Masque of the Red Death, tất nhiên)và Lovecraft(Polaris)nhiều chục năm trước. Cũng chưa bao giờ đọc cuốn fiction nào mà gạch chân, ghi chú đến nát cả sách, kể cả hồi Con lắc Foucault với Nghĩa địa Prague cũng chưa đến mức này.
ReplyDeleteSo những câu đại loại như "New York có quá nhiều tháp Babel" với chuyện xảy 2 năm sau khi Chiến tranh và Chiến tranh xuất bản, mới thấy có mùi tiên tri rất ghê rợn.
Nhân tiện, nhìn mấy ông nhà báo với những nhân vật "muốn gây ảnh hưởng xã hội" rền rĩ về "không giải thích với không hiểu nổi" động cơ chuyện ở Las Vegas cũng mới thấy không biết là phúc hay họa khi thiên hạ không mấy ai đọc Laszlo.
Cthulhu
thêm một người bị Krasznahorkai túm lấy khục khục
ReplyDeletetôi có thể chắc chắn bác sẽ thích cuốn tiểu thuyết thứ ba của Ernesto Sabato, cái cuốn trong nhan đề có "thiên thần" và "Abaddon" í
Thật ra đã bị túm chân từ hồi mấy phim của Bela Tarr, tới giờ thì muốn tự trầm xuống vực thẳm luôn.
ReplyDeleteTôi không tìm được bản Abaddon el exterminator bằng những thứ tiếng mà tôi đọc được, chỉ thấy một bản tiếng Anh nhưng tựa đề dịch thành Angel of darkness thấy hơi cliche.
À quên, hồi Makai Tenshou (Ma giới chuyển sanh) cũng ghi chú ác liệt lắm nhưng cuốn đó là đọc vừa học tiếng Nhật nên thuộc "hệ hình" khác rồi, hehe.
a, bác đọc Leonid Andreiev đi, "Nhật ký của Satan"
ReplyDeleteNxb bản tiếng Pháp của From the North... làm bìa đẹp tinh tế thế chứ:)
ReplyDeleteĐúng là dễ bị đánh lừa khi ngay câu đề từ Satantango đã có FK ‘in that case, I’ll miss the thing by waiting for it’
Nghe được tin vụ ở NY hôm qua, cháu bỗng có ý nghĩ kì quái hay là bây giờ là lúc đọc ô ấy. Đúng như chú nói, hơi giống một cú phang đầu.
ReplyDelete