Jun 21, 2017

Balzac trong thế kỷ mười chín

Có một chuyện rất hài: cuốn tiểu thuyết Nông dân của Balzac tại Việt Nam rất nổi tiếng, một trong những minh chứng không thể có lợi hơn để khẳng định khuynh hướng "vì công-nông" của một nhà văn, có thể nói, rất tư sản, nhưng là tư sản tốt. Đó cũng là một cái gì đó còn có lợi hơn nữa để người ta thỏa sức nhấn mạnh vào "chủ nghĩa hiện thực" balzacien. Nói gì thì nói, Balzac cũng có vị trí trọng yếu trong cả một ideology, đó là "chủ nghĩa hiện thực", và do đó, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhưng hài là ở chỗ, Balzac, rất giấy trắng mực đen, viết thư cho Madame Hanska, nói mình viết Les Paysans tức là Nông dân là để chống lại hai thứ: peuple và démocratie (peuple là "dân chúng", cũng có thể là "nhân dân", còn démocratie là "dân chủ").

Không ít thứ, tôi nghĩ cần phải công nhận điều này, không là gì khác ngoài sự đọc sai. Rất hài: mọi bi kịch đều có khuynh hướng biến thái trở thành hài kịch - theo tôi đây chính là một quy luật lớn khủng khiếp của cuộc sống con người; vả lại, điều này cũng cho thấy (rất nhiều) tại sao tác phẩm chính yếu của cuộc đời Balzac lại có "comédie" ở nhan đề. Rất nhiều tác phẩm thuộc Vở kịch con người xuất phát là bi kịch, để rồi biến thành hài kịch. Rất có thể không phải ngay ở đó, mà nó là hài kịch ở một chỗ khác, ở những chỗ khác (đây là một ý nghĩa lớn của việc Balzac cho các nhân vật của mình trở đi trở lại trong các tác phẩm khác nhau).

Người ta đọc sai khủng khiếp. Vẫn liên quan đến "démocratie": tôi từng thấy vô cùng hài khi đông đảo trí thức Việt Nam ca tụng Alexis de Tocqueville và De la démocratie en Amérique (mà ở đây người ta gọi là "dân trị"). Nhưng có một điều bí mật không lấy gì làm bí mật cho lắm: chưa bao giờ Tocqueville ủng hộ "démocratie", tức là dân chủ. Tocqueville có một điều trái khoáy, là quý tộc (đất của gia đình Tocqueville tên là chính Tocqueville) nhưng lại ủng hộ "république", nghĩa là cộng hòa. Giữa "cộng hòa" và "dân chủ" là một khoảng rất xa, xa vời vợi, mà chỉ đầu óc những con người cấp tiến mới có thể coi là không có. Như không hề có. "Cấp tiến" có thể là gì? Ô, rất đơn giản, cấp tiến rất có thể chỉ là sự đọc sai trên diện rộng. Là sự không biết đọc giản dị, và không gì khác. Lịch sử là một comédie kéo dài, kéo thực sự dài. Trong cái nhìn giễu cợt từ trong quá khứ của Tocqueville, của Balzac, của Montesquieu, cùng nhiều người nữa.

Trong cuộc cách mạng 1848 (chấm dứt nền Quân chủ tháng Bảy của vua Louis-Philippe và mở ra kỷ nguyên cho Louis-Napoléon III tức là "Napoléon Le Petit" theo cách gọi của Victor Hugo; Hugo lên đường sống đời lưu đày ngay vào thời điểm này: đảo Jersey, đảo Guernesey; ở đó, Hugo làm gì? chủ yếu là cầu cơ, gọi hồn, xem thêm ở kia; trong số các linh hồn đến nói chuyện với Hugo, trước sự hiện diện của cả gia đình Hugo, có Napoléon, tức là Napoléon "thật", hồn ma ấy tâm sự là thằng cháu ông đang làm nhục ông quá thể đáng), trong cuộc cách mạng ấy, Tocqueville có vai trò không nhỏ. Và Tocqueville đã tìm mọi cách dùng ảnh hưởng của mình ngăn chặn một điều mà Tocqueville nghĩ là hết sức tồi tệ: ngăn người ta áp dụng "phổ thông đầu phiếu" trong bầu cử. Quả thật, chính phổ thông đầu phiếu đã khiến Louis-Napoléon lên cầm quyền. Những bộ óc xuất chúng như Tocqueville không một mảy may tin vào "tiếng nói của dân chúng", không tin đám đông có thể có lý trí. Lịch sử về sau vừa là chứng minh dự cảm của họ là đúng, lại vừa là câu chuyện của những phản bội lại suy nghĩ của họ - trong số đó có đám trí thức cấp tiến Việt Nam trong vòng khoảng chục năm vừa rồi.

Balzac dược tận dụng triệt để, và đã là như vậy kể từ Marx. Trong một bức thư gửi người bạn Engels, Marx nhắc đến mấy "kiệt tác nho nhỏ" của Balzac, trong đó có Melmoth réconcilié; đây là câu chuyện về Castanier, nhân viên giữ két của chủ ngân hàng Nucingen, mà ta đã thấy xuất hiện ở kia, ký hợp đồng với quỷ etc. Đây là một tác phẩm thuộc các "étude philosophique" của Vở kịch con người, mà tới đây tôi sẽ dịch - một câu chuyện cực kỳ xuất sắc. Tất nhiên, ta dễ dàng hiểu về mối quan tâm đặc biệt mà Marx dành cho Balzac: trước Marx không ít thời gian, đã có một người hiểu một cách sâu sắc bản chất của tiền, và đó chính là Balzac. Các tác phẩm thuộc Vở kịch con người tập trung vào các nhà tư bản (đặc biệt La Maison Nucingen, César Birotteau và nhất là Gobseck, cái câu chuyện khủng khiếp về nhân vật Do Thái cho vay nặng lãi) thậm chí còn cho thấy rằng, rất nhiều điều Marx chỉ thuần túy nhắc lại Balzac. Tuy nhiên, ta cũng nên hiểu, Marx không hề lờ điều này đi, không giấu các món nợ của mình với Balzac. Có lẽ Marx cũng không ngờ được rằng về sau người ta cứ tưởng cái "chủ nghĩa hiện thực" mà Marx nói về Balzac là một cái gì nghiêm túc.

Và thế nhưng, cũng rất giấy trắng mực đen, và ngay trong "lời tựa" (avant-propos) chung cho cả Vở kịch con người (text có niên đại đầu thập niên 40 của thế kỷ 19), Balzac nói, rất rõ, mình là một "Monarchiste" (một người quân chủ), đồng thời mình cũng là một "Catholique" (một người Công giáo). Trong Vở kịch con người, có một tác phẩm (thuộc các "étude triết học") nói lên điều này không thể rõ hơn: Jésus-Christ en Flandre. Balzac nghĩ rằng một xã hội phải có nền quân chủ, phải có tôn giáo (như Công giáo), và Balzac coi chủ nghĩa cá nhân là một thứ ung nhọt. Người ta có thể nghĩ Balzac cấp tiến đến như thế nào, chủ nghĩa hiện thực như thế nào, thì Balzac là một người tuyệt đối không tin vào tiến bộ, lại cũng tuyệt đối là một nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn (và là lãng mạn thuần khiết nhất, đáng kể nhất).

Tôi từng đọc một bài viết của Đỗ Đức Hiểu về Balzac, trong đó kể chuyện đến thăm nhà Balzac ở Paris, rồi nói Balzac là một người rất mơ mộng. Tôi nghĩ Đỗ Đức Hiểu chính là người duy nhất thuộc các thế hệ trước đây thích hợp để dịch Balzac, bởi vì dường như không mấy tin vào mấy thứ ngớ ngẩn. Nhưng rất tiếc, Đỗ Đức Hiểu không hề dính dáng vào công việc ấy (nhưng cũng rất có thể chính vì thực sự hiểu Balzac nên Đỗ Đức Hiểu đã không để mình dính vào). Tôi cũng từng đến cái nhà của Balzac đó, gần bến tàu điện ngầm Passy. Tôi cũng từng gặp Đỗ Đức Hiểu một lần, tại nhà của ông ấy, khi ông ấy đã rất già, không xa ngã tư Hai Bà Trưng-Hàng Bài.

Nhưng tại sao những người cấp tiến không bao giờ biết đọc? Thì chính là bởi vì họ đâu cần biết đọc: họ chỉ cần, cả cuộc đời, nói đi nói lại vài điều (thật ra rất đơn giản), nói thật to rằng họ là những người tốt. Họ thuộc vào phần của nhân loại ở trong bóng tỏa của Victor Hugo and Co., đó là cái phần tưởng phải như là Hugo và tương tự, điều này đã nói ở kia. Trong đường link cũng là phần khởi đầu câu chuyện "Balzac trong thế kỷ mười chín": dường như sự tồn tại của Balzac trong tương quan với thế kỷ 19 nước Pháp vô cùng khó nhìn nhận.

Gần đây, tôi đọc một cuốn sách mà chỉ sau vài dòng đầu tiên tôi đã thấy tuyệt đối cần thiết, Le XIXe siècle à travers les âges của Philippe Muray:


Một cuốn sách rất lớn. Nó bỏ qua tất tần tật mọi điều gì người ta từng nghĩ về thế kỷ 19 và văn chương thế kỷ 19. Mấy chương dành riêng cho Balzac ở đây vô cùng đặc biệt và sâu sắc. Vốn dĩ tôi đã đọc cả núi sách viết riêng về Balzac, mà mới nhất là khảo luận Honoré de Balzac l'hommoeuvre của một chuyên gia về Balzac, nữ giáo sư Nicole Mozet vốn dĩ rất không xa lạ với nhiều nhân vật Việt Nam (khục khục).

Philippe Muray xác định khoảng tìm kiếm của mình nằm ở mức độ của yếu tính thế kỷ 19 (a, lại cái "yếu tính" đáng ghét này), mà Muray gọi là "dixneuviémité".

Muray cũng là tác giả một cuốn sách rất lớn về Céline:


mà tôi đã nhắc đến ở kia.

Ta sẽ còn quay trở lại với Philippe Muray, nhân vật, dường như rất giống Balzac, chẳng mấy thuộc về thời đại của mình.


Nhân tiện: đã thêm nhiều Gái già cùng phần giới thiệu riêng cho nó




XIV. Gái già
Cách một (hay là "Balzac trong thế kỷ 19", phần mở đầu)
XIII. Vĩnh biệt (đầy đủ)
XII. Một người con gái của Eva
XI. Rực rỡ và khốn cùng của kỹ nữ
X. Ursule Mirouët
Balzac và Flaubert
IX. Louis Lambert
VIII. Nàng tình nhân hờ (đầy đủ)
[tiện bút] Đọc Balzac ở Hà Nội
VII. Người phụ nữ tuổi ba mươi (phần 1)
(phần 2)
VI. Viên bác sĩ nông thôn
Trở về cổ điển: Balzac - Vở kịch con người
V. Một vụ việc ám muội (phần 1)
(phần 2)
(phần 3)
IV. Albert Savarus (phần 1)
(phần 2)
III. Séraphîta
II. Ferragus (phần 1)
(phần 2)
(phần 3)
I. Mặt bên kia của lịch sử hiện thời
Vinh quang và một cốc nước cho Honoré de Balzac

6 comments:

  1. thôi thì. nhưng thực tế là bộ kịch lớn đó vẫn xuyên "qua các thời đại" và những sự hiểu sai đã góp phần, bây giờ, ít ra, minh họa quy luật một bi kịch tiến hóa thành hài kịch như thế nào. rồi, diễn viên còn chưa lau hết phấn thì bi kịch lại đã có vở mới.

    ReplyDelete
  2. những người cấp tiến ở Việt Nam đã hạ sát xong xuôi hai nhân vật: Claude Lévi-Strauss và Gilles Deleuze

    nhưng có một câu hỏi không nhỏ: tại sao những người í lại có nhu cầu lớn đến thế về thể hiện mình có trí tuệ? rất có thể vì sự thiếu vắng hoàn toàn của cái đó ở họ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bởi vì họ là những huyền thoại

      Delete
  3. "cấp tiến"? nhẽ ko trùng khớp được với "Radicalism ..." của Hue-tam Ho-tai.
    thêm nữa là "sự thiếu vắng hoàn toàn" đó giống như mọi sự thiếu hụt sẽ dẫn đến tìm kiếm cái bù đắp là cái vốn phải từ chỗ sẵn có, chứ ko thể tìm ở chỗ "cấp tiến" vào phía cái gì đấy chưa có gì đảm bảo đủ bù.
    thế các "nhà cấu trúc luận VN" là ai thế nhỉ?

    ReplyDelete
  4. cũng hơi giống "tư sản nói chung", "tư sản tốt", thậm chí "tư sản dân tộc" í nhờ :p

    ReplyDelete
  5. Tocqueville: "It was in the colonies that it was possible to judge the character of metropolitan government most accurately because there, the features of that government were magnified and thus easiest to see. [...] In both colonies, a fully democratic society was established, but in Canada, at least as long as it belonged to France, equality was combined with absolute government; in the United States it combined with freedom. [...] The republican element, which formed, as it were, the core of the English constitution and English mores, developed unimpeded in the United States."

    Caillois đọc Montesquieu: "Hẳn sẽ có một cuộc cách mạng không làm thay đổi hình thức chính quyền cũng như hiến pháp của nó: bởi vì các cuộc cách mạng mà tự do hình thành chỉ là một sự xác nhận cho tự do. Một quốc gia tự do có thể có một người giải phóng; một quốc gia thần phục thì chỉ có thể có một kẻ áp bức mới."

    Dù cùng đóng góp vào sự sụp đổ chung, CM Mỹ và CM Pháp không giống nhau. The latter only shattered the last barriers to centralization. The vociferous monster which until that point had fully penetrated the society like an omnipotent specter eventually revealed its shape.

    The only achievement of 1789, for Tocqueville, is that it took the world by complete surprise; even observers from England, with its long practice of political freedom, could not make out its form. Isn't this surprise the testimony for the simultaneously monstrous and spectral nature of modern power, which is distinguished by its penetration and obscurity?

    ReplyDelete