Aug 30, 2018

Đông Dương thuở ấy (1) BAVH

Thông báo đã từ rất lâu (ởkia, và cả ởkia - cả ởkia cũng rất liên quan: đã đến lúc cần phải nói lời từ biệt, mà muốn từ biệt, không có cách nào khác ngoài nhìn thấy ), giờ mới thực sự bắt đầu.

BAVH không có gì huyền bí:


Aug 26, 2018

Trong hiệu sách (4)

Đang có một cái hội sách thường niên. Theo tôi, đây là hội sách biểu lộ sự chạm đáy của một giai đoạn xuất bản của Việt Nam. Tôi sẽ để dành lại cái miêu tả tổng quát về cái mà tôi gọi là "câu chuyện sách Việt Nam" cho một đợt thuyết trình khác, chắc sang năm (năm nay là năm mở đầu nên có hai thuyết trình, chắc các năm sau mỗi năm một lần là được rồi); ởkia nói đến sự suy sụp của các hội sách Sài Gòn, giờ đến lượt Hà Nội.

Aug 24, 2018

Marguerite Y. - Alexis

Tiếp tục luôn câu chuyện Marguerite Yourcenar.

Năm 1929, Marguerite Crayencour ký tên "Marg. Yourcenar" để in Alexis, tại nhà xuất bản Au Sans Pareil, khánh thành (à nhầm, khai mạc) một sự nghiệp văn chương rực rỡ (một cách ảm đạm).


Alexis

Aug 18, 2018

Thibaudet-Gourmont-Du Bos: những chuỗi

Nhân dịp đã xong hoàn toàn Sinh lý học phê bình (thật ra xong lâu lắm rồi, nhưng cứ để đó rồi quên mất), quay trở lại với Albert Thibaudet trong một tương quan (một nhìn nhận) khác.


Aug 15, 2018

Một lời từ biệt

trước tiên, xem ởkia

Điểm mốc là ngày 6 tháng Tám. Có vẻ như, cuộc đời của chúng ta chẳng là gì khác ngoài tình trạng của "turning sour", của cái sự "the spell has been broken" - mà ta chẳng bao giờ biết được trước khi "broken" thì có gì, hay trước khi "sour", vị của mọi sự có thể ra sao. Ngày 6 tháng Tám năm 2018.

Aug 13, 2018

Những số 1: một lần nữa [lsbcvn]

Trước tiên, xem ởkia [1]; nếu muốn xem những gì cổ xưa hơn thì ởkia [2]. Các "kỳ" thuộc "loạt" này tôi sẽ ghi như trong tiêu đề post, [lsbcvn], tức là "lịch sử báo chí Việt Nam". Tất nhiên, đây là các bài chuẩn bị cho đợt thuyết trình sắp tới của tôi, về báo chí Việt Nam, đã thông báo từ cách đây vài tháng.

Aug 12, 2018

Aug 9, 2018

Ung thư đoạn cuối

"Thôi về đi. Tôi buồn ngủ quá."

Ởkia cho thấy rằng sau một đảo chiều lớn ở đầu phần thứ ba (xuất hiện nhân vật Liêm, trước đó chưa hề có), mọi sự đã quay trở lại (theo cách không giống trước): câu chuyện về bốn người bạn ở Hà Nội được nhìn bằng một con mắt khác hẳn (Liêm là người Bắc nhưng ở Sài Gòn nhiều năm). Thêm một mốc thời gian nữa: Điện Biên Phủ.

Aug 8, 2018

CNL đến

(CNL là viết tắt của Centre National du Livre; những ai hay đọc sách tiếng Pháp, nhất là sách của các tác giả "khó", hẳn đã thấy dòng chữ ghi trên sách "... avec le concours du CNL", như vậy nghĩa là cuốn sách được CNL hỗ trợ tiền để in; tôi nghĩ CNL làm được rất nhiều điều cho xuất bản sách ở Pháp - đó là nghĩa vụ của các vị - nhưng tôi cũng nghĩ, trong quan hệ với những chỗ khác, chẳng hạn như Việt Nam, CNL không là gì khác ngoài một thứ chủ nghĩa thực dân nối dài, với toàn bộ sự ngu xuẩn mà hai chữ "thực dân" có thể bao hàm)

Aug 7, 2018

Một cách buồn phiền

Tại một trong vài lần tôi gặp Dương Nghiễm Mậu, ông Dương Nghiễm Mậu đặc biệt nói với tôi về hai người, rất tài năng, nhưng viết rất ít, về sau không còn thực sự được biến đến nữa. Người thứ nhất là Lý Hoàng Phong, người thứ hai là Lê Văn Thiện. Lý Hoàng Phong của tờ Văn nghệ, tác giả của Sau cơn mưa, anh trai của nhà thơ Quách Thoại. Lê Văn Thiện thì quả thật rất ít được biết đến.

Aug 3, 2018

Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (5)

Lần trước tôi nói đến "khả năng quan sát" của nhà văn. Tôi nghĩ, đúng như Marcel Proust nói (nói đúng hơn, nhân vật của Proust), cái nhìn của nhà văn (theo đó, qua một chuyển dịch, cái nhìn của văn chương) không nằm ở "óc quan sát", mà rất nghịch lý, ở chỗ: nhà văn chính là người không hề biết quan sát, ít nhất là theo cái nghĩa thông thường vẫn hay được hiểu.

Aug 2, 2018

Trong lúc đọc Valéry (2) Teste

Trước tiên, xem ởkia.

Ngần ngừ mãi, cuối cùng trở lại lựa chọn ban đầu (chuyện vẫn thường như vậy): bắt đầu Paul Valéry bằng Monsieur Teste, "ngu xuẩn không phải sở trường của tôi"; tức là hết sức cổ điển.


Ông Teste