Apr 8, 2021

George Steiner: Books, Tolstoy, Dostoevsky & Martin H.

(tiếp tục:

+ "tiếng Việt abc";

+ "Chroniques HN: một phố";

+ tiếp theo và kết thúc "opus 1")



"books" thì không chịu viết - thế cho nên mới có (my) Unwritten Books:


Tolstoy, Dostoevsky thì không and mà lại or:


Còn Martin H. đâu? thì lại giống mọi lần khác, cứ lúc cần đi lục thì chẳng thấy đâu: không tìm nổi cuốn sách về Heidegger của George Steiner.


(nhưng vậy thì cũng đã quá tốt: bình thường tìm cả một đống không moi ra quyển nào, giờ định lục 3 thì ra 2 - tình hình khả quan dần lên)


Cuốn sách của George Steiner cuối cùng mà tôi đọc hóa ra lại là cuốn sách đầu tiên của George Steiner: một chủ đề như Tolstoy, Dostoevsky (dẫu or chứ không and: Steiner cũng nói rõ, điều này không hẳn là không có liên quan gì đến Either/Or của Kierkegaard; còn  gây điêu đứng nhiều nhất: cần phải nhìn sang phía của Schopenhauer) tạo nhiều ngần ngại, nếu không muốn nói là rất nhiều e dè. Như vậy là tôi đọc George Steiner trong vòng ngót hai mươi năm - tất nhiên không phải thường xuyên đọc, mà có một số đoạn thời gian đọc, vài lúc đọc rất nhiều và liên tục, nhưng có những quãng (interval - từ rất quan trọng, nếu muốn nhìn nhận George Steiner; tôi sẽ còn trở lại) không hề động đến. Khởi đầu là Babel, về tragedy etc. Khi đã đến rìa bên kia của hai mươi năm, thì (tôi) đã có thể thấy rõ: cuốn sách lớn nhất của George Steiner là Grammars of Creation, còn cuốn sách độc đáo nhất: My Unwritten Books. Người ta có thể học được vô số thứ nếu đọc vài nhân vật, chẳng hạn như George Steiner.

Không muốn chơi trò thia lia (par ricochet) nhưng nếu vậy (tức là đọc George Steiner trong suốt nhiều năm) thì cũng hơi giống George Steiner đọc Lukács. Khi viết một essay về Lukács, Steiner đã nói một điều rất đáng nhớ: rất khó để làm một honest literary critic, vào cái thời buổi này. Steiner cũng từng nói, mình đọc rất nhiều Lukács và một ít Hegel. Tương tự: Gérard Genette từng kể (hình như trong buổi được Antoine Compagnon mời đến Collège de France), mình cũng có đọc tí chút Kant. Nhưng đây chính là một điểm rất then chốt trong tinh thần những người thuộc thế hệ đi hết cái thế kỷ 20 điêu đứng kia: đó là quãng thời gian mặc cảm Sáng dần nhẹ đi: núi Hegel không còn án ngữ mọi con đường và áo (trong suốt) Kant không còn trùm kín mít lên bất kỳ ai nữa. Không còn tất yếu.

Tolstoy or Dostoevsky có một tít phụ: "An essay in Old Criticism". Đây là cả một tuyên ngôn về cái nhìn và thái độ: thời điểm cuốn sách ra đời, ấy là kỳ tươi sáng trọng điểm của New Criticism. Hai ông thầy trực tiếp của George Steiner là yếu nhân của New: Allen Tate và Blackmur. Ngoài ra còn là I. A. Richards từ xa xa; Steiner cũng trích dẫn Leavis và Empson. Cuốn sách của Steiner cũng phản ứng lại tâm phân học.

George Steiner có một chân dung (retrato) tự họa hết sức đầy đủ: Steiner tự nhận mình được hưởng một đặc quyền lớn lao, ấy là có thể (nói và làm) tình yêu bằng bốn thứ tiếng. Giờ đây, tôi thấy đã có thể nói thêm một điều (nho nhỏ) về phê bình văn học của George Steiner: đó là phê bình của một người biết nghe. Nghe thấy các tonality.


Từ trang 222 của Tolstoy or Dostoevsky: "What we can hear of the language of the unconscious falls too readily into our own syntax. Perhaps we do not yet know how to listen."

"Not yet", nhưng hoàn toàn cũng có thể là "no more" - "no longer", "anymore".

Tất nhiên, ở đây ta nghĩ đến một nhân vật, một cuốn sách: đó là khi Deleuze bình luận văn chương Kafka - một khoảnh khắc lớn, khi Deleuze xác định (gọi tên) được văn chương Kafka là văn chương thứ. (các triết gia về sự nghe: xem thêm ởkia)

Minor (gần như) - trong tương quan với major - có thể nói là hiếm (và quý). Âm nhạc châu Âu, ta cứ nói đơn giản là cho đến thế kỷ 19, thiên hẳn về trưởng. Ví dụ rực rỡ: trên 17 bản concerto cho piano của Mozart, chỉ có đúng hai bản viết trên giọng thứ, và đó là đô thứ và la thứ (la thứ là dependant của đô trưởng). Và nếu văn chương Kafka thứ thì đâu là văn chương thực sự trưởng, rất rất trưởng: tôi thấy không ai khác có thể đứng ở vị trí này hơn so với Thomas Mann. George Steiner cũng chỉ ra, không ai hơn so với Mann đã tiếp nối Tolstoy ở những phương diện then chốt hơn cả (nhất là Doktor Faustus: không có gì phải bàn cãi, đây là một trong số rất hiếm tiểu thuyết thực sự lớn về âm nhạc).

(nhạc của Chopin - vì nó khẽ khàng, buồn bã - cho nên rất minor? không hề; trên tổng số mười mấy bản valse của Chopin, về cơ bản chỉ có đúng 3 bản viết trên các minor key)

"Minor key" hay "modulation" (nếu không tính "crux") thuộc vào những gì (từ và những từ) hay xuất hiện hơn cả trong Tolstoy or Dostoevsky của George Steiner. Điều này không được nói hẳn ra, nhưng ta hoàn toàn có thể nghĩ, trong hình dung của Steiner, nếu văn chương Tolstoy trưởng thì văn chương Dostoevsky thứ.

Đến đây ta đã có thể bắt đầu đi vào những dualism làm nên bộ khung cho cuốn sách thời trẻ tuổi của George Steiner. Nếu Tolstoy nghĩa là epic (Homère) thì Dostoevsky: drama (Shakespeare, nhưng cả Corneille và nhất là Racine; và Schiller, tất nhiên). Ở một chỗ (thoáng qua), ta còn thấy, nếu Tolstoy nghĩa là Martin Luther thì Dostoevsky, Thomas Münzer. Tất nhiên, tôi đang cố tình đơn giản hóa (quá mức) - nhưng có cách nào khác đâu. Đặc biệt xuất sắc: khi Steiner phân tích mối quan hệ vô cùng phức tạp, cái nhìn rất khó nắm bắt của Tolstoy vào Shakespeare (nhất là King Lear). Mối ác cảm lừng danh của Tolstoy về phía Shakespeare - rất có thể - là ác cảm từ sự giống (quá giống).

Những người Nga mà George Steiner trích dẫn (không ít): tất nhiên, nhất là BerdiaeffChestov.


(nhưng nếu cần phải nói từ nào thuộc thế giới âm nhạc đặc trưng hơn cả trong tự vị của George Steiner, thì đó là overtone; còn ở bên ngoài đó? nếu không phải jargon của musick - cách viết của Ezra Pound, nhân vật cũng xuất hiện trong Tolstoy or Dostoevsky - thì harrowing thuộc vào số những từ mà Steiner ưa dùng nhất)

Ngoài các nhà phê bình và triết gia, các nhà văn thì sao? George Steiner nhắc đến cái nhìn vào Tolstoy-Dostoevsky của - nhất là - André Gide, Thomas Mann, Marcel Proust, nhưng nhất là D. H. Lawrence và đặc biệt Henry James (người nổi tiếng không ưa Tolstoy). Cặp Tolstoy-Dostoevsky đương nhiên là các nhà văn của nhà văn đúng nghĩa, nguồn cảm hứng lớn lao, gây ác cảm vô biên - nói tóm lại, không để cho ai yên ổn, trên mọi phương diện. Và hai nhân vật ấy không hề gặp nhau, dẫu nhìn vào tiểu sử lẽ ra họ phải gặp nhau. Anna Karenina gây nghi hoặc cho Dostoevsky, nhưng Tolstoy quãng cuối đời cũng bị Karamazov ám. (quãng cuối đời, tức là ngay trước khi Tolstoy bỏ đi khỏi Iasnaïa Poliana, để chết - bình luận của George Steiner cho thấy Tolstoy gần với king Lear đến mức nào)

Miêu tả Tolstoy-Dostoevsky của George Steiner cũng huy động đến Matthew Arnold (high seriousness) và Coleridge (high road of life).

George Steiner gọi bản danh sách của Pound (trong How To Read, tất nhiên) là "stupid", vì bỏ đi các nhà văn Nga, và quá tập trung vào Flaubert. Nhưng, thế nhưng, không hẳn là như vậy: chính Steiner là người chỉ ra, vào một quãng thời gian (của Melville và của cặp Tolstoy-Dostoevsky), văn chương Nga và văn chương Mỹ trở nên một tầm vóc kỳ lạ. Sự quay lưng của Pound, do đó, hoàn toàn tương tự với sự quay lưng lại Shakespeare của Tolstoy (vì quá giống, do vậy mà no affinity). Dẫu có vậy, George Steiner vẫn là một trong những người (rất hiếm hoi) dám đặt đối sánh Anna Karenina với Madame Bovary mà có thể từ đó bước ra with elegance, even with decency: một việc không hề dễ; cho dù có thể dễ dàng thấy George Steiner ác cảm với Flaubert đến mức nào - cũng giống Lukács.

Steiner nói rằng Lukács viết về Dostoevsky một cách hết sức gượng gạo, gần như không (muốn) nhìn vào văn chương Dostoevsky. Đây là một điểm rất mấu chốt: bởi vì, chính Steiner cũng vậy: cuốn sách Tolstoy or Dostoevsky có phần về Tolstoy lớn bao nhiêu thì phần về Dostoevsky gây thất vọng bấy nhiêu (trừ đoạn Steiner chỉ ra nguồn gốc gothic nhiều thème của Dostoevsky). Nhưng tại sao lại như vậy? Ta nhớ, Chestov có thể xuất sắc như thế nào khi bình luận Dostoevsky thì gây thất vọng tương đương khi chuyển sang Tolstoy: quả thật, cặp Tolstoy-Dostoevsky tồn tại trong một sự or. Không thể and.

Đến đây thì đã có thể nói đến một thiếu vắng (đập vào mắt): không có Mikhail Bakhtin trong cuốn sách của George Steiner. Tất nhiên ta hiểu, Bakhtin không thể xuất hiện trong Tolstoy or Dostoevsky, nhưng vậy thì mới đáng nói.

(Tolstoy-Dostoevsky có một lặp lại về sau, ở hình thức cặp, khi Bakhtin tạo ra một cái gì tương tự trong tương quan với Roman Jacobson; cặp thứ hai cũng gây cảm hứng chưa từng có: ta biết Bakhtin và Barthes như thế nào; và, từng có một thanh niên trẻ tuổi đang học Bách khoa thì một hôm tình cờ nghe một nhân vật giảng về văn chương, thế là trở thành một giáo sư littérature: đó là Antoine Compagnon)


Dẫu có thế (tức là dẫu Bakhtin vắng mặt) thì (và điều này là merit lớn của George Steiner) Steiner vẫn cứ gặp Bakhtin: trong Tolstoy or Dostoevsky có một điều mà George Steiner nói đích xác là một trong những luận đề quan trọng nhất của Bakhtin. Điều đó là: người ta rất hay (thậm chí luôn luôn) đồng hóa Dostoevsky với các nhân vật của Dostoevsky - thêm một lần nữa, vấn đề của identity. Bắt đầu đi vào Dostoevsky, Bakhtin có một cuộc kiểm kê (hết sức ngặt nghèo) những gì đã được nói về văn chương Dostoevsky, cả từ Nga lẫn từ bên ngoài nước Nga, nhất là từ các nhà phê bình Đức, và chỉ ra điều vừa nói ở trên. Nhưng đúng là rất khó, khí hậu ấy (những cuốn sách của Dostoevsky) rất ít để chỗ cho sự sáng suốt (tức là, khả năng phân biệt) của độc giả. Và nếu đặc biệt nhìn vào Tolstoy-Dostoevsky thì cũng chính Bakhtin có cái nhìn sáng suốt hơn cả (cf. đoạn bình luận miêu tả cái cây lớn ở Tolstoy). Như vậy là, sự gặp vẫn diễn ra ngay cả trong vắng mặt; hiện tại thì không ở đây.

(tất nhiên, cặp Steiner-Bakhtin cho thấy một điều không thể bỏ qua, vì chính khi đặt Bakhtin vào đây thì ngôn ngữ musick của Steiner trở nên đặc biệt sáng sủa; polyphony là điểm - tức là từ - quan trọng nhất trong cái nhìn Dostoevsky của Bakhtin; đến đây, nhất thiết phải hiểu Bakhtin muốn nói gì với polyphony: nhưng chính Bakhtin nói ngay, rất rõ ràng, đó không hoàn toàn là âm nhạc, không phải là một ẩn dụ âm nhạc; và điều này đã gây ra biết bao nhiêu hiểu nhầm - nhưng những gì đúng thì chúng đúng chính bởi chúng gây vô vàn hiểu nhầm


[hình như đang đâm đầu vào ngõ cụt - tôi bỗng nhớ đến phim Cul-de-sac của Roman Polanski - chắc phải tìm quanh xem có thấy Ariane đâu không, nhờ vả một cái]







(cần viết đầy đủ "George Steiner" vì rất dễ lẫn với nhân vật ởkia)





(còn nữa)

5 comments:

  1. Hình như là cả 3 bài ở link trên đều chưa thực sự tiếp tục mà anh nhỉ?

    ReplyDelete
  2. Hôm qua em mới vợt được Doktor Faustus, ngoài bìa sách có 5 cánh bướm bay rập rờn như muốn nói cảm ơn :))

    ReplyDelete