Apr 23, 2018

Ít nhiều sách mới

("ít nhiều thiếu nữ buồn không nói" etc. etc.)

định đợi mấy quyển khác nữa nhưng chúng nó lâu đến quá, thôi kệ; vả lại cũng nên giải trí một chút khỏi cái kia; cũng vừa mới hứa tiếp tục luôn cái kia, nhưng quyển sách (lại) biến đi đâu mất, chưa tìm được ngay


- Phan Triều Hải trở lại (qua một cơn lưu đày rồi đấy nhỉ):


Một phát (dường như chỉ còn thiếu rất ít ấn bản):


Xem bên trong phát:


Hai bên trong này mới hiểm:



Thêm luôn vài cái bên trong nữa không? À mà thôi, nhỉ.


- Tiếp tục câu chuyện của những quyển sách "inédit".

Bộ sách "sexualité" (đố ai dịch được từ này sang tiếng Việt đấy? discours còn lung tung cả lên, sexualité đương nhiên là sẽ càng lung tung hơn) của Michel Foucault có một lịch trình rất kỳ quặc. Tập 1 của nó in năm 1976, trong đó thông báo mấy (nhiều) tập tiếp sau, nhưng sẽ không bao giờ có các tập mang những cái tên được dự tính ấy.

Tập 2 và tập 3 in vào thời điểm Foucault chết, năm 1984: tức là tám năm sau tập thứ nhất (xem tập 3 ở kia). Và "tập 4" (cần phải cho nó vào trong ngoặc kép) bỗng xuất hiện, gần nửa thế kỷ sau tập thứ nhất.

Vậy tức là thế nào? Tức là, thứ nhất, Foucault thực sự có rất nhiều điều để nói về "sexualité" và thứ hai, Foucault không thực sự biết phải nói về nó như thế nào. Điểm thứ hai hết sức quan trọng.

Trong cơn nóng lòng đợi quyển sách được gửi về cho tôi, tôi đã đọc một số thứ bình luận xung quanh sự xuất hiện rạch giời rơi xuống của cuốn sách tập 4. Người ta không thể không nháo nhác lên khi một cuốn sách của Foucault xuất hiện, nhất là khi nó bỗng xuất hiện - lại còn có cái băng "inédit".

Tựu trung, các bình luận có hai điểm: thứ nhất, kinh ngạc hoặc chế giễu, hoặc chế giễu trong kinh ngạc vì sự xuất hiện đột ngột này, nhất là sau một thời gian quá dài như thế; thứ hai, tương đối chế giễu những gì Foucault nói (viết) trong cuốn sách. Điểm thứ hai rất quan trọng.

Foucault là một  trào khỏi khuôn kinh điển. Tôi hết sức chờ đợi cuốn sách, đối với tôi nó là một điểm khác, một điểm thuộc về "au-delà", từ đó mà cái nhìn của tôi vào Foucault sẽ căn chỉnh lại được. Và quả đúng như vậy: đối với người khác, nội dung cuốn sách của Foucault có thể nhàm chán đến đâu - Foucault đi sâu (và quá sâu, như thường lệ) vào trước tác của các ông thánh và ông cha quan trọng của Thiên chúa giáo giai đoạn đầu (đại khái có thể nói là từ thế kỷ II đến thế kỷ IV), báp têm, aphrodisia, xưng tội, etc. - thì đối với tôi đây chính xác là cuốn sách tôi cần, để nhìn thấy một điều: ý nghĩa của Michel Foucault. Tôi sẽ còn trở lại.

(Ki-tô là máu, nhưng đồng thời cũng là Logos; và tại sao lại có nghịch lý của xưng tội: rất rõ ràng, người xưng tội biết rằng mình có làm gì đi nữa thì con mắt khác cũng đã biết hết, thậm chí còn biết rõ hơn, vậy thì xưng tội để làm gì? đấy là vì, hành động xưng tội là chứng nhận cho sự xứng đáng được tha thứ.)


Và tôi cũng đã nghĩ ra cái tên tiếng Việt cho Histoire de la sexualité: nó sẽ là Câu chuyện của dục.

À, những người đã mua bản quyền bộ sách để dịch sang tiếng Việt, các vị đã làm đến đâu rồi? Tôi rất thích xem bản tiếng Việt, rất thích đấy.

Và, cuốn sách "inédit" chính là cú hích để tôi quay trở lại với thế giới của Foucault. Sau khi đọc lại toàn bộ Roland Barthes, Foucault chính là lựa chọn không thể tốt hơn, cho một cuộc đọc lại toàn bộ khác. Nhất là ba cuốn sách dưới đây:


Và không chỉ có vậy. Nếu Barthes nghĩa là ngắn, thì Foucault lại có nghĩa là dài. À, nhắc đến Barthes ở đây là vì Foucault chính là người đóng vai trò chủ chốt khiến Collège de France tạo ra một ghế mới hoàn toàn cho Barthes (Barthes không có bằng tiến sĩ, chẳng hề có crédit nào theo kiểu đại học, lại cũng chẳng hề là cựu học sinh ENS nốt).

(a, Éric Hazan mới ra một cuốn sách mới tên là Balzac, Paris, rất mỏng, nhẹ, gọn gàng, tôi cũng thấy tới lúc nên bổ sung ở chỗ kia: cho nên lại có cơ hội tặng sách cho tôi rồi kìa, lần này ai sẽ tặng? - trông vậy thôi, mấy lần tôi đòi hỏi, trông như là rất vớ vẩn vu vơ, thế mà về cơ bản đều được tặng hết đấy)


- Không có gì đâu: tôi chỉ chợt nhìn thấy Maurice Durand trong lúc đang có chút ít suy nghĩ (nho nhỏ) về Đông Dương Indochine, về Viễn Đông Bác Cổ EFEO và về Hà Nội từ 1947 đến 1954 thôi.



- last but not least (rất là dày):


(về Đoàn Ánh Dương, xem thêm ở kia; Đoàn Ánh Dương và Chùa Đàn thì ở kia)

Khi còn chưa mở sách ra, tôi đã sợ nội dung của nó không vượt quá nội dung cuốn sách tương tự in cách đây chừng hai mươi năm, cuốn sách làm cho Đạm Phương quay trở lại. Và quả thật, đúng là như vậy. Có một ít thêm thắt, nhưng về cơ bản vẫn thế.

Không có gì là không hợp thức khi (ruột) một cuốn sách cũ (nói đúng hơn, kết quả của một cuộc tìm kiếm trong quá khứ) được sử dụng lại (coi như hoàn toàn) trong một cuốn sách mới. Thường thì trong các trường hợp tương tự, sẽ có sự giới thiệu, ở đây cũng vậy; cho nên, ta sẽ xem sự giới thiệu. Sự giới thiệu cuốn sách Đạm Phương nữ sử (Vấn đề phụ nữ ở nước ta) vừa in tại nhà xuất bản Phụ nữ (tủ sách "Phụ nữ tùng thư" - ai nghĩ ra cái tên này thế?) cho thấy rõ, rất rõ một điều, và lại chính là điều vừa nói ở trên kia: vẫn thế. Vẫn thế và vẫn thế.


Còn tôi bưng thúng theo đàn bà
Ra chợ buôn văn, ngày tháng qua
(Nguyễn Vỹ)


Sự "vẫn thế", ở lời giới thiệu của Đoàn Ánh Dương, nằm chỗ này: vẫn nhìn nhận các tờ báo như thế. Tức là, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam, dẫu bề ngoài có là như thế nào, vẫn không sao nắm bắt được báo chí. Không một ai thực sự nhìn thấy những tờ báo. Tức là, thực tại của báo (và tạp chí) vẫn nằm ngoài tầm với của giới nghiên cứu văn học Việt Nam. Dẫu bề ngoài có là như thế nào đi chăng nữa. Dẫu ai cũng làm ra vẻ hết sức quan tâm đến câu chuyện của báo chí.

Một trong những chú thích đầu tiên (các bài viết của Đoàn Ánh Dương luôn luôn rất nhiều chú thích: phần lớn chúng thừa, bởi vì vô nghĩa: sau một quãng thời gian đầu tiên, Đoàn Ánh Dương là một con người của ngôn ngữ leng keng: sẽ không nói "uống nước" mà nói "ẩm thủy", từ ngữ cứ xôn xao náo động cả lên, thì giờ đây, Đoàn Ánh Dương lại là con người của những đặt các thứ cạnh nhau một cách vô hồn: nhưng, rất có thể, cần phải ở vào giữa hai cực đó) có chỗ (liên quan đến tờ Trung Bắc tân văn) ghi là 1915 (1913?) hay ngược lại, 13 trước, 15 sau. Như vậy nghĩa là thế nào?

Như vậy nghĩa là Đoàn Ánh Dương (cũng như 100% nhà nghiên cứu Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực văn học), không hề biết Trung Bắc tân văn thì như thế nào. Tại sao lại có thể như vậy được?

Nhìn nhé: ở kia, một số Trung Bắc tân văn, chính là nó.

Nếu thực sự làm về lịch sử báo chí Việt Nam, và nếu cần làm một công việc nhàm chán là tuyển chọn người để đào tạo, hoặc cũng có thể là chọn cộng sự, tôi sẽ làm như sau: tôi đưa đúng cái số Trung Bắc tân văn này ra cho đương sự nhìn, nhìn đúng cái trang nhất đó thôi. Sau khi đương sự đã nhìn thật kỹ, săm soi, lấy kính lúp ra soi luôn cũng được, kể cả đo đạc theo đủ mọi cách, tôi sẽ hỏi: nhìn thấy gì?

Một người có cái nhìn sẽ thấy điều đặc biệt. Một nhà nghiên cứu rất có thể không thấy hết mọi thứ (vả lại, tình trạng lưu trữ của Việt Nam thì ai mà không biết? và đó không phải tình trạng hiện nay: từ thời Phan Huy Chú đã thế rồi) - nhưng từ một mẩu nhỏ thì cần phải đoán định. Một mẩu nhỏ sẽ chứa đựng toàn thể, nếu cái nhìn là cái nhìn của sự biết nhìn, của sự muốn nhìn, tức là của sự cắm mặt vào tường, của đừng có quay ngang quay ngửa.

Vả lại, tại sao có những chi tiết miêu tả báo như vậy? không chỉ liên quan đến Trung Bắc tân văn? Và tại sao có rất nhiều chú thích, trong bài viết của Đoàn Ánh Dương? Đấy là vì trích dẫn Nguyễn Thành.

Ở đây, vấn đề nảy sinh: nhưng tại sao, một mặt thì biết Nguyễn Thành thường xuyên sai trong miêu tả gần như mọi tờ báo, mặt khác thì khi cần viết bài lại vẫn nhất nhất trích từ đó? Sao lại có thể, bình thường thì chế giễu sự sai của người khác, một cách chung, nhưng lúc viết thì lại thản nhiên trích dẫn từ đó?

Điều này rất giống những người nếu có mặt người khác thì phê phán đồ ăn hiện nay rất bẩn, rồi thì xã hội lừa lọc nhau etc. etc. nhưng khi đi ăn thì lao vào bất kỳ cái gì mà đương sự nghĩ là ngon.

Không, một nhà nghiên cứu có mỗi một việc (rất nhỏ): nếu thấy nghi ngờ thì phải kiểm tra. Nếu không kiểm tra được, thì đừng nói đến nữa. Nếu việc đừng nói đến là không thể, vì nó ảnh hưởng đến mọi thứ, thì vẫn còn một lựa chọn: đừng có làm nữa. Nhưng, chúng ta rất biết là chúng ta đang phải chịu đựng di sản của cái thứ kiểu Phan Cự Đệ, ba lần viết về Tiêu Sơn tráng sĩ thì ghi ba niên đại khác nhau (và chưa bao giờ có ai tìm được một lời cải chính). Biết rất rõ cơ mà. Nhưng biết như vậy, rốt cuộc, có vẻ, chẳng để làm gì: vì chúng ta lại làm y xì đúc. Vẫn thế. Đâu có khác.


Tôi nghĩ rằng, nhà nghiên cứu, nếu đã không thực sự nghiên cứu được, rất dễ trở thành một cái gì đó rất khó tả. Một nhân vật: TTK. Này, TTK có chối điều sau đây không: đó là từng ký tên giả viết những lời rất khốn nạn nhằm vào đồng nghiệp, và là viết theo chỉ thị. Ồ, Nhân văn-Giai phẩm xét cho cùng cũng chỉ là chuyện đó thôi, có phải là gì khác đâu. Và đăng ở đâu ấy nhỉ? Ở trên tờ tạp chí Văn nghệ quân đội, và thời điểm nào? dưới thời tổng biên tập mới (tức là đương kim) của tờ tạp chí ấy.




Michel Foucault:

Foucault về Flaubert
Foucault và văn chương
Người Pháp không xanh-trắng-đỏ
Steiner-Foucault
Foucault và Char
Michel Foucault (ii)
Michel Foucault (i)
Foucault, Nietzsche
Điên
Foucault, Barthes, Genette: một câu chuyện Pháp
Đạo đức của các giấc mộng tình
Khởi đầu của một tình yêu
La grande étrangère
Foucault về discours
Niên biểu Foucault
Thư viện. Cơ thể. Cái chết




sách mới:

Sách được tặng
Ít sách mới
Dăm sách mới
Bốn sách mới
Mấy sách mới nữa
Những cuốn sách mất
Mấy sách mới
Sách tháng Giêng 2013

Sách mới (1)
Sách mới (2)

Sách mới (3)
Sách mới (4)
Sách mới (5)


6 comments:

  1. Ơ kìa, tên ác ôn!

    ReplyDelete
  2. khục khục

    lúc nào billard xem tay cơ có khả lên được chút nào không nhá

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tính đấu với tôi bằng một đống các sở trường của anh? Quên đi! (Mà cái bàn billiards tuyệt hảo ấy, đã giải tán rồi.)

      Delete
  3. ra ngoài tiệm cũng được

    có cần chấp không? hay lần này chấp nhắm mắt từ đầu đến cuối? hay buộc một tay lại?

    tiếc quá nhỉ, cái bàn ngon thế

    ReplyDelete
  4. hehe hiểm thiệt, hình như cuốn đó có lời giới thiệu của TCS thì phải. Nếu đúng cô VT là cô VT, chắc cô tặng lại để ngoại giao gây quỹ học bổng, xây nhà tưởng niệm, lưu niệm các thứ :-/

    ReplyDelete
  5. Em muốn đọc quyển Fermina Marquez của Larbaud nhưng chưa biết tìm ở đâu, mà sách thì chả bao giờ tự rơi vào em mới hẩm:(

    ReplyDelete