nhân tiện, đã tiếp tục:
+ Malte Laurids Brigge (Rilke)
+ Sống và Chín (Lévi-Strauss)
+ "Cuối cùng" (về Yourcenar)
Sự biến mất và trở lại có thể, cũng như (gần như) mọi điều, có nhiều nghĩa. Có những trở lại đúng và những trở lại sai, ít nhất là không đúng lắm.
Thời nhà xuất bản Hội Nhà văn in lại không ít bản dịch Sài Gòn trước đây, là thời cho thấy nhà xuất bản Hội Nhà văn không hề biết đọc. Họ in lại rất nhiều bản dịch hạng bét. Trong số đó: Hoài Khanh. Hoài Khanh dịch Hermann Hesse là cả một nguồn cơn cho những cơn vui vọt trào của tôi, suốt những năm cuối thập niên 90 (sau đó thì tôi không đọc Hesse nữa).
Hoài Khanh là chủ một cơ sở xuất bản (nhà Ca Dao). Trong câu chuyện lớn của xuất bản Việt Nam, ta có cả một nhánh (không nhỏ) câu chuyện của các chủ cơ sở xuất bản muốn trở thành học giả.
Tôi biết không ít nhân vật như vậy. Một: Đà Linh Nguyễn Đức Hùng. Hai, Dương Tất Thắng, tức "Dương Thắng", tức "Thắng cận", tức "Thắng Hàng Chuối" (đây là một trong các Thắng của giới xuất bản, làm nên câu nói lừng danh của một nhà văn Hà Nội: "đầu nậu sách toàn thắng, cho nên nhà văn phải thua thôi"). Khi facebook trở nên phổ biến, ta bỗng nhận ra Dương Tất Thắng, trong cơn sôi sục chứng tỏ mình là học giả, còn không biết dấu phẩy cần phải đặt ở đâu. Điều này thật ra cũng không lạ, vì một thời, đó chính là nhân vật làm tràn ngập Hà Nội sách phong thủy bói toán.
Tất nhiên, tôi còn biết nhiều chủ cơ sở xuất bản cùng dạng hơn nữa. Có rất nhiều. Mở một cuốn sách do một nhân vật kiểu như vậy phụ trách, ta sẽ thấy, trong một chú thích, Richelieu giúp Louis XIV làm nên một triều đại rực rỡ etc. Ấy thế nhưng, Richelieu chết rồi Louis XIV còn chưa lên ngôi. Độc giả của Alexandre Dumas dễ dàng biết nhân vật "ministre" hồi Louis XIV còn bé và còn trẻ là Mazarin.
Điều cần tìm hiểu ở đây là tại sao Richelieu lại có thể cùng thời với Louis XIV: tôi cho nguyên nhân hết sức đơn giản. Một chủ cơ sở xuất bản ở Việt Nam không biết gì khác về lịch sử Pháp ngoài Richelieu và Louis XIV (có cả loạt tòa nhà to tướng ở Hà Nội thời gian gần đây, "Louis" hết lượt) thế cho nên đương nhiên Richelieu phải cùng thời với Louis XIV. Rất tương tự: đối với một chủ cơ sở xuất bản Việt Nam, văn chương thế kỷ 19 của Pháp chỉ có thể là Victor Hugo (điều này, tôi đã tìm cách lý giải ởkia). Và chỉ Hugo của Les Misérables và Notre-Dame de Paris mà thôi.
Không có gì đáng ngạc nhiên, pha Richelieu xuất hiện trong một cuốn sách Nhật Bản dịch ra tiếng Việt, có lời tựa của ông Nguyên Ngọc, mà tôi đã nhắc đến (lời tựa này sẽ có chỗ trong viện bảo tàng chứng tích tội ác của xuất bản Việt Nam). Điều đó là đương nhiên: một cuốn sách hội tụ toàn những nouveau riche, nó phải như vậy. Chưa hết, từ đầu đến cuối, cuốn sách (thật ra có trình độ hết sức trung bình) đó (trí thức Việt Nam mù quáng trong mọi thứ gì liên quan đến Nhật ở mức độ không biết những cái mà họ ca ngợi tầm thường tới mức nào: cũng trong lĩnh vực cận kề, có một bản dịch khủng khiếp in cách đây vài năm, cuốn sách của Ruth Benedict, mà dường như không ít nhân vật của giới xuất bản hít hà rất kinh), rặt là một thứ ngôn ngữ của truyện chưởng Tàu hạng bét: rất giống với thứ ngôn ngữ của bản dịch 1Q84 những đoạn nào chưa được tân trang lại.
Giờ là Mặc Đỗ, ở một phương diện: nhiều.
Tôi không định nói Mặc Đỗ dịch nhiều tác phẩm, mà muốn nhấn mạnh vào một điều khác. Ngay dưới đây là một ví dụ:
(các hình ảnh trên đây: courtesy of Hộp, nguồn)
Vẫn cần quay trở lại với cuốn sách Nhật Bản dịch ra tiếng Việt đã nói ở trên (nơi Richelieu sống cùng thời Louis XIV): câu chuyện về nó nói lên một phương diện rất không nên bỏ qua của tinh thần nouveau riche trong xuất bản tại Việt Nam ngày nay. Có một nơi ra nó trước, rồi có một nơi muốn vượt mặt, thế là cấp tốc cũng ra ấn bản của mình (chuyện mời người viết lời tựa nằm trong chiến lược đó; nhưng lại mời đúng Nguyên Ngọc là cái máy đứng tên hiệu đính những gì mình không hiểu và sản xuất lời tựa cho những cuốn sách mình chẳng biết gì), trả tiền dịch phá giá thị trường (và kết quả là một mớ hổ lốn): chiến đấu bằng tiền là thứ có thể gặp nơi nơi trong thế giới xuất bản Việt Nam - điều đó còn hơn là tất yếu, khi Richelieu phải cùng thời Louis XIV (ảo tưởng về thời độ có vẻ hết sức đặc trưng cho đầu óc nouveau riche). Tức là, nói ngắn gọn, một vụ đâm sầm vào nhau trên bình diện của tinh thần nouveau riche. Giống hệt nouveau riche Việt Nam cách đây hơn chục năm, dẫu chẳng thích thú gì nhưng giải đua xe F1 bên Malaysia kiểu gì cũng phải mò sang (cho thiên hạ thấy), nouveau riche xuất bản Việt Nam đều như vắt chanh sang Frankfurt Buchmesse để rồi ngồi thộn mặt đó trong cái được gọi là thương thảo tác quyền. Đồng loạt tỏ lòng mến yêu nước Nhật như xưa kia người ta ra sức bày tỏ mình kính yêu lãnh tụ; đến hẹn lại lên mì gói du lịch Đức, y như đi học nghị quyết; thế nhưng mà lại khăng khăng đòi mình khác. Lên án hệ thống nhà nước lãng phí tiền bạc, thâm lạm ngân sách quốc gia, nhưng đồng thời không chớp mắt dùng tiền không phải của mình đi chơi và nói là đi thương thảo tác quyền.
Mặc Đỗ chủ yếu chọn những gì rồi sẽ có nhiều người cũng chọn. Đây là phương diện "nhiều" trong câu chuyện Mặc Đỗ.
César Birotteau đã quá rõ, vì suốt năm vừa rồi tôi đã không ít lần nhắc đến nó: trong tiếng Việt không chỉ có bản dịch của Mặc Đỗ mà còn có ít nhất bản dịch của Lê Trí Viễn. Climats (Tâm cảnh - mới đây tôi đã làm cho trở lại; tuy nhiên, trong trường hợp Tâm cảnh, tôi không lo mọi sự [mọi sự có nghĩa - nhiều khi - đến cả bìa: mặc dù bìa César Birotteau không hề theo đúng ý tôi - tôi sẽ còn quay trở lại câu chuyện bìa sách, sắp tới sẽ là bìa hai bản dịch Patrick Modiano của tôi]) cũng có thêm, ngoài bản dịch Mặc Đỗ, ít nhất hai bản dịch khác (Tâm trạng và Mưa nắng tình yêu). Gần như mọi tác phẩm mà Mặc Đỗ chọn đều rơi vào trường hợp này: các tác phẩm có nhiều bản dịch tiếng Việt. Le Grand Meaulnes là một ví dụ lớn.
Những ai có chút hiểu biết (và có quan tâm) đều đã biết số phận cuốn tiểu thuyết của Alain-Fournier trong tiếng Việt như thế nào, ở khía cạnh số lượng các bản dịch từng xuất hiện. Nhưng cũng như nhiều thứ khác, rất có thể vẫn còn có hơn thế nữa. Tờ quảng cáo dưới đây cho thấy dấu vết của thêm một bản dịch có thể có:
(ảnh trên đây: courtesy of VHT)
(còn nữa)
Bình luận (César Birotteau)
Năm 1913 (Le Grand Meaulnes)
Lần lần từng khu vực một (Tâm cảnh)
Mặc Đỗ: một César (César Birotteau)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Dịch thuật miền Nam
Nghiêm Xuân Hồng
Mặc Đỗ
Dịch thuật Việt Nam
Gatsby ở Việt Nam
ông Mặc Đỗ bắt lấy những cái "hồn" thật giỏi. sự quên lãng đúng là một tội lỗi.
ReplyDeleteHồn với chả cốt, tôi thấy ông ấy dịch khá như bao ông khác cùng thời, chỉ có Nhị Linh thiên vị thôi
Deletetất nhiên là tôi thiên vị, tôi rất hay thiên vị những ai bị đám cào bằng coi là giống người khác
ReplyDeletexuất sắc
DeleteVẫn chưa thấy Anh Môn của Mặc Đỗ trở lại nhỉ ?
ReplyDeleteem vừa phát hiện ra một điều, vừa mới vừa to kinh người, Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà được Mặc Đỗ dịch
ReplyDeleteNL đã biết từ đời nào rồi
Delete