Mar 15, 2013

Rất là oách


Đến đây


thì đã có thể khẳng định, “mùa giải thưởng 2012” của Pháp quá oách, oách chưa từng thấy trong suốt nhiều năm.

Joël Dicker sinh năm 1985, được coi là một phát hiện quan trọng của mùa tiểu thuyết năm 2012. Sinh ra ở Genève, mang dòng máu Pháp và Nga, Dicker viết La Vérité sur l’Affaire Harry Quebert (Sự thật về vụ việc Harry Quebert) với đầy đủ nỗi đam mê hào nhoáng câu chữ thường thấy của một nhà văn trẻ, nhưng là một nỗi đam mê đích thực.


Nhà văn ở lứa tuổi này hẳn đều có ấn tượng mạnh với một kỹ thuật rất en vogue mang tên mise en abîme, “truyện trong truyện”: La Vérité… viết câu chuyện về việc viết ra chính La Vérité…, và viết rất thành công, lồng trong cốt truyện trinh thám (cuốn tiểu thuyết rất dày, hơn 650 trang khổ lớn).

Nhà văn ở lứa tuổi này thường có giọng văn rất nhiều hơi hướm Mỹ: bối cảnh câu chuyện còn lấy luôn nước Mỹ, về một nhà văn trẻ, Marcus Goldman, vừa thành công vang dội ở tiểu thuyết đầu tay nhưng sau đó tắc tị, cùng một nhà văn khác, già hơn nhiều, cũng vô cùng nổi tiếng, tên là Harry Quebert. Nhưng không chỉ có vậy, nhiều chỗ rất Junot Díaz hay Gary Shteyngart, ví dụ như đoạn hội thoại sau đây giữa nhân vật chính và bà mẹ:

“Mẹ, con còn chưa viết được dòng nào hết cả, rốt cuộc tôi cũng nói.

- Nhưng mẹ cảm thấy cuốn sách sẽ rất hay đấy.

- Mẹ ơi, giá kể mẹ để con lại một mình…

- Một mình làm gì? Con có bị đau bụng không? Hay muốn đánh rắm? Con có thể đánh rắm trước mặt mẹ, con yêu ạ. Mẹ là mẹ con cơ mà.”

Và trước mỗi chương đều có một dạng “bài học” do Harry Quebert truyền cho Marcus Goldman, trong đó có những bài học rất hay, như ở đầu chương 30 (cuốn sách được đánh số chương bắt đầu từ 31 rồi nhỏ dần đi):

“Chương hai quan trọng lắm, Marcus ạ. Nó phải thật sắc bén, thật choáng váng.

- Như là gì cơ, Harry?

- Như đấm bốc ấy. Cậu thuận tay phải, nhưng khi thủ thế, lúc nào quả đấm trái của cậu cũng phải vung ra trước: cú đầu cảnh báo cho đối thủ của cậu, tiếp theo đó phải có ngay cú tay phải hạ gục hắn. Chương 2 của cậu cũng phải giống như thế đó: một cú đấm phải vào quai hàm độc giả.”


Trong “bộ tứ” của năm 2012, Lame de fond cho thấy sau tất cả những gì đã viết, Linda Lê vẫn còn có những điều hơn thế nữa để viết một kiệt tác.


Hạch vả Tả của Patrick Deville: đơn giản, đó là một thành tựu tiểu thuyết. Đã có không ít tác phẩm viết về Yersin, người ta đã biết rất nhiều về cuộc đời Yersin (như qua sách của Mollaret hay Bernard), nhưng Hạch và Tả vẫn cho thấy văn chương có thể ghê gớm đến thế nào.


Quyển được giải Goncourt xem ra lại hụt hơn cả :p


Le Sermon sur la chute de Rome Hạch vả Tả sẽ sớm có bản tiếng Việt. Lame de fond cũng sẽ có, chỉ Harry Quebert hình như còn chưa thấy có tín hiệu gì.

4 comments:

  1. Anh sẽ dịch nhà văn ở lứa tuổi này chứ ạ ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không biết được, nhưng phải nói đợi mãi rồi cũng được đọc tiểu thuyết rất là đồng cảm nhiều thứ, chứ không phải ấy nữa :p

      Delete
    2. Anh SN 80 mà thông thái như (có khi còn hơn í nhỉ) cụ dịch giả 80 vậy

      Delete
    3. Theo tôi, tuổi tác không đủ để làm một người trở nên "thông thái", mà cần những xúc tác khác...

      Delete