Nov 14, 2020

Đông Dương thuở ấy (6) Maison Cité U

tiếp tục câu chuyện Indochine (cũng tiếp tục về "phóng viên bóng đá", post "đi lại" và post "chưa đến & đã quá")


"Nhưng chẳng hề chỉ là tấm gương lừa dối của quá khứ, lớp lót tưởng tượng của nó, ngôn ngữ còn là chốn hội tụ những ham muốn không được thỏa của chúng ta, và cũng, một lời cầu nguyện của ta cho chính ta và cho người khác, hiếm khi nào họ nghe thấy hoặc sẽ chỉ nghe thấy chừng mọi sự đã quá muộn." (Louis-René des Forêts, Face à l'Immémorable)


Indochine, đó còn là cuộc đối đầu (đâm sầm vào nhau thì đúng hơn) của ngôn ngữ: ngôn ngữ này và ngôn ngữ kia. Cần phải thấy, trên bình diện ấy, không phải là một sự cọ xát (với lợi ích của cả hai phía, chẳng hạn như từ cagna etc., như vẫn hay thấy trong những cái nhìn win-win nhàm chán và dễ dãi). Một phần của điều này đã được xem xét ởkia.

Tạm bỏ lại điều đó: giờ ta sẽ đến với một chi tiết nhỏ: "Maison du Vietnam" của khu đại học - khu học xá - Cité Université (tại Paris, nó nằm trên đại lộ Jourdan, trên tuyến vành đai, đối diện bên kia đường với Parc Montsouris, từ bến tàu điện ngầm Porte d'Orléans đi từ trung tâm, cứ rẽ trái đi một đoạn là đến; một trong các tiện bút của tôi đã miêu tả một ít về nó, nhưng tạm thời tôi chưa nhớ ra là bài nào). "Maison du Vietnam" là để gọi cho tiện, chứ trước đây nó là MEI (Maison des Étudiants de l'Indochine) và giờ gọi là Maison des Étudiants de l'Asie du Sud-Est). Đại khái, ở Paris có một khu nhà ở cho sinh viên nước ngoài, tại đó có nhiều tòa nhà đặt tên theo các khu vực địa lý.

Quay trở lại với khởi đầu của Maison du Vietnam de la Cité U. Dưới đây là bài phỏng vấn Fontaine, một nhân vật trọng yếu của colonialisme fr., có liên quan trong việc xây dựng Maison. Bài phỏng vấn lấy từ tờ Tribune Indochinoise, một numéro của năm 1927.



(tờ La Tribune Indochinoise, như ai cũng biết, có yếu nhân là Bùi Quang Chiêu, trên manchette báo có thể đọc thấy tên một nhân vật khác: Dương Văn Giáo)

Như vậy, đây là cách để đi vào một mảng (một volet) rộng mênh mông nhưng mới chỉ được nhìn nhận rất ít - gần như tuyệt đối không được biết đến ở chỗ các nhà nghiên cứu Việt Nam: các tờ báo (và tạp chí, tập san etc. - gọi chung là các périodique) bằng tiếng Pháp tại Đông Dương. Một phân biệt sơ đẳng, đơn giản (nhưng hiệu quả) hiện ra ngay lập tức: báo tiếng Pháp của người Pháp và báo tiếng Pháp của người Việt Nam. Tất nhiên, có rất nhiều sắc thái mà sự phân chia vừa nói không bao hàm được, tôi sẽ còn trở lại. Như vậy, lsbcvn cuối cùng đã không để sót cái toàn thể của nó nữa.


Trở lại với bài phỏng vấn Fontaine:




(còn nữa)





Đông Dương thuở ấy (4) l'Huma

(Cái) Tương lai của Bắc Kỳ

Báo năm 1919

Nguyễn Văn Vĩnh

Hội Trí Tri

Đông Dương thuở ấy (3) Các cò mi

Đông Dương thuở ấy (2) Léopold Cadière

Đông Dương thuở ấy (1) BAVH

Đông Dương ấy, Đông Dương này

Dien Bien Fou

Ngày 19 tháng Chạp năm 1946


2 comments:

  1. tuyệt! vời cũng đúng mà diệt cũng hay

    ReplyDelete
  2. Dù chiến dịch phòng chống Covid-19+ các biến thể chỉ tạm im, chiến sự Nga-Ukraine còn đàm phán đàm phá kéo dài kéo ngắn, nhưng anh ưu tiên cho Loạt thuyết trình về chủ đề Đông Dương Indochine được đi

    ReplyDelete