Jul 17, 2009

Nobel mặt mũi thế nào

Tiện tay đang có quyển The World Is What It Is ở đây (vừa được cho, à quên vừa đổi được, một cuộc đổi chác xuyên biên giới hehe) đoạn đầu "Introduction" Patrick French viết về khi Naipaul được giải Nobel như sau:

"When V.S. Naipaul won the Nobel Prize in Literature in 2001, each country responded in its own way. The president of the Republic of Trinidad and Tobago sent a letter of congratulation on heavy writing paper; an Iranian newspaper denounced him for spreading venom and hatred; the Spanish prime minister invited him to drop by; India's politicians sent adulatory letters, with the president addressing his to 'Lord V.S. Naipaul' and the Bollywood superstar Amitabh Bachchan sending a fax of congratulation from Los Angeles; the New York Times wrote an editorial in praise of 'an independent voice, skeptical and observant'; the British minister for 'culture, media and sport' sent a dull, late letter on photocopying paper, and BBC Newsnight concentrated on Inayat Bunglawala of the Muslim Council of Britain, who thought the award 'a cynical gesture to humiliate Muslims'."

Như vậy là tổng kết sơ bộ có:

- thư chúc mừng của Tổng thống Trinidad và Tobago, giấy xịn
- Thủ tướng Tây Ban Nha mời Naipaul sang chơi
- ngôi sao Bollywood Amitabh Bachchan (hình như nhân vật xuất hiện trong Slumdog Millionaire thì phải) viết thư chúc mừng
- Bộ trưởng văn hóa Anh viết thư chúc mừng, giấy tệ
- các chính trị gia Ấn Độ gửi thư tán loạn
- báo chí lung tung cả lên, chỗ ca ngợi chỗ chê bai chỗ tố cáo
(đoạn sau nói thêm khi có điện thoại gọi đến nhà riêng - thông lệ của Viện Hàn lâm Thụy Điển là như thế, ngay khi có kết quả sẽ gọi điện vào sáng sớm cho đương sự - Naipaul đang oánh răng và suýt không nhấc máy lên nghe; ông Thụy Điển lo lắm, hỏi ngài có định chơi một cú Jean-Paul Sartre với chúng tôi không đấy)

+ xem đường link trên blog chị Hoàng Yến về tình hình thế giới mà ớn quá.

+ lại đang mưa to. Vừa có việc phải đi ra ngoài, chợt nhớ hôm qua đọc một bài liên quan tới tâm phân học nói mưa là biểu tượng của tinh trùng, lại càng thấy ớn. Về đến nơi vắt gấu quần sperm chảy tong tỏng

+ chiều thay đổi chiến thuật (một hai ba stratagème): mặc quần đùi vải mỏng cho yên tâm hẳn. Chắc là ối bạn phải thèm thuồng (ý tôi là thèm quần)

18 comments:

  1. Ai bảo hay vung vãi sperm ngoài đường

    ReplyDelete
  2. Vào cái link đấy, không thấy thống kê thế giới hiện tại có bao nhiêu người đang "vắt nước mưa" nhỉ?

    ReplyDelete
  3. cái vụ thay đổi chiến thuật này có được lấy cảm hứng từ đâu không ạ? ;)

    ReplyDelete
  4. có chứ, từ quần bác chứ đâu :) nhưng không có hoa nhá

    ReplyDelete
  5. Cái worldometers đó ghê quá anh ơi :(

    ReplyDelete
  6. @ Linh: Ai bảo hay vung vãi sperm ngoài đường
    Tức là bắn súng phòng kô đấy phỏng?
    Bữa nay ai mần thứ đó nữa, phải đánh nở hoa trong lòng địch chứ?????????!!!!!!!!!!!!!!!

    ReplyDelete
  7. "tâm phân học" là từ mình đọc lần đầu, buồn cười quá, bạn NL giỏi cù các bạn that :D

    ReplyDelete
  8. chưa ăn thua gì cả, mới được mấy chương đầu thôi, chắc lại cần 80 tuổi :)

    anw, quyển này viết để dành cho đại chúng, đọc rất dễ dàng, không giống quyển "Valéry"

    ReplyDelete
  9. Worldometers ghê quá, mới xem mấy dòng đầu tiên hết muốn có con, chạy xuống dưới thấy thêm toxic chemical lại càng hoảng.
    HA.

    ReplyDelete
  10. Ô, hóa ra "phân tâm học" và "tâm phân học" đều được dùng, bạn NL giải thích hộ tại sao và cuối cùng thì cách dùng nào là đúng?

    ReplyDelete
  11. theo em là tâm phân học ạ, nếu muốn chuẩn xác hơn về mặt Hán-Việt

    ở Việt Nam phần lớn người ta dùng "phân tâm học", một thiểu số dùng "tâm phân học" kể cả trên nhan đề sách

    nội hàm hai từ này đến giờ là y hệt nhau, nhưng cá nhân em dùng "tâm phân học", để vinh danh tiếng Việt :)

    ReplyDelete
  12. Ngẫm kỹ ra thì đúng như vậy thật, cảm ơn NL.

    ReplyDelete
  13. Bác Nhị Linh giải thích thêm tại sao "tâm phân học" lại chuẩn hơn về mặt Hán Việt so với "phân tâm học"?

    Theo thiển ý của em (người không rành tiếng Trung) thì "tâm phân học" muốn dịch nghĩa phải đi từ phải sang trái và đi từng từ đơn một: học->phân->tâm. Còn "phân tâm học" cũng tương tự nhưng là học->phân-tâm, phân tâm ở đây là một cụm từ/từ ghép. Tuy nhiên cách dùng thứ hai có thể bị nhầm lẫn với "phân tâm" ở kiểu dùng bình thường với phân là phân tán chứ không phải phân tích. Có phải đấy là điều mấu chốt không ạ?

    ReplyDelete
  14. vâng, mấu chốt chắc là ở đó

    thêm nữa cần phải tách cụm từ này thành hai thành tố: "tâm phân"/"phân tâm" và "học"

    theo đúng cách hiểu Hán Việt phải đi từ phải qua trái, như vậy "phân tâm" không phải là "phân tích tâm lý" (psychanalyse)

    ReplyDelete
  15. Vớ vỉn, cách hiểu nào mà là Hán Việt. Cách hiểu Tàu thì có. Tàu mới nói là Tâm Lý Phân Tích, Tâm Phân Lý
    Cách nói Việt Nam là Phân Tích Tâm Lý, nên Phân Tâm Học là đúng má em rồi

    ReplyDelete
  16. thế tôi hỏi bác những từ đơn giản như thế này thì hiểu từ đâu sang đâu: "nhật ký", "nhân chủng", "điện tín"...

    ReplyDelete
  17. Có bác nào giải thích giúp em tại sao electromechanics dịch là cơ điện còn electromagnetism dịch là điện từ không ạ?

    ReplyDelete