Apr 11, 2019

Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (4): Để phụng sự

Tiếp tục Hồ Hữu Tường, và cũng tiếp tục Hồ Hữu Tường trên tờ Hòa đồng: đây là giai đoạn hết sức quan yếu trong sự nghiệp của Hồ Hữu Tường, nhưng gần như chưa bao giờ được thực sự nhìn nhận.

Cuối bài "phiếm luận", lần trước, Hồ Hữu Tường nêu lên giả thuyết câu chuyện "Tấm Cám" của Việt Nam là gốc cho "Lọ Lem"; dường như không ai thực sự để ý đến chi tiết này, nhưng đó là cả một câu chuyện lớn; tôi sẽ còn trở lại.

Dưới đây là một bài diễn thuyết khác của Hồ Hữu Tường; lần trước bài nói liên quan đến trung tâm Văn Bút, còn lần này, bài "Để phụng sự quốc học" liên quan tới trường (viện) Vạn Hạnh.











Trong phần LTS đặt ở đầu kỳ thứ nhất "Để phụng sự quốc học", tờ Hòa đồng nói vì đăng "Để phụng sự quốc học" của Hồ Hữu Tường mà báo phải "hoãn lại mục EOMIR là gì". Sở dĩ như vậy là vì quãng thời gian này, Hòa đồng đang đăng (rất) nhiều kỳ về "EOMIR". EOMIR là một món do Hồ Hữu Tường nghĩ ra, lúc này đang quảng bá và phổ biến. Tôi sẽ còn trở lại với EOMIR.

Sau đoạn "Tôi sanh trưởng trong một gia đình bình dân" rồi chuyện tôn giáo trong nhà, có câu "Tình thì như vậy mà lý trí tôi trong chấp nhận những giáo điều cũ xưa": chắc hẳn báo in nhầm "không" thành "trong".

Hồ Hữu Tường dùng từ "khoáng trương": đây là cách gọi "extension", tức là "mở rộng" (có lúc Hồ Hữu Tường cũng nói, lẽ ra là "khuếch trương" thì quen thuộc hơn, nhưng đây là từ được Hồ Hữu Tường "rèn" ra - từ "rèn" sẽ được dùng ngay bên dưới (chỗ liên quan đến "praxéologie"): trong gần như mọi ngôn ngữ, việc tạo ra từ mới đều được hình dung là hết sức nặng nhọc, thế cho nên động từ để chỉ hành động ấy thường rất mạnh (tiếng Anh hay nói là "coin", tiếng Pháp, "forger", ở đây Hồ Hữu Tường dịch thẳng "forger" sang tiếng Việt). Và "khoáng trương" thì lại liên quan đến EOMIR đã nói ở trên.

Như vậy, bài nói của Hồ Hữu Tường nhằm để quảng bá Phân khoa Văn khoa và Khoa học Nhân văn của Viện Đại học Vạn Hạnh, trong đó Hồ Hữu Tường muốn nhấn mạnh vào sự học trong tương quan với hành (như mọi khi, Hồ Hữu Tường có cái nhìn rất độc đáo, ở đây thể hiện ở chỗ "hương nguyện" và "quốc nguyện"). Hồ Hữu Tường cũng nói đến "thực dân mới", thể hiện ở chính văn hóa, và cho thấy mình là độc giả của Émile Durkheim. Đặc biệt, Hồ Hữu Tường muốn xiển dương một số nhân vật đã bị lãng quên, như Đào Duy Chung.


bonus, một bài khác trong cùng chủ đề cũng của Hồ Hữu Tường (dưới bút danh):









Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (3): "Phiếm luận về văn chương Việt Nam"
Hiếu Chân Nguyễn Hoạt: Trăng nước Đồng Nai
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (6): Ung thư đoạn cuối
Lê Văn Thiện: Một cách buồn phiền
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (5) (Ung thư: cho đến chương 2 phần thứ tư)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4) (Ung thư: cho đến chương 4 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (3) (Ung thư: cho đến chương 1 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (2) (Ung thư: cho đến giữa chương 2 phần thứ hai)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1) (Ung thư: 4 chương đầu của phần thứ nhất)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (6) ("Nhân một kinh nghiệm thơ"+Lê Tuyên, "Thời gian hiện sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh")
Bùi Giáng và bài thơ "Phụng hiến"
Bùi Giáng dịch Simone Weil
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (5) ("Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong Văn học sử"+Lê Tuyên viết về Malraux)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (4) ("Thơ trong cõi người ta" + Lê Tuyên, "Hiện hữu của tiểu thuyết")
Dương Nghiễm Mậu: "Sợi tóc tìm thấy"
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1)
Lần lần từng khu vực một (Mặc Đỗ và César BirotteauTâm cảnh)
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu


7 comments:

  1. Thời các tiên tri trở lại !

    ReplyDelete
  2. Tờ Hòa Đồng, có bao nhiêu số hả anh?

    ReplyDelete
  3. không biết con số chính xác, chắc ngoài 100 số, có thể không hơn 100 nhiều lắm, có số nào không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hic hic...nhiều quá! Em có mỗi 26 số đầu.

      Delete
    2. Vậy là đã biết hàng BN đi đường nào rồi

      Delete
    3. Em đâu có khả năng ôm lô đó, mỗi 26 số Hòa Đồng thôi. Lô đấy vào SG rồi anh ơi.

      Delete
  4. có phải vì sợ sinh viên "bị mảnh bằng cấp tạo cho cái mặc cảm cao thượng danh giá hơn người" mà stratégie của ENS và Collège de France là không cấp bằng?

    ReplyDelete