Jan 27, 2016

Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa

Vốn dĩ, những thứ như thế này, tôi không mấy khi muốn trưng bày, vì nhiều người khi nhìn thấy sẽ nhận ra rất nhiều thứ trong lòng mình bị khuấy động rất mạnh (ví dụ xem thêm ở đây, ở đâyở đây):


Ở mảng báo chí thiếu nhi miền Nam, tôi quyết định chọn một tờ tuần báo và một tờ không phải là tuần báo. Đột nhiên tôi nghĩ có thể sẽ tìm được thêm thông tin ở trong từ điển thư tịch báo chí của Nguyễn Thành nên đã giở ra xem.

Cũng như mọi khi, thật là không thể chấp nhận được.

Tuổi ngọc nhưng không hề có Tuổi hoa:


Về Thằng Bờm thì viết như thế này:


Dưới đây, tôi sẽ chứng minh Nguyễn Thành vớ vẩn như thế nào ở riêng sự liên quan đến tờ Thằng Bờm. Lẽ ra quyển sách của Nguyễn Thành đã phải trở thành Kinh Thánh cho giới sưu tầm và giới nghiên cứu, thì cuối cùng, hóa ra đó lại là một thứ "phúc âm ngộ đạo" nguồn gốc trôi nổi và vô cùng vớ vẩn.

Thằng Bờm có yếu nhân là một nhân vật kiệt xuất của lịch sử văn chương Việt Nam: Nguyễn Vỹ (xem thêm ở đây).

Số "sâu" nhất của Thằng Bờm mà tôi có là số 5. Tờ này là một tuần báo, bắt đầu ra từ đầu năm 1970, "Tuần báo hướng dẫn giáo dục thiếu nhi Việt Nam":


Thằng Bờm, "tuần báo quạt mo", "Tờ báo vui, trẻ, bổ ích, lành mạnh nhứt của tuổi thơ", với các nhân vật chính của tớ báo:


Mục "Gương thiếu niên Việt Nam anh hùng", kỳ này là vua Duy Tân:


Bút tích một bạn đọc nhỏ tuổi nào đó giải trò ô chữ, người ấy hiện nay rất có thể đang sống đâu đó bên Mỹ hoặc Úc:


"Tự điển Thằng Bờm" do Diệu Huyền tức Nguyễn Vỹ phụ trách:


Tác phẩm Thạch bích sơn đăng dài kỳ, phần lời của Nguyễn Vỹ:


Lê Thương dạy âm nhạc:


"Thi văn đoàn Thằng Bờm":


Từ số 5 chạy liên tục đến số 14:



Trang 3 rất chịu khó thay đổi vignette để hấp dẫn hơn:


Một truyện tranh:


Số Trung thu năm 1970:



Bộ của tôi thiếu một đoạn, từ 34 nhảy sang luôn 44:


Rồi chạy một mạch đến số 54 là số cuối cùng mà tôi có:


Thẻ một thành viên của "Thi văn đoàn Thằng Bờm":


Nhưng lịch sử của Thằng Bờm không dừng lại ở quãng này. Từ điển của Nguyễn Thành hết sức vớ vẩn chính ở điểm này: Thằng Bờm còn có một đoạn "tục bản" tức là "bộ mới" nữa. Lúc này Nguyễn Vỹ đã qua đời. Số đầu tiên của bộ mới này mà tôi có là số 11:



Tôn chỉ ban đầu "Tờ báo vui, trẻ, bổ ích, lành mạnh nhứt của tuổi thơ" đã được thay đổi một chút:


Vũ Hạnh trên Thằng Bờm, truyện đăng nhiều kỳ:


Dịch George Eliot:


"Thằng Bờm thám hiểm":


Tôi xác định được số 16 là số cuối cùng đăng truyện Thạch bích sơn của Nguyễn Vỹ, như vậy truyện này chạy xuyên suốt lịch sử tờ báo, tiếp tục ngay cả khi tác giả đã qua đời, với ít nhất một lần thay họa sĩ trình bày:



Vài số sau, thế chỗ là một truyện dài khác:


Số cuối cùng mà tôi có, số 21:


Trên đây là tất tật bộ sưu tập Thằng Bờm của tôi.

Chuyển qua Tuổi hoa: từ điển Nguyễn Thành đã bỏ qua tờ báo cực kỳ nổi tiếng một thời này, tờ báo có lịch sử dài tương đương tờ Bách khoa hay tờ Văn, suốt từ 1962 đến tận tháng Tư năm 1975, dường như dừng lại ở số 233. Tuổi hoa hết sức được hâm mộ, mới năm ngoái một yếu nhân của tờ này qua đời, nhiều người đã tưởng niệm.

Dưới đây là bộ sưu tập tờ Tuổi hoa của tôi, số sớm nhất mà tôi có là số 9; tờ báo cũng ra song song các tủ sách riêng của mình:
















Về tờ Tuổi hoa hiện nay trên mạng có rất nhiều thông tin, mà tôi nghĩ là tương đối đầy đủ, thậm chí còn hơn cả mức "thông tin", nên tôi chỉ nói thêm hai điều mà dường như mọi người đều bỏ qua, hai điều có tính cách nghiên cứu về lịch sử một tờ báo:

- Thứ nhất, ai cũng gọi Tuổi hoa là một "bán nguyệt san", nhưng như vậy là không hoàn toàn chính xác: giai đoạn đầu, vài chục số, nó là "nguyệt san", về sau mới chuyển thành "bán nguyệt san".

- Nhờ đọc mấy số đầu mà tôi xác định được, trước bộ Tuổi hoa mà chúng ta biết hiện nay, đã có một Tuổi hoa bộ cũ, ít nhất có 7 số.


Hiện nay, có một số nhóm sưu tầm Tuổi hoa, nếu cần thông tin từ bộ sưu tập của tôi thì cứ liên hệ nhé.


Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu

11 comments:

  1. Hay, mở mang tầm mắt. Nếu ai từng sống một tuổi thơ với chúng, chắc chắn sẽ dữ dội, một tâm hồn luôn luôn khuấy động.

    ReplyDelete
  2. Chào bạn,

    Mình là Đèn Biển. Mình rất mê Tuổi Hoa và hiện đang phụ trách blog Tuổi Hoa và hơn thế nữa (tuoihoandmore.blogspot.com), mục đích là đưa TH đến với những người hâm mộ. Tình cờ ghé trang của bạn, mình rất ấn tượng với bộ sưu tập của bạn, trong đó có những số mà mình kiếm đã lâu. Vậy bạn có thể cho mình xin nội dung những số báo mình thiếu được không? (cụ thể là số 9, 10, 34, 35, 64, 65, 66) Nếu được, xin bạn vui lòng cho biết mình phải làm gì. Cảm ơn bạn rất nhiều. Chúc bạn một năm mới tốt lành.

    Đèn Biển


    ReplyDelete
  3. chỉ cần đưa tôi địa chỉ email để liên hệ thôi (tôi sẽ không cho hiện lên public comment ấy)

    ReplyDelete
  4. Thưa anh/chị
    Em có share link này lên FB để giới thiệu Thằng Bờm và có sử dụng một ảnh.
    Em xin phép, nếu không đuợc phép em sẽ gỡ xuống và xin lỗi.
    Dat Tran

    ReplyDelete
  5. Thưa chị,
    nhờ anh Sinh nên em được biết là chị.
    Em cảm ơn chị.

    ReplyDelete
  6. Anh NL có báo Tuổi Ngọc (của D Anh) ko ạ. Em cũng đang cần một ít trang thiếu mà chưa nhờ đc ai giúp cho.

    ReplyDelete
  7. có, nhưng không nhiều lắm

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2016/03/duong-nghiem-mau-tra-loi-phong-van.html

    ReplyDelete
  8. Em đang thu thập tài liệu về Trung thu, anh NL chụp em số Trung thu của 2 báo trên được không?

    ReplyDelete
  9. Nhị Linh có báo Tuổi hoa Số 184 không ?nếu có cho mình đọc lại bài đã đăng. Cảm ơn

    ReplyDelete