Tác phẩm, ngoài lời nhà xuất bản này, sẽ còn "Lời tựa" nữa. Bản mà tôi dùng còn có thêm "Lời tựa" của Béatrice Didier. Đây là bản 1996 của Le Livre de Poche, có kèm lời tựa, bình luận và chú thích của Béatrice Didier.
Béatrice Didier là một chuyên gia văn học lớn, tại Việt Nam đã dịch và xuất bản một tác phẩm của bà: George Sand, do Đặng Thị Hạnh và Lê Hồng Sâm dịch, in năm 2004. Béatrice Didier có mái tóc trắng rất đẹp, một chuyên gia nổi tiếng về nhiều lĩnh vực, trong đó có văn chương phong tình, thừa kế nhiều thành quả của một chuyên gia lớn đi trước, Laurent Versini. Béatrice Didier từng là trưởng khoa của tôi, có bài giảng vô cùng duyên dáng và hấp dẫn.
NHÀ XUẤT BẢN KÍNH CÁO
Chúng tôi cho rằng
cần khuyến cáo Độc Giả rằng, mặc dù nhan đề Tác Phẩm và những gì Người Chấp Bút
nói trong Lời Tựa của mình, chúng tôi không đảm bảo độ chân thực của Tuyển Lục
này, thậm chí chúng tôi còn có những lý do nhiều cơ sở để nghĩ rằng đây chỉ là
một cuốn Tiểu Thuyết.
Thêm vào đó,
chúng tôi thấy dường như Tác Giả, tuy có vẻ đã đi tìm sự giống thực, đã tự tay
phá bỏ sự giống thực ấy đi, theo một cách thức thật vụng về, nếu xét theo thời
kỳ ông đặt các sự kiện trong sách. Quả thật, nhiều nhân vật ông dựng nên có
phong hóa quá sức tồi tệ đến nỗi không thể nào cho họ từng sống cùng thế kỷ với
chúng ta; cái thế kỷ của triết học này, nơi các luồng ánh sáng tỏa rạng muôn
phương, đã khiến cho, điều này ai cũng biết, mọi đàn ông trở nên trung hậu và mọi
đàn bà trở nên khiêm cung và nết na.
Vậy nên ý kiến của
chúng tôi là nếu những cuộc phiêu lưu được thuật lại trong Tác Phẩm này được dựa
trên sự thật, thì những cuộc phiêu lưu ấy hẳn là chỉ có thể diễn ra tại những
nơi khác hoặc vào thời đại khác; và chúng tôi kịch liệt lên án Tác Giả vì dường
như ông đã bị lôi cuốn bởi niềm hy vọng thu hút nhiều người đọc hơn nên mới để
câu chuyện xảy ra gần đến vậy với thế kỷ của ông và đất nước của ông, bởi vậy
ông đã cả gan cho xuất hiện những phong hóa xa lạ đến thế với chúng ta dưới lớp
vỏ tập quán của chúng ta, những thói quen của chúng ta.
* Muốn nói đến Cécile Volanges và Bà de Tourvel.
(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)
Nhân tiện nói tiếp câu chuyện: Hai tác phẩm của nhà văn Doãn Quốc Sỹ:
(Chuyện ở nông trại ở bất kỳ đâu, kể cả ở Việt Nam, cũng chỉ là một yếu tố (nổi bật) trong một truyền thống lớn hơn nhiều)
Lời kính cáo quả là thâm sâu :D
ReplyDelete