Apr 19, 2021

Nhượng Tống: thêm một

(tức là thêm một tài liệu - à thì tư liệu vậy, nếu muốn)



Nhưng trước đó (trước "thêm một tài liệu Nhượng Tống"), cần nhìn sang một chủ đề (dường như) đang rất hot: kho số hóa của Gallica.



Đây, Nhượng Tống:




Bài báo "Cụ Phan Chu Trinh trong ý tôi" (kèm bài thơ khóc Phan Chu Trinh) của Nhượng Tống đăng trong năm 1949, cùng năm Nhượng Tống bị ám sát, sự việc xảy ra chỉ vài tháng sau đó - trên một tờ tạp chí ra ở Hà Nội.


Trước khi nhìn kỹ hơn vào tài liệu (tư liệu) này, quay trở lại với kho Gallica.


Nếu như tôi hiểu đúng - tôi không nghĩ là tôi hiểu sai, dẫu chỉ một li một tấc nào - về giới nghiên cứu (có dính dáng đến "Việt Nam học" và không chỉ như vậy, phân khu trong nước cũng như ở ngoài), thì kho số hóa Gallica đang dựng ra nhiều thứ, trong số đó tôi muốn chỉ nhìn vào một yếu tố: ảo tưởng.

Trước tiên là ảo tưởng (cuối cùng thì - ôi bao nhiêu là thở phào) đã có mọi thứ. Rằng một kho tư liệu như vậy sẽ giải quyết mọi điều, chúng ta sẽ chẳng còn gặp phải trở ngại nào nữa để thực sự hiểu về quá khứ (ít nhất là một mảnh lớn của nó) etc. Đây là ảo tưởng, vì trước hết, tất nhiên nó không có mọi thứ. Tôi cố tình lấy một thứ liên quan đến Nhượng Tống không tìm được trong kho Gallica, như trên đây (cũng có thể ở đó có, cứ đợi họ số hóa tiếp thì có thể có - nhưng tôi nghĩ là không).

Điều kỳ quặc là ảo tưởng thứ hai còn trầm trọng hơn nhiều: ấy chính là - chính xác ngược lại - quả thật là ở đó có mọi thứ. Nó có mọi thứ thật, vì đây là kho dépôt légal (tức là liên quan rất chặt chẽ đến câu chuyện về cái chỗ đã nói ởkia). Nó có mọi thứ, lúc nào cũng có mọi thứ, và nhiều người biết điều đó, nhưng

nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam không sờ vào nó, hay nói đúng hơn là không thực sự sờ vào nó. Cứ như là lờ đi con voi ở trong phòng (điều này rất quan trọng, lờ đi hiện diện của con voi, tôi sẽ còn trở lại ở bên dưới). Nhưng cứ như không phải, cách đây đã gần nửa thế kỷ, David Marr, trong một cuốn sách nổi tiếng về lịch sử Việt Nam, đã nói rất rõ, giấy trắng mực đen, là ở đó có tất tật. (cũng phải nói thêm, David Marr nói thêm vì trình độ tiếng Việt của mình không thực sự tốt nên đã không thực sự động vào)

Nhưng cứ như thể không phải như vậy (chưa nói đến chuyện, đương nhiên ở đó phải có mọi thứ, vì đó là fonds dépôt légal), vì cho đến cả các nhà nghiên cứu cư ngụ (lâu năm) ở chính Paris đã không hề động vào nó. Họ không hề động vào nó (lờ con voi), cho nên khi cần một văn bản (ta sẽ trở lại với Những ngày thơ ấu) thì thay vì làm một điều hết sức đơn giản là đến BNF em thì họ lại cố công đi tìm một ấn bản trời ơi đất hỡi thuộc dạng nhà xuất bản Hội Nhà văn hay nhà xuất bản Văn học (đã có thể nói toẹt: tuyệt đại đa số trong đó đều đáng vứt đi - điều đó có công không nhỏ của những người cứ tưởng mình đang làm công việc văn bản, đặc biệt là ông Lại Nguyên Ân). Giờ, cũng chính những người có accès dễ dàng vào BNF đang làm ra vẻ mình biết thừa từ lâu rồi: mais quelle comédie. Cùng lúc, người ta đổ xô đến kho Aix-Marseille (ANOM). Nhưng tại sao lại thế? tại sao lại đổ xô đến đó? Cả điều này cũng đã có thể trả lời hết sức rõ ràng - và thẳng toẹt, một lần nữa: chỉ vì đó là mốt.

(cần phải mở một ngoặc đơn hết sức quan trọng: điều vừa miêu tả ở trên diễn ra trong bối cảnh, ở BNF, phân khu châu Á, Indochine, bao giờ cũng có người Việt Nam, các bibliothécaire người Việt Nam - và họ đã làm gì? họ có thực sự biết gì về những thứ chính họ động vào hằng ngày không? toute une question, tôi sẽ còn trở lại)

Gallica, nếu có hiểu biết (dẫu chỉ sơ giản) về giới nghiên cứu nói trên, đang và sẽ rất nhanh trở thành mốt. Ở đây hai điều liền hiện ra: thứ nhất, số phận của nó gần như chắc chắn sẽ trở thành một dạng wikipedia (theo một dạng mới, tất nhiên), và thứ hai, rồi thì để làm gì?

Câu hỏi nghe rất ngớ ngẩn vừa xong không hề ngớ ngẩn (hoặc cứ coi là ngớ ngẩn đi, si vous le voulez bien) nếu nhìn vào các danh nhân Thái Bình, danh nhân Nghệ An nhan nhản trong giới nghiên cứu Việt Nam. Đó là những nhân vật vơ vét tài liệu. Download ebook cả ngày cả đêm. Một câu hỏi nhỏ: họ có bao giờ đọc những gì mà họ tích trữ không? để tôi trả lời luôn cho: không bao giờ.

Đến đây thì cả một nghịch lý lớn đã trở nên rất rõ.


(nhưng mở một cái ngoặc đã

một kho lớn như Dépôt Légal tất nhiên rất có ích; nếu muốn trở lại với Nhượng Tống - trong một contexte mới - thì fonds Gallica mang lại một số điều, chẳng hạn như cuốn sách dưới đây:


Kim Ngọc kỳ duyên, niên đại 1925 - đây là lúc Nhượng Tống chưa tròn 20 tuổi)



Nghịch lý ấy là: tài liệu (tư liệu) đang tạo ra một hiểu biết giả. Như vậy là, sau liên ngành, hợp tác quốc tế, chưa kể vô vàn thứ mốt này và thứ mốt nọ, tài liệu (tư liệu) trở thành một thứ tương đương - tương đương ở chỗ, trông như là một cứu rỗi nhưng lại là thêm một lời nguyền. Cần phải khẳng định một điều: tài liệu không giải quyết cái gì hết.

Ở đây, ta thấy tương đồng giữa các khối tài liệu (tư liệu) lớn. Thời gian vừa qua, ở Việt Nam xảy ra một hiện tượng (hơi ngầm, không phải ai cũng biết): sự vỡ của nhiều tủ sách cá nhân lớn. Như vậy là sau khi hàng loạt tủ sách (có thể gọi là) công cộng (như thư viện, etc.) vỡ, trong vòng trên dưới mười năm vừa rồi, đã đến lượt các tủ sách cá nhân.

Gần đây hơn cả là tủ sách của Hoàng Minh tức Giấy Gói Xôi (xem ởkia). Có thể miêu tả điều vừa nói hết sức cụ thể: các nhà sưu tầm sách Việt Nam (thế hệ chưa già, chưa hề già) không còn lòng tin vào công việc sưu tầm (của họ) nữa. Nhưng đã bao giờ họ có lòng tin hay chưa?

Tôi sẽ quay trở lại điều vừa nêu lên sau, nhưng sự tương đồng ở đây quá mức hấp dẫn: bởi vì có cả một nhịp nhàng giữa giới nghiên cứu chuyên nghiệp và các nhà sưu tầm dạng như Hoàng Minh - đến mức phải nghĩ là chỉ có độc một cái nhìn, chi phối tất tật. Hai bên đều mù quáng lao vào những giá trị giả - nhất là Vũ Trọng Phụng, tất nhiên. Vũ Trọng Phụng có vị trí như vậy là vì, phần lớn và rất đơn giản, các nhà nghiên cứu và các nhà sưu tầm không biết đọc.

Và khi kho Gallica xuất hiện (gây ra không ít sound & fury, chẳng hạn như từ Nguyễn Quang Diệu: dưới đây sẽ còn quay trở lại với Nguyễn Quang Diệu, một nhân vật mang nhiều dấu hiệu triệu chứng của thời chúng ta; nhỉ Diệu nhỉ, một số thứ cũng cần thanh lý, có phải không?), tôi lại càng muốn nhắc lại một điều: nhưng mọi thứ đều ở đây, lúc nào cũng ở đây, thậm chí ở ngay trước mắt chúng ta.

Vấn đề chỉ là có nhìn thấy hay không.





(còn nữa)


trong lúc chờ đợi: đã tiếp tục post về George Steiner, "bẫy", "prix1" (không phải đua xe công thức 1) và "Trúc Khê (Ngô Văn Triện)"




Trúc Khê (Ngô Văn Triện)

Đời trong ngục: Trở lại với Nhượng Tống

Đoạn cuối của Khái Hưng
Danh mục tác phẩm Nhượng Tống (bổ sung)
Nhượng Tống trả lời phỏng vấn tờ Tri tân
Nhượng Tống và Sử ký
Nhượng Tống, Phan Du, Trương Chính
Nhượng Tống về Hồ Văn Mịch
Nhượng Tống dịch Ngọc lê hồn
Tiếp tục tác phẩm hiếm của Nhượng Tống
Meaulnes và Lương Ngọc
Liêu Trai chí dị
Lan Hữu trở lại

Vài tác phẩm hiếm của Nhượng Tống (kèm danh mục tác phẩm, cuối 2015-đầu 2016)


7 comments:

  1. Phố Crévost nay là phố nào ở Hà Nội ạ?

    ReplyDelete
  2. Thứ nhất, tôi cảm ơn bác về bài này, mặc dù biết là bác sẽ mắng ngay, hay ít nhất là tỏ ra không thích.
    Thứ hai, vì hôm nay là ngày đặc biệt, nên tôi mong bác cho biết ý kiến về cuốn Nhượng Tống mà Nhã Nam mới ấn hành.

    ReplyDelete
  3. Literature is always a good card to play for Honours. It makes people think that Cabinet ministers are educated. (Arnold Bennett)

    Btw typo một “chưa kể vô vàn thứ mốt này và thứ mốt nọ”

    ReplyDelete