Jan 13, 2021

BSEI


BSEI: Bulletin de la Société des Études Indochinoises - như vậy là tiếp tục cùng một lúc "Indochine" và lsbcvn (tất nhiên đã bắt đầu thực sự rẽ sang một hướng khác hẳn)


Mấy chồng BSEI trên đây, một phần không nhỏ tôi tìm được từ một nhân vật mà không ai trong giới sưu tầm sách ở Việt Nam trong vòng trên dưới chục năm vừa rồi không biết: Nguyễn Ngọc Kha. Đây là một trong những người làm cho công việc bán sách cũ ở Việt Nam có được diện mạo như nó có, và vinh danh cho công việc (hết sức cần thiết) ấy.

Tôi gặp Nguyễn Ngọc Kha lần đầu khi Kha còn là một cậu bé, ngồi trông cửa hàng (lúc đó vẫn ở đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn). Má phúng phính và đỏ mặt lắc đầu khi được rủ đi uống bia. Nguyễn Ngọc Kha còn rất chăm đi lễ nhà thờ.

Sau này, khi đã có (nhiều) râu, một lần đột nhiên Nguyễn Ngọc Kha báo với tôi là sắp ra Hà Nội, và hỏi tôi có thể mời Kha uống bia không. Tất nhiên là tôi đồng ý ngay. Ngay trước giờ hẹn, Kha nhắn tin hỏi, em rủ thêm người này người này có được không, tôi trả lời là tùy - vì (tất nhiên tôi không nói) tôi đâu có vấn đề gì với bất kỳ ai. Cuối cùng thì Kha đến một mình, và chúng tôi uống bia vỉa hè Hà Nội. Đó là không lâu trước khi Nguyễn Ngọc Kha qua đời.

Lần ấy, Nguyễn Ngọc Kha đến Hà Nội thì quá tiện, vì ngay trước đó do có nhầm lẫn nên tôi lại đang cầm một quyển sách mà tôi không chọn nhưng Kha lại gửi (qua bưu điện, tất nhiên). Kha thuyết phục tôi lấy luôn nó đi, tôi cũng ngần ngừ, nhưng rồi vẫn quyết định trả lại - lẽ ra đã gửi bằng bưu điện nhưng vì Kha đến Hà Nội nên có thể trả tận tay. Và tôi đã trả: đó là bản dịch tiếng Pháp Lễ ký của Séraphin Couvreur (tôi chọn bản dịch Kinh Xuân Thu cũng của Couvreur nhưng Kha gửi nhầm). Đó cũng chính là đợt nhờ Kha mà tôi kiếm được Sử ký Chavannes vô cùng hiếm (xem ởkia).


(Với Nguyễn Ngọc Kha, có quá nhiều chuyện để kể. Chẳng hạn một chồng tạp chí Giáo dục phổ thông - dẫn đến kết quả là ởkia - hồi đó Kha gửi cho tôi ảnh chụp vô cùng nhiều tạp chí về giáo dục và nói sẽ chỉ bán nếu tôi hốt trọn ổ; dĩ nhiên ở một điều kiện như thế, rất khó gỡ lẻ riêng GDPT, vì tôi chỉ quan tâm đến tờ ấy, nhưng cuối cùng cũng đã được; tôi vẫn tìm mấy số Giáo dục phổ thông bị thiếu, để bổ sung về Bùi Giáng.

Một vụ khác: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, tôi mua được từ Kha (tất nhiên édition originale). Thế rồi nó biến đâu mất, suốt nhiều năm không thấy chui ra. Giờ tôi vẫn không biết; chuyện như đùa, nói chẳng ai tin: một quyển sách như thế mà lại có thể để lạc được. Nhưng mà đúng vậy. Với Nguyên Hồng mọi sự cũng kỳ lạ: khi cần thực hiện công việc văn bản với Bỉ vỏ, tôi đang nghĩ cách kiếm édition originale nhưng chưa biết ở đâu, thì một hôm có người bán sách cũ qua đưa tôi mấy quyển tôi đặt, nhưng lại cầm theo một túi nữa, bảo sắp đi gửi cho một nhân vật, tôi tò mò nhìn thì trong đó ngoài một chồng Hà Nội báo lại có đúng Bỉ vỏ. Thế là tôi gọi điện thoại luôn cho người đặt mua, hỏi mượn quyển sách, sau một tháng sẽ trả. Sau đó rồi sách đã trả và ấn bản mới của Bỉ vỏ, nếu tôi không nhầm, đã thuộc vào top3 bán chạy của một tủ sách.)


Giờ, ta đến (một cách cụ thể) với BSEI. Đây là một trong những thứ có đủ sức làm đảo lộn cái nhìn cố hữu vào câu chuyện báo chí ở Việt Nam, trên không ít phương diện.



(còn nữa)


(đã tiếp tục:

"opus 1"

đang tiếp tục luôn:

"Thư viện To"

"[tiện bút] Rìa khu rừng"

"thời chúng ta (7) thái độ"

và viết nốt:

"Con cháu nhà ấy")




Thư viện To (Bibliothèque Centrale de l'Indochine fr.)

Préliminaire-(b) Anh và Pháp

Préliminaire-(a) Trăm và nghìn

Đông Dương thuở ấy (7)

Đông Dương thuở ấy (6) Maison Cité U

Đông Dương thuở ấy (4) l'Huma

(Cái) Tương lai của Bắc Kỳ

Báo năm 1919

Nguyễn Văn Vĩnh

Hội Trí Tri

Đông Dương thuở ấy (3) Các cò mi

Đông Dương thuở ấy (2) Léopold Cadière

Đông Dương thuở ấy (1) BAVH

Đông Dương ấy, Đông Dương này

Dien Bien Fou

Ngày 19 tháng Chạp năm 1946


3 comments:

  1. Cái thằng, lần đầu gặp, luôn say N0, và kén chọn người, đến khi quý mến, mới đi uống bia cùng.

    ReplyDelete
  2. có lần Kha nhắn tin hỏi tôi: anh thích Vũ Hoàng Chương, thế đã có quyển "Ngồi quán" chưa, tôi bảo là chưa, Kha nói có thằng kia nó bán, để em mua hộ anh; sau đó một lúc: nó bùng anh ạ, em cũng không ngờ nó lại bùng; chuyện rất bình thường (và hay gặp), nhưng tôi biết là Kha "feel sorry" thực sự - giờ tôi vẫn chưa có "Ngồi quán"

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đùa, có thằng Bon đấy, anh hỏi nó xem, giá nào cũng chém

      Delete