Jul 24, 2018

Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1)

Thanh Tâm Tuyền và Ung thư.

Tiểu thuyết Ung thư của Thanh Tâm Tuyền được đăng nhiều kỳ (feuilleton) trên tạp chí Văn, trên rất nhiều số của tạp chí Văn. Giờ là lúc (rất) nên đọc nó.

Số đầu tiên của Văn đăng tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền (chương 1 và chương 2 của phần thứ nhất) là số 31:



















(Thanh Tâm Tuyền chọn làm đề từ cho Ung thư một câu của André Malraux, lấy từ La Voie royale, đại ý nói chấp nhận sự phù phiếm của tồn tại giống như một thứ ung thư; có chỗ nói đến "bảo tàng Finot", đây là bảo tàng Louis Finot, đặt theo tên giám đốc EFEO, nay là Bảo tàng Lịch sử tại Hà Nội; tôi sẽ còn chú thích kỹ hơn, sau này)


Vừa ở trên, ta thấy tờ báo ghi "Kỳ sau đăng tiếp", nhưng sẽ không như vậy. Đây là số 32:



Và số này không có Ung thư. Bởi vì nó đăng cả một cuốn sách, Kinh nghiệm đời văn của Caldwell:


Trần Phong Giao tranh thủ quảng cáo cho nhà xuất bản của mình:



Sang đến số 33:



Chương 3 của phần I Ung thư:



(đã sửa- lúc trước bị nhầm cái ảnh trên đây)











(trên đây có ít trang được bổ sung courtesy of PTV)


Tiếp tục, Văn số 34:



Chương 4:












-----------

Đoạn mở đầu Ung thư của Thanh Tâm Tuyền đặc biệt làm tôi nghĩ tới một cuốn tiểu thuyết kiệt xuất: Quê hương của Nguyễn Tuân. Đây là một cuốn tiểu thuyết kiệt xuất, nhưng điều oái oăm, tôi cho rằng rất ít người đọc nó. (trong điều này - ít người đọc Quê hương - có một phần do một định kiến tồn tại rất dai dẳng, rằng Nguyễn Tuân là một người viết tùy bút, còn khi viết tiểu thuyết thì dở: không, Nguyễn Tuân mới là tiểu thuyết gia lớn; Thanh Tâm Tuyền cũng rơi đúng vào sự oái oăm của những cái nhìn quá mức hạn hẹp tương tự: không, Thanh Tâm Tuyền không chỉ là nhà thơ lớn, mà còn là tiểu thuyết gia vượt xa gần như mọi nhà tiểu thuyết vẫn hay được nhắc đến)

Rất ít người đọc Quê hương của Nguyễn Tuân còn là do cuốn tiểu thuyết được in thành sách lần đầu tại nhà xuất bản Anh Hoa ở thời điểm gần quãng 45-46; ấn bản của nhà Anh Hoa lại là một ấn bản de luxe. Một ấn bản de luxe, ngoài chuyện nó de luxe, còn có đặc tính sau đây: rất ít người có.

Nhà xuất bản Trường Sơn tại Sài Gòn từng tái bản Quê hương, nhưng nếu tôi không nhầm (chắc không nhầm) không hiểu tại sao ấn bản Trường Sơn lại không đủ.

Về sau nữa, có thêm hai ấn bản. Tức là tổng cộng, từng có bốn ấn bản tác phẩm của Nguyễn Tuân, tôi sẽ còn quay trở lại với câu chuyện ấy, và sẽ đặc biệt nhấn mạnh vào hai ấn bản gần đây nhất: câu chuyện Quê hương bộc lộ rất mạnh mẽ phẩm chất không biết đọc của câu chuyện lớn hơn, của phê bình văn học Việt Nam.

Cũng như Quê hương (và cũng đoạn đầu), đoạn đầu Ung thư sẽ ngay lập tức có hai địa danh: Thư viện Trung ương (nó còn có tên thư viện Pierre Pasquier: tức là giống tên cái trường ở phố Sinh Từ mà nhân vật Thạch trong Ung thư học hồi nhỏ), cùng ga Hàng Cỏ. Tôi chưa thấy ai miêu tả ga Hàng Cỏ rung động như Nguyễn Tuân và Thanh Tâm Tuyền. Miêu tả ấy cũng khiến tôi nhớ đến các miêu tả nhà ga của Blaise Cendrars.





Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (6) ("Nhân một kinh nghiệm thơ"+Lê Tuyên, "Thời gian hiện sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh")
Bùi Giáng và bài thơ "Phụng hiến"
Bùi Giáng dịch Simone Weil

Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (5) ("Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong Văn học sử"+Lê Tuyên viết về Malraux)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (4) ("Thơ trong cõi người ta" + Lê Tuyên, "Hiện hữu của tiểu thuyết")
Dương Nghiễm Mậu: "Sợi tóc tìm thấy"
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1)
Lần lần từng khu vực một (Mặc Đỗ và César BirotteauTâm cảnh)
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu



5 comments:

  1. Lật đật google ra cuốn Thiếu quê hương 2006 Nxb Hội nhà văn VTN giới thiệu. Nhưng mà hết hàng rồi.

    ReplyDelete
  2. trước đó một số năm, hình như nhà xuất bản Hải Phòng (tôi ngại đi kiểm tra) lại có ấn bản mang nhan đề "Quê hương" đấy

    nói chung, liên quan đến chuyện này, nên xem thêm một tài liệu nằm ở bài "Đoạn cuối của Khái Hưng"

    ReplyDelete
  3. Số 33, trang 92 bị nhầm ảnh đấy, anh xem có đổi lại được không?

    ReplyDelete
  4. sửa được chứ, đợi tí sửa

    ReplyDelete
  5. Heya i'm for the first time here. I found this board
    and I in finding It truly helpful & it helped me out much.
    I'm hoping to offer one thing again and aid others like you aided me.

    ReplyDelete