Oct 4, 2020

Đinh Hùng 1940

vừa Đám ma tôi đã lại ngay lập tức tiếp tục câu chuyện Đinh Hùng

(tiếp tục "Truffaut-Hitchcock": đã đến đoạn tương quan giữa cinéma và Mai 1968; điện ảnh đối với con người hiện đại chúng ta thì cũng không khác các chiến trận xưa kia)


Đám ma tôi, dẫu đúng là nó bí hiểm, không thực sự được biết, nhưng người ta vẫn biết, chắc hẳn không ít người đã đọc toàn bộ nó, nhất là thời gian gần đây (và chắc ai cũng đã thấy, gọi nó là "thơ" hay kể cả "thơ văn xuôi" là sai lầm đến mức nào).

Nhưng năm 1940 của Đinh Hùng phong phú hơn (phong phú hơn rất nhiều). Thêm nữa, đã có thể thấy rất rõ, mốc 1943 là cả một sự sai lưu cữu trong ghi nhận văn học sử, loại sai lầm cứ truyền hết từ thế hệ này qua thế hệ nọ, từ hình thức viết này sang hình thức viết khác (hình thức hiện tại là Internet và nhất là wikipedia).

Năm 1940 tức là Đinh Hùng ở tuổi 20: không chỉ có một tác phẩm văn xuôi Đám ma tôi, mà còn có một tác phẩm văn xuôi nữa: Dạ lan hương (đôi khi ta thấy Dạ lan hương được ghi vào danh mục tác phẩm Đinh Hùng, nhưng được liệt vào danh sách "tác phẩm chưa in"; trong danh sách "tác phẩm chưa in" đó cũng hay thấy Tiếng ca bộ lạc: nhưng tập thơ Tiếng ca bộ lạc, như bây giờ ai cũng biết, tuy là tác phẩm posthumous nhưng là tác phẩm đã in, không lâu sau khi Đinh Hùng chết, hoàn toàn giống Ngày đó có em hay Đốt lò hương cũ.

Nói tóm lại, với Dạ lan hương và cùng với đó, "Đinh Hùng của riêng năm 1940", câu chuyện Đinh Hùng đã hết sức rõ ràng - câu chuyện Đinh Hùng rõ ràng được thì câu chuyện chung cũng được hưởng một lợi ích rất lớn, vì Đinh Hùng thuộc vào số những yếu tố bí ẩn hơn cả: một yếu tố khó.

Dạ lan hương là một dạng novella, dài khoảng 40 trang:


trang đầu:


trang cuối (ghi rất rõ niên đại: "Cuối thu năm 1940"):


Vài đoạn:



(đoạn ngay trên đây cho thấy câu chuyện trong Dạ lan hương gần với câu chuyện cuộc đời thực của Đinh Hùng như thế nào)

Hai cô bé gái (14 và 13 tuổi) xuất hiện:


Một trio hình thành, ít nhất là trong tưởng tượng:



Như vậy, "Hoài" là cái tên fetish của Đinh Hùng, những con bướm cũng là fetish của Đinh Hùng. Đám ma tôi (ký tên "Hoài Điệp") là về một cậu bé chết ở tuổi 17, còn Dạ lan hương: về cậu bé Hoài 15 tuổi. Tất nhiên, ta nhớ đến bài thơ nổi tiếng của Đinh Hùng về tuổi mười lăm, mười bảy: "Đã từng phen trèo cổng bỏ trường về/Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn/Đời đổi mới từ ngày ta dấy loạn".

Tuổi 20 của Đinh Hùng khiến tôi nghĩ đến tuổi hai mươi của một nhân vật khác: Théophile Gautier. Trước Đinh Hùng gần tròn một thế kỷ, Gautier cũng đã có một năm 1831 không khác mấy so với năm 1940 của Đinh Hùng.


Tuổi hai mươi của Gautier cũng gắn liền với các tờ báo:




(còn nữa)

NB. hình ảnh trong bài: courtesy of NQK




Đinh Hùng: Đám ma tôi
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (6) Năm 1952 (tạp chí Kinh đô văn nghệ)
Trong hiệu sách (4) (sự quay lại của Đốt lò hương cũ)
Nguyễn Huy Thiệp: một lần nữa
Hồ Hữu Tường và Hà Nội
Nhịp của thơ
Khu vườn
Vân Muội của Vũ Hoàng Chương (phần 1phần 2phần 3phần 4)
Con đường Nguyễn Du
Đinh Hùng và Nguyễn Du
Tô Hoài kể chuyện (3)
Đinh Hùng: extra
Thơ Đinh Hùng: Hai thế giới
[tiện bút] Trời nồm lắm em ơi


4 comments:

  1. đỏ lên - kundera

    ReplyDelete
  2. Hôm kia có lesson phương pháp tìm, tra cứu tài liệu thông tin, giáo viên của em cũng nhắc nhở đừng tin hoàn toàn vào wikipedia, nhất là hiện nay ai cũng có thể viết trên đó.

    ReplyDelete
  3. nếu mà mục đích là đi cảnh báo: coi chừng wikipedia, thì tôi nghĩ thà tôi chẳng viết gì còn hơn

    ReplyDelete
  4. khổ thân Nhị Linh =))

    ReplyDelete