Aug 7, 2018

Một cách buồn phiền

Tại một trong vài lần tôi gặp Dương Nghiễm Mậu, ông Dương Nghiễm Mậu đặc biệt nói với tôi về hai người, rất tài năng, nhưng viết rất ít, về sau không còn thực sự được biến đến nữa. Người thứ nhất là Lý Hoàng Phong, người thứ hai là Lê Văn Thiện. Lý Hoàng Phong của tờ Văn nghệ, tác giả của Sau cơn mưa, anh trai của nhà thơ Quách Thoại. Lê Văn Thiện thì quả thật rất ít được biết đến.

(tất nhiên, tôi cũng hỏi được ông Dương Nghiễm Mậu về một số điều, một số nhân vật mà tôi quan tâm, nhất là về Phan Du)

Một cách buồn phiền, tập truyện ngắn của Lê Văn Thiện, in trong hệ thống ấn phẩm của tạp chí Văn. Tạp chí Văn, ngoài loạt 210 số đánh số, ngoài Văn (phê bình) và Tân Văn (phê bình) còn có ba "nhãn" không hẳn là tạp chí mà in tác phẩm: Văn, Tân Văn và Văn Uyển. Dường như mô hình này không xa với Phổ thông bán nguyệt san ngày trước.




Một cách buồn phiền in khi Lê Văn Thiện còn rất trẻ, không lâu sau "cơn binh biến đầu Xuân Mậu Thân".

Tôi hình dung các nhà văn Sài Gòn hồi ấy khi nhận được bản thảo của Lê Văn Thiện gửi tới. Họ sẽ cảm thấy gì? Tôi nghĩ ai cũng sẽ nhìn ngay thấy một nỗi hãi hùng của sự sát kề bần cùng. Lê Văn Thiện ở bên trong nỗi bần cùng, ít nhất là gần sát nó, ít nhất là biết rất rõ về nó. Đây là dạng hiểu biết rất hiếm - trong cuộc đời thì đầy rẫy nhưng rất hiếm trong văn chương. Văn chương, tất nhiên, hay miêu tả bần cùng, rất nhiều văn chương miêu tả bần cùng, nhưng đó thường xuyên là tô vẽ cho bần cùng, mà ví dụ rất lớn là Nguyễn Công Hoan.

Đi từ trong bần cùng ra rất khó, ít nhất chắc hẳn cũng khó như đi vào trong bần cùng. Có những người sinh ra đã được tặng cho số phận tiếp xúc không ngừng với bần cùng. Nỗi hãi hùng mà người ta cảm thấy khi đọc Lê Văn Thiện là nỗi hãi hùng của sự rất khó chấp nhận rằng bần cùng, nếu có kinh nghiệm đầy đủ về nó, cũng có thể hiện ra như một thực thể đầy đủ các thuộc tính như mọi thực thể khác.



Ảnh Lê Văn Thiện cuối thập niên 60 của thế kỷ 20:


Tiểu sử Lê Văn Thiện trên ấn bản của Văn năm ấy:







NB. tiếp tục Buổi tối với ông Teste: trong lời tựa viết cho bản dịch tiếng Anh Teste, về sau này, Paul Valéry sẽ nói hồi trẻ (hồi viết Teste) ông đặc biệt bị ám ảnh bởi sự chính xác, sự cụ thể; điều đó bắt đầu hiện lên rất rõ trong đoạn mới của Monsieur Teste, sau lúc ở nhà hát, tới nhà của Teste


Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (5)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4) (Ung thư: cho đến chương 4 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (3) (Ung thư: cho đến chương 1 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (2) (Ung thư: cho đến giữa chương 2 phần thứ hai)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1) (Ung thư: 4 chương đầu của phần thứ nhất)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (6) ("Nhân một kinh nghiệm thơ"+Lê Tuyên, "Thời gian hiện sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh")
Bùi Giáng và bài thơ "Phụng hiến"
Bùi Giáng dịch Simone Weil
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (5) ("Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong Văn học sử"+Lê Tuyên viết về Malraux)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (4) ("Thơ trong cõi người ta" + Lê Tuyên, "Hiện hữu của tiểu thuyết")
Dương Nghiễm Mậu: "Sợi tóc tìm thấy"
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1)
Lần lần từng khu vực một (Mặc Đỗ và César BirotteauTâm cảnh)
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu



2 comments:

  1. Cả bìa sách và tên sách đều đẹp quá anh ơi

    ReplyDelete
  2. Một cách buồn phiền nhận ra rằng ngày nay, ở xứ ta nhà văn có lớn, có tài năng cỡ nào, văn chương miêu tả có đẹp có quyến rũ đến đâu mà mô tả, viết về sự bần cùng, về sự khốn khổ, cùng quẫn, vực thẳm v.v... của con người thì nhà văn ấy cũng sẽ không sống nổi, cả anh ta lẫn tác phẩm

    ReplyDelete