Dec 3, 2020

Đời trong ngục: Trở lại với Nhượng Tống

Đã đến lúc trở lại với Nhượng Tống: cụ thể hơn, bổ sung danh mục tác phẩm Nhượng Tống, danh mục tôi thực hiện từ 5 năm nay: danh mục lần 1; danh mục lần 2. Lần này là "Danh mục cuối 2020".

Nguồn tư liệu lần này là một danh sách cấm sách báo những năm cuối thập niên 20 của thế kỷ 20, do "Trung kỳ Khâm sứ tòa" ban bố - "Nghị định cấm các thứ sách và các thứ báo, chí không được truyền bá, phát mại và tàng trữ trong hạt Trung Kỳ" của "Trung kỳ Bảo hộ". "Bản kê những sách quốc văn hiện cấm tàng trữ, lưu hành, huề nhập và đoái mãi ở Trung kỳ" dài khoảng 10 trang. Ta thấy trong bản danh sách có tên Nhượng Tống hai lần:


Dân tộc chủ nghĩa (nhà in Long Quang, Hà Nội, 1927)


(ngay dưới Nguyễn Kim Đính - hai lần) Dân sinh chủ nghĩa, "Tôn Dật Tiên trước tác, Nhượng Tống dịch thuật")

Sách cấm thời thuộc địa: ta đã biết, không phải quyển nào bị cấm cũng hoàn toàn biến mất. Nhưng tất nhiên nếu bị cấm, sách sẽ trở nên hiếm hơn. Chắc hẳn có những trường hợp biến mất thật, nếu bị khám xét nhà in ngay lúc vừa in xong.

Hơi tương tự như ởkia, nhờ một đường lối gián tiếp (nhưng có thể chắc chắn được), ta xác định được một số thứ.

Thêm bản danh sách:








-----------


Và cuối cùng tôi đã tìm được Đời trong ngục, một quyển sách rất hiếm. Kinh nghiệm trực tiếp là vô giá, tất nhiên, nhờ thấy được quyển sách nên có thể sửa một điều: Đời trong ngục không phải một cuốn sách nhiều tác giả mà Nhượng Tống tham gia (giống như Tản văn mới về sau), mà đây là cuốn sách của riêng Nhượng Tống, kể lại kinh nghiệm đi tù của mình.

Đời trong ngục in tại nhà xuất bản Văn hóa mới, 1935.

Ngoài nhiều điều khác, tới đây đã có thể chắc chắn (hơn nữa) về chuyện Nhượng Tống được thả về năm 1933, chứ không phải 1936 (như mọi nơi - chính thức - nói). Trước đây, bằng các con đường khác (gián tiếp) tôi đã khẳng định không thể 1936 mà phải 1933 - giờ trong Đời trong ngục, Nhượng Tống nói điều đó, ngay từ đầu.

dưới đây là nội dung cuốn sách





































-----------

tất nhiên cũng cần bổ sung danh mục Nhượng Tống, ở phần các bài báo; dưới đây là một ví dụ (Thực nghiệp dân báo):









(còn nữa)





Đoạn cuối của Khái Hưng
Danh mục tác phẩm Nhượng Tống (bổ sung)
Nhượng Tống trả lời phỏng vấn tờ Tri tân
Nhượng Tống và Sử ký
Nhượng Tống, Phan Du, Trương Chính
Nhượng Tống về Hồ Văn Mịch
Nhượng Tống dịch Ngọc lê hồn
Tiếp tục tác phẩm hiếm của Nhượng Tống
Meaulnes và Lương Ngọc
Liêu Trai chí dị
Lan Hữu trở lại

Vài tác phẩm hiếm của Nhượng Tống (kèm danh mục tác phẩm, cuối 2015-đầu 2016)

8 comments:

  1. văn! đọc như thấy được người.

    ReplyDelete
  2. Hay quá, "túi nhẹ lấy đâu tiền đổi rượu, nhà thuê nào sẵn đất trồng hoa!".

    Xem ra chánh mật thám Léon Sogny là tay vừa lịch duyệt vừa lịch thiệp.
    Mong sớm được đọc tiếp.

    ReplyDelete
  3. Bà Léon Sogny là giáo sư trung học tại Huế. Phạm Quỳnh Tổng Lý Nội Các Chính Phủ Nam Triều có con gái học lớp bà Sogny dạy. Một hôm bà Sogny bảo cô học trò nhỏ đọc cho cả lớp một bản văn tiếng Pháp viết về thơ Việt. Cô đọc xong, bà hỏi, em có biết ai là tác giả không. Cô thưa không biết. Bà cười và nói, tác giả là bố của em đấy.

    ReplyDelete
  4. trong hồi ký Hoàng Ngọc Phách cũng kể chuyện gặp một mật thám rất gớm đấy

    ReplyDelete
  5. 1. Louis Marty là tác giả bộ sách 5 quyển về các đảng phái và các hội kín tại VN. Phạm Quỳnh kể,trong đệ nhất thế chiến, Louis Marty giao cho Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác viết bộ Âu châu chiến sử, bằng chữ Hán, trình bày diễn tiến chiến tranh, vũ khí, chiến lược, chiến thuật, và các bản đồ chiến trận, để phát cho dân chúng Tàu, để chống lại các tài liệu tuyên truyền của Đức đang phân phát tại các tô giới bên Tàu, để chứng tỏ Pháp cũng hùng cường. Sau đó Louis Marty giao cho Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác phụ trách Nam Phong.2. Trong quyển Lịch sử Đại Học Y Khoa Sài gòn, xb tại Mỹ, cách đây trên 10 năm, GS Trần Ngọc Ninh viết thuật, vào đêm nổ súng chiến tranh Việt Pháp 19/12/1946, sinh viên Trần Ngọc Ninh, đang trực trong nhà thương Phủ Doãn, lính pháp xông vào nhà thương lục soát, bởi vì, ông bà Louis Marty, đã về hưu và đã về Pháp, nhưng đã trở lại VN, để liên lạc với ĐT Võ Nguyên Giáp, con nuôi của ông bà, mục đích tìm một giải pháp để tránh chiến tranh, nhưng ông bà Louis Marty đã bị giết ngay trong đêm nổ súng này. Các viên chức Pháp nói với BS Phạm Biểu Tâm, và Trần Ngọc Ninh, bà Louis Marty bị cắt mất hai vú, và thủ phạm là một chuyên viên giải phẫu. Bs Phạm Biểu Tâm nói, như vậy, người nêu nhận xét đó, cũng là một chuyên viên giải phẫu. 3. Ở đây, nên nói Louis Marty rất quý trọng Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác. Năm 1926, có báo Pháp tố cáo NBT tỏ ý chống Pháp trong các bài ông viết trên Nam Phong, nên NBT phải rời khỏi Nam Phong. Tôi nói L.M quý trọng NBT là vì sau khi rời NP, NBT nhận chức Tổng Đốc Nghệ An cho tới ngày VM cướp chính quyền, và bị VM giết. Trong Giai Thoại Làng Nho, Lãng Nhân có thuật một câu đối một nhà nho chỉ trích NBT, tôi nghĩ, giai thoại chỉ trích đó không có trong thực tế.

    ReplyDelete
  6. cần gì Phạm Quỳnh, chính Nhượng Tống vì tình cờ nhặt được bộ sách của Marty nên có đủ tài liệu hơn, để viết Tân Việt Cách mệnh đảng

    ReplyDelete
  7. Cảm ơn tác giả Nhị Linh đã cung cấp thêm tư liệu quý về tác giả NHượng Tống, nhưng hình như bản chụp tác phẩm "Đời trong ngục" của cụ Nhượng Tống vẫn chưa tải lên hết đúng ko ạ?

    ReplyDelete