Feb 27, 2016

Văn chương miền Nam: dịch thuật

xem thêm ở đây

trước tiên là Bùi Giáng:







gần đây, các nhà nghiên cứu mỗi khi đụng đến vấn đề dịch thuật ở miền Nam trước 1975, gần như đều chỉ sử dụng chuyên đề của tạp chí Văn về dịch thuật

như thế là hết sức phiến diện, vì chuyên đề ấy không thực sự nói lên nhiều điều

dịch thuật ở miền Nam trước đây có một mức độ phong phú kỳ lạ; ở đây, theo đúng truyền thống (chỉ là truyền thống riêng của tôi thôi, không cần để ý quá), tôi chỉ bày ra những thứ gì không nhiều người biết


bức ảnh trên đây và bức ảnh dưới đây: mỗi cái có lẫn vào một bản dịch của miền Bắc


từng có Chateaubriand:




Henry Bordeaux và François Coppée, ở thời của họ, là những nhân vật cực lớn


nhà văn Ấn Độ dưới đây từng được Naipaul bình luận, và cuốn tiểu thuyết này hết sức quái dị:


René Bazin:


nhà xuất bản của Võ Phiến in sách dịch:


Mai Thảo phóng tác Sagan (xem thêm ở đây):


người bạn thân của Nhất Linh dịch du Maurier:



Stevenson:


Camus diễn văn Stockholm (khi sang đây nhận giải Camus đã gặp Michel Foucault, đang trong giai đoạn Thụy Điển của mình):


Singer, nhà văn mà tôi loay hoay mãi vẫn chưa thực sự đọc được, mặc dù đã thấy là hết sức cần thiết; một chồng sách của Singer ở nhà đang khiến tôi vô cùng ngao ngán và hoảng sợ :p (cẩn thận đừng nhầm Singer này với một Singer khác)


Nhật Bản:





quyển dưới đây vô cùng hiếm; chưa bao giờ tôi thích Kawabata, và tôi đang dần chuyển từ một người hâm mộ văn chương Nhật Bản một cách vô điều kiện từ suốt hơn hai mươi năm qua sang nghi ngờ không ít thứ


một ít cổ điển trong nước lạnh, ngay bên dưới là Mặc Đỗ:



còn đây là lần đột kích hiếm hoi của Sơn Nam vào dịch thuật, một cổ điển khác:


không ai là một hòn đảo (xem thêm ở đây)



Fenimore Cooper đâu chỉ có người Mohicơn cuối cùng:


Uris cũng đâu chỉ có Exodus:



cũng như ở trường hợp Fenimore Cooper, điều kỳ quặc là Le Livre de mon ami của Anatole France có tới hai bản dịch (miền Nam và miền Bắc) nhưng kiệt tác cùng bộ là Pierre Nozière thì lại không thấy tăm hơi, thậm chí tôi còn chưa từng thấy ai nhắc đến (điều này một lần nữa củng cố cách nhìn của tôi, rằng dịch thuật ở Việt Nam luôn luôn cắt đi một nửa của mọi thứ, xem thêm ở đây)


hai nháy Sand:



Rousseau và Voltaire (giữa hai con người này, càng ngày tôi càng ngả sang Rousseau hơn, tuy rằng Voltaire mới là thần tượng của tôi hồi còn nhỏ):


Zweig, một thần tượng tuổi nhỏ khác của tôi, nhanh chóng trở thành một trong những nỗi chán ngán lớn nhất (tuy nhiên Thế giới những ngày qua vẫn là một tác phẩm lớn: xem thêm ở đây)



hình như tôi đã nhắc đến quyển này ở đâu đó, giờ không nhớ ra chính xác là ở đâu:


Collodi kỳ diệu:


Poe morgue:


Alexandre Dumas ở Sài Gòn, có vẻ không thực sự nhiều, nhưng ít ra cũng có "Kích-tôn-sơn", có Vingt ans après và nhất là quyển thứ ba:


Tolstoi và một ít vai trò của Lưu Bằng:


Unamuno (xem thêm ở đây):



Boris Pasternak, lại thêm một lần nữa Mặc Đỗ chứng tỏ bản lĩnh dịch thuật của mình; xem thêm ở đây:


bản dịch để đời của Huỳnh Phan Anh; Huỳnh Phan Anh dịch Valery Larbaud là hợp nhất:


cả một folklore về Dürrenmatt:



và ngay tiếp theo là Akutagawa (nhân vật mà tôi tách hẳn ra khỏi bộ lạc Nhật Bản):



hai định mệnh, Edith Wharton và John Steinbeck:


một loạt sách mỏng:


Corneille và Lưu Bằng:



(ở cặp Corneille-Racine thì dịch thuật Việt Nam suốt cả trăm năm chỉ một mực quay về Corneille, Tôn Gia Ngân tức dòng dõi Tôn Quang Phiệt Việt Nam nghĩa liệt sử từng in cả một cuốn sách dày về kịch Corneille, trong khi có thể nói rằng Racine không hề hiện diện; lẽ tất nhiên, Racine mới là nhân vật vĩ đại, chứ không phải Corneille, điều này thì Marcel Proust đã khẳng định xong xuôi từ cách đây hơn một trăm năm)

Phan Lạc Tuyên:


Gide ở bên ngoài Bùi Giáng:




Jack London ở Sài Gòn không nổi bật như ở miền Bắc:


Dudintsev, một trong những gì bất ngờ nhất của dịch thuật miền Nam một thuở:


hai tuyển tập


hai tập nữa:


rồi thêm ba tập nữa, tập ngoài cùng bên trái là Hoàng Ngọc Biên:


ba nhân vật:


Rilke:


và đã Rilke rồi thì tất nhiên phải là bậc tiền bối Hölderlin:


hai phát rất chi cổ:



Saint-Exupéry Bùi Xuân Bào:


đây, Camus và lũ chuột:


Lỗ Bình Sơn Robinson:


George Eliot:


một Trà hoa nữa nữa, xem thêm ở đây:


hai quyển gần như cùng một nội dung, được nhiều người lâu nay coi là cực tiêu biểu cho dịch thuật miền Nam; tôi thấy hoàn toàn không phải như vậy:


chơi chua, đặt Phùng Thăng cạnh Trần Thiện Đạo, xem thêm ở đây:


hai nháy de Maupassant:


ngôn tình Tây một thuở (à hai quyển này là một đấy, quyển đẹp thì thiếu trang, quyển đủ trang thì xấu hehe):


Hawthorne (xem thêm ở đây):


Mrożek (định lấy chụp chung bản dịch cùng quyển này nhưng của miền Bắc nhưng nhét vào đâu không tìm được; tôi sẽ sớm quay trở lại với nhà văn này):


Herman Melville:


Tam Ích dịch thuật:




quyển dưới đây nguyên bản có áo sơ mi, nhưng quyển của tôi bị mất :p


Gorki cũng có xuất hiện ở Sài Gòn ư? có chứ, ít nhất là hai quyển này:


kết thúc bằng hai Đỉnh gió hú, bên trái là Nhất Linh, bên phải là Hoàng Hải Thủy; chỉ nhìn bìa thôi thì thấy ngay bản của Nhất Linh thắng thế, vì ít nhất đã không viết tên người ta thành "Emyly":



giờ, vấn đề quan trọng là: từ đó rồi, ta có thể rút ra những nhận xét nào? dưới đây là những nhận xét mang tính chất tổng quan của tôi về dịch văn chương của Sài Gòn trước 1975, rút ra sau nhiều năm dài ngắm nghía:

+ nhắc lại một ý ở trên: nghiên cứu dịch thuật miền Nam, không được phép quá tin vào chuyên đề về dịch thuật của tạp chí Văn; bản thân tập đoàn Văn cũng là một nơi sản xuất dịch phẩm trọng yếu, miêu tả của họ khá là bất lợi cho những dòng sách không thuộc sở trường của họ

+ nhìn qua ta đã thấy là không có tập thơ nào (phần trưng bày này của tôi chỉ liên quan đến fiction); cũng có thể là có, nhưng nếu có thật thì cũng rất ít: theo tôi, miền Nam thuở ấy không có tập quán xuất bản thơ nước ngoài thành sách; cùng giai đoạn này, ngoài miền Bắc những tập thơ như thế nở rộ và truyền thống đó còn kéo dài mãi về sau

+ ở trên, tôi đã nói đến sự phong phú của dịch thuật miền Nam; nhưng, cần phải nhìn sâu hơn nữa, phong phú thì sẽ như thế nào? và điều gì nằm bên dưới sự phong phú ấy? nhiều người sẽ nói ngay, sở dĩ phong phú như vậy là vì đó là một môi trường tự do, khao khát hướng ra thế giới của văn giới Sài Gòn rất lớn etc., nhưng tôi không nghĩ thế: theo tôi, nằm bên dưới sự phong phú ấy chính là sự nông nổi; sự nông nổi này không chỉ thể hiện ở dịch văn chương, mà nhất là thể hiện ở mảng dịch triết học, mà tôi tách riêng ra, dành cho một cuộc trưng bày sắp tới

+ ý vừa nói liên quan chặt chẽ đến sự thiếu vắng mảng văn chương cổ điển trong dịch thuật miền Nam (đóng góp rất lớn của dịch thuật miền Nam cho dịch thuật Việt Nam nói chung sau này nằm ở chỗ: các tác giả đoạt giải, đặc biệt Nobel Văn chương, được dịch rất nhanh chóng và được dịch rất nhiều; truyền thống này sẽ được tiếp nối mạnh mẽ, và theo tôi chính vì vậy nên đã tạo ra rất nhiều thiên lệch, méo mó)

+ không có nhiều sách cổ điển được dịch cũng đồng nghĩa không có dịch giả lớn; ngoài Bùi Giáng và Mặc Đỗ, theo tôi, miền Nam một thuở không có đến một dịch giả lớn thứ ba; điều sau đây rất đáng buồn nhưng vẫn phải nói: phần lớn dịch giả lớn trong lịch sử dịch thuật Việt Nam là người miền Bắc

+ và, như thế nào là một dịch giả lớn? điều này rất khó nói, vì trong dịch thuật, sự đánh giá không theo những sơ đồ mà ta gặp ở các lĩnh vực khác của văn chương nói chung; một dịch giả lớn phải là người vượt được ra khỏi sự chi phối của thời đại, vượt ra khỏi cương giới chật hẹp vốn là bản thể của công việc dịch thuật; nói một cách dễ hiểu hơn, một dịch giả lớn là người tạo ra, chứ không đi theo; ở đây, tôi sẽ quay lại với một trường hợp: Nguyễn Trung Đức; đó chính là một dịch giả lớn, ở mức độ một tay tạo ra cả một thế giới mới; đừng vội phản đối: tôi biết, chính tôi là người biết rõ nhất, khi đọc Nguyễn Trung Đức dịch Borges, là Nguyễn Trung Đức không hiểu lấy một lời của Borges; nhưng, sau cơn bối rối đầu tiên, tôi nghĩ rằng cần phải nhìn kỹ hơn nữa: thật ra có quan trọng chuyện ấy hay không, quan trọng là Trăm năm cô đơn phải đúng chính xác từng từ (nhưng, dịch văn chương luôn luôn là một nghịch lý: các bản dịch đúng chằn chặn là những bản dịch vứt đi) hay không? chính Borges, may quá, Borges từng nói, Don Quixote có bị dịch tồi tệ đến thế nào thì bất kỳ ai biết đọc vẫn dễ dàng nhận ra nó là một kiệt tác; gần đây, tôi nhìn thấy một nhân vật lôi Nguyễn Trung Đức ra dè bỉu; chậc, điều này quá dễ hiểu, cái bọn "năng nhặt chặt bị" làm sao hiểu được quá phạm vi cái bị của chúng, mà năng nhặt chặt bị thì chỉ xứng đáng với tư cách ăn mày mà thôi

+ rất nhiều người hiện nay cứ tưởng đọc được vài ba lý thuyết của Venuti, Spivak hay Bellos là có thể bàn về dịch thuật; điều đó không kém ngớ ngẩn hơn so với trước đây người ta quanh quẩn với ba cái võ "traduttore traditore", "belle infidèle" với cả dăm cái ý của Nghiêm Phục

+ đến điều cuối cùng, cũng là điều khó xác định nhất: văn giới Sài Gòn hồi ấy có thực sự hiểu biết văn chương thế giới không? tôi rất nghi ngờ điều này

người ta có thể suốt ngày nói đến Samuel Beckett nhưng không hiểu gì Beckett cả, như vậy là rất thường

người ta cũng có thể may mắn sờ trúng một tác phẩm văn chương lớn khi nó mới xuất hiện, điều đó cũng không nên lấy làm lạ

nhưng sự hiểu văn chương, nó thể hiện ở rất nhiều khía cạnh; đọc không ít chuyên đề của tạp chí Văn về các nhà văn nước ngoài, tôi biết, về cơ bản, những người đóng góp bài vở chẳng hiểu mấy

tôi mới nhắc đến trường hợp Trần Thiện Đạo, giờ cần phải thêm một nhân vật nữa, có profile không khác mấy so với Trần Thiện Đạo: Đặng Tiến

trong một chuyên đề của Văn về Stendhal, Đặng Tiến, sau màn giáo đầu hết sức õng ẹo kiểu như tại ông bạn Trần Phong Giao nài quá, nể tình nên tôi mới viết etc. thì đóng góp vài bài; chỉ cần đọc là tôi biết: Đặng Tiến chẳng hiểu quái gì Stendhal hết cả

Đặng Tiến cũng chưa bao giờ có một hiểu biết tốt về văn chương thế giới, nói chung; trong cuốn sách in gần đây tại Việt Nam, những phần nào ông động tới Jakobson (là nhân vật duy nhất mà Đặng Tiến có đọc chút ít) đều gây khủng hoảng

thật ra, trong lịch sử phê bình Việt Nam, tôi chỉ quan tâm đến có ba nhân vật mà thôi, lại càng đáng quan tâm hơn vì để tiếp cận họ, tôi đều phải đi bằng con đường âm bản: người thứ nhất, chắc ai cũng biết, là Hoài Thanh; người thứ hai là Văn Tâm, và người thứ ba chính là Đặng Tiến; nói xong về cái sự hiểu biết văn chương nước ngoài của Đặng Tiến rồi, tới đây tôi sẽ nói tiếp một điều cực kỳ quan yếu: phê bình văn học của Đặng Tiến như thế nào? và nhất là, ông Đặng Tiến đã phản bội tư cách phê bình của mình ra sao



Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu

22 comments:

  1. Có Pearl Buck ko ạ?

    ReplyDelete
  2. PB thì có gì mà lạ

    nhan nhản là khác í chứ

    ReplyDelete
  3. tôi sợ quá cái ông nhị văn linh này

    ReplyDelete
  4. rồi, đã xong

    (theo phong cách "dốc hết tình này ta trả nợ người")

    ReplyDelete
  5. Tiệc chiêu đãi ở đây...ở đây...và ở đây, chỉ thấy toàn người muôn năm cũ, những kẻ không nhà đầu đường xó chợ...chợ trời.
    Đi xuống đi lên đi tới đi lui, tìm đỏ con mắt không thấy bóng dáng cậu ấm cô chiêu con ông cháu cha ông hoàng bà chúa.

    ReplyDelete
  6. Một nhân vật cực kỳ quan trọng nhưng cũng đã được dịch ở miền Nam trước 75: Kafka với Hoá thân :)

    Đề nghị khiếm nhã nè: Bác ko chơi thì chuyển giao Izu cho mình đi, mình chuyển lại Izu và Xứ tuyết mất bìa đóng chung =D

    ReplyDelete
  7. trời, tưởng "khiếm nhã" là cách nói lịch sự thôi, ai dè khiếm nhã thật thế đấy hả :p

    ReplyDelete
  8. nghĩa đen, ko ở trong ngoặc kép =D.
    định xin thêm em McCullers mà thôi, thấy khiếm nhã quá :v

    ReplyDelete
  9. hay đổi "Nuôi thù" nhỉ :D

    ReplyDelete
  10. Hehe, ai lại chơi khó thế :(

    ReplyDelete
  11. đùa thôi :p

    ok vụ Izu nhé

    gửi hàng ra nhớ gửi kèm cái gì để bù cho vụ trước đổi chác vẫn đang hụt nhá ^^

    ReplyDelete
  12. vậy gửi kèm 1 em Rập rờn cánh hạc, Kawabata bản dịch Nguyễn Tường Minh nha :)

    ReplyDelete
  13. nầu, ai lại chơi thế, lại quay trở lại Nuôi thù bây giờ :D

    ReplyDelete
  14. ô nhân tiện cú triển lãm triết học đã diễn ra chưa anh? :3

    ReplyDelete
  15. độc giả mới hả?

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2016/06/van-chuong-mien-nam-triet-hoc.html

    ReplyDelete
  16. Ở đây có trao đổi sách hay quá nhỉ, nào là “rập rờn”, rổi “nuôi thù”, nghe cứ muốn ù cả tai ;) Nhị Linh có cho tôi đổi sách không?

    ReplyDelete
  17. Tôi tặng bạn những quyển sách bạn muốn có, còn bạn có thể cho tôi những quyển nào bạn muốn cho đi. Đồng ý không?

    ReplyDelete
  18. Vì sao không? Có vấn đề gì không?
    Tôi đọc trang blog này đã lâu. Tôi thấy Nhị Linh là một người tài hoa và đặc biệt. Tôi nghĩ Nhị Linh xứng đáng được làm một chức vụ cao cấp trong ngành xuất bản. Vừa viết vừa xuất bản như các nhà văn thời trước ấy.
    Tôi thích có những quyển sách do Nhị Linh viết và dịch.

    ReplyDelete
  19. đã bảo là không

    đi chỗ khác chơi đi

    ReplyDelete