Oct 28, 2020

Dương Bá Trạc

Nghiên cứu văn học ở Việt Nam, giờ cần nhìn vào một bình diện: văn bản. Như vậy là sau lịch sử, lý thuyết và nước ngoài, đã có thể chạm đến một điểm trọng yếu (nữa).

Ấn tượng lớn nhất của tôi là: chẳng có gì khác. Ý tôi muốn nói, không có khác nhau đúng nghĩa giữa các khối, giới nghiên cứu chuyên nghiệp và giới giảng dạy đại học, chính thống và không chính thống lắm, trong nước và ngoài nước. Điều kỳ lạ là giống nhau tuốt - chính vì thế, câu chuyện (đang nói dở) ởkia càng có ý nghĩa, vì nó làm lộ ra nhiều thứ ở mức độ nền tảng.

Văn học sử của Việt Nam, tôi từng nói, có thể có nhiều thứ (nhất là, nhiều chữ), nhưng lại không có lịch sử. Dưới đây sẽ là một ví dụ, nó cho thấy chuyện cũng tương tự khi ta chuyển trọng tâm cái nhìn sang văn bản.

Cuốn sách liên quan đến Dương Bá Trạc đi thẳng vào câu chuyện của tinh thần biên soạn (xem ởkia): nó cho thấy điều đó có thể đi đến tận đâu - bởi vì, tinh thần đó sản xuất ra những thứ, chẳng hạn một cuốn sách về Dương Bá Trạc có không ít trang giấy, nhưng ta sẽ không thấy Dương Bá Trạc đâu. Không phải vì nó thiếu tài liệu (tư liệu) - nó có nhiều là khác, nó chứa đủ mọi thứ, cho đến cả cái sự nhiều tên phố hiện nay mang tên mấy anh em họ Dương. Nhưng vẫn đúng là không thấy Dương Bá Trạc đâu.

Đây là sản phẩm của một trong mấy nhân vật (trong số rất đông đảo) tưởng chừng làm công việc văn bản. Có thể lấy một số ví dụ không kém phần: Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Hữu Sơn.


mục lục (thấy rõ ngay là chẳng phải không phong phú):



Dương Bá Trạc, cũng như Nguyễn Văn Vĩnh và nhiều người khác, thuộc một thế hệ liên quan đến "quãng đầu" (xem thêm về điều này ởkia) - đó là những con người của bão tố.

Đặt ở đầu cuốn sách là bài dưới đây:


Ta biết, Dương Bá Trạc thuộc một gia đình đông người, Dương Tụ Quán là một người em. Về công nghiệp mấy anh em họ Dương, có thể xem ởkia, một ít.

Xem lời giới thiệu sách thì thấy cảm ơn gia đình (Dương Bá Trạc), vậy nên ta sẽ hiểu ngay, có một bài viết của Dương Tụ Quán về Dương Bá Trạc, người em trai viết về người anh của mình, là rất bình thường.

Nhưng chuyện không đơn giản như vậy, và đến đây yếu tố văn bản bắt đầu hoạt tác: vì sách không hề nói (người làm nó có thể cũng không biết), ta sẽ không nắm bắt được ý nghĩa text trên đây của Dương Tụ Quán. Bởi vì nó không ra đời và tồn tại như là một thứ tài liệu gia đình ghi lại tiểu sử của một nhân vật thuộc gia đình ấy, nhằm xiển dương, tưởng niệm etc.: ngay sau khi Dương Bá Trạc qua đời, text này (hay ít nhất là ở hình thức gần giống) đã in thành sách (trước 1945). Cuốn sách ấy không ký "Dương Tụ Quán", cũng không ký "Khái Sinh" là bút hiệu mà ta tương đối biết rõ, mà ký "Thất Lang". Khi đi vào quyển sách trên đây, các chi tiết ấy biến mất - đấy là còn chưa nói, văn bản đổi khác không ít.

Yếu tố văn bản chưa bao giờ được coi trọng, kể cả trong giới nghiên cứu. Nhưng điều oái oăm là, nếu không nhìn vào văn bản, thì chẳng có nghiên cứu nào hết.


Trong sách cũng nói là chỉ tập hợp (được) những gì đã in thành sách của Dương Bá Trạc - tức là bỏ hết (hoặc gần như vậy) các bài báo.

Nhưng tuyệt đại đa số nhân vật thời ấy, ngoài vài ngoại lệ (chẳng hạn như Đào Trinh Nhất), nếu chỉ xem sách họ cho xuất bản (tất nhiên, khi còn sống, cùng lắm là thêm một ít di cảo) thì sẽ chỉ thấy những hình ảnh tương đối nhợt nhạt (so với chính họ). Chính vì vậy, lsbcvn hết sức quan trọng. Thêm nữa, ngay cả ở trường hợp Đào Trinh Nhất - có rất nhiều đầu sách - cũng sẽ chỉ thấy được một hình ảnh mờ nhạt, nếu không đọc báo.

Nhiều tờ báo mà Dương Bá Trạc cộng tác thuộc loại khó (nhưng đây chính là điều tôi muốn khẳng định: không thực sự khó tìm các tờ báo - nhưng người ta chẳng mấy khi thực sự tìm, và luôn luôn kêu bị hạn chế về tài liệu-tư liệu), nhưng hai tờ sau đây thì không hoàn toàn như vậy: Văn học (tạp chí)Đông Tây. Đây cũng là hai tờ cho thấy mấy anh em nhà họ Dương (không chỉ Dương Tụ Quán, mà cả Dương Tự Nguyên và không chỉ vậy) hoạt động như thế nào. Ngay cả trên Đông Tây, những bài báo quan trọng nhất lại cũng là của Dương Bá Trạc.


(còn nữa)

(tiếp tục "đi lại")



Nguyễn Khánh Đàm           Đoàn Thị Điểm           Cao Hải Hà           Phan Huy Đường           Tạ Thu Thâu           Nguyễn Triệu Luật           Bùi Cẩm Chương           Đỗ Đình Thạch           Lưu Quang Vũ           Lê Văn Thiện           Trần Vàng Sao           Phan Phong Linh           Triều Đẩu           Nguyễn Văn Vĩnh           Đặng Thai Mai           Đỗ Long Vân           Văn Cao           Hoàng Ngọc Hiến           Viên Linh           Trịnh Hữu Ngọc           Thành Thế Vỹ           Thái Phỉ           Lê Doãn Vỹ           Lê Trí Viễn           Nguyễn Đình Thi           Nguyễn Thế Anh           Tản Đà           Trương Vĩnh Ký           Phan Ngọc           Nguyễn Hữu Trí           Hoàng Đạo Thúy           Nguyễn Thạch Kiên      Hoàng Đạo           Trương Chính           Tạ Tỵ           Nguyễn Khải           Hồ Văn Mịch           Trần Thanh Mại           Lê Thành Khôi           Tạ Chí Đại Trường           Trần Huyền Trân           Phan Văn Hùm           Trọng Lang           Lệ Thần Trần Trọng Kim           Nguyễn Vỹ           Vũ Ngọc Phan           Lương Thúc Kỳ           Tchya           Đào Trinh Nhất           Nguyễn Du           Nghiêm Xuân Hồng           Thạch Lam           Hoàng Ngọc Phách           Nguyễn Bính           Thiếu Mai           Trần Lê Văn           Thế Lữ           Hoàng Xuân Hãn           Nguyễn Tuân           Ngô Thúc Địch           Huy Cận           Trương Tửu           Nam Cao           Mai Thảo           Hoàng Cầm           Phạm Xuân Ẩn           Phạm Quỳnh           Dương Tường           Bửu Kế           Nguyễn Mạnh Côn           Hoài Thanh           Nguyễn Mạnh Tường           Quang Dũng           Hoàng Anh Tuấn           Ngô Đình Nhu           Phạm Duy           Phạm Duy Khiêm           Vũ Trọng Phụng           Thanh Lãng           Lê Văn Trương           Hồ Hữu Tường           Phạm Cao Củng           Nguyễn Bắc Sơn           Chế Lan Viên           Bình Nguyên Lộc           Trần Văn Toàn           Vương Hồng Sển           Nguyễn Khánh Long           Vũ Đình Long           Kiều Thanh Quế           Thụy An           Tô Hoài           Ngọc Giao           Hữu Loan           Phan Khôi           Nguyễn Công Trứ

No comments:

Post a Comment