Mar 28, 2019

tôi vẽ bức tranh

trước mặt không có gì khác
ngoài sương mù, tôi vẽ bức tranh
những kỷ niệm
chúng không biết làm gì khác
ngoài ấp úng những thì thầm bọc trong sương mù
bọc và lọc qua đó
những kỷ niệm ấp úng và ậm ừ dài mãi và uốn theo sóng của làn nước yên ắng bên dưới sương không tan kia mãi chẳng để cho tôi nhìn thấy gì
thế cho nên tôi vẽ bức tranh
đờ đẫn về tất cả chim
trên đời
chúng đều đã sẵn sàng
để đẻ

Mar 26, 2019

Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin

tiếp tục câu chuyện "đọc lý thuyết"

nhân tiện: đã kể được xong câu chuyện liên quan đến cùng một lúc vụ mua được một đống sách Alain Badiou ở Hà Nội lại vừa liên quan đến một phụ nữ tuyệt vời (xem ởkia) cũng như đã tiếp tục bài "Milosz và Milosz"

Đặt Lukács cạnh Bakhtin tức là đặt hai sự duy nhất cạnh nhau: gần như điều này đồng nghĩa với phi lai. (không những thế, lại còn rất phi lý: đã duy nhất lại còn hai)

Mar 22, 2019

Tụng ca tình yêu - Alain Badiou

Trước khi chúng ta đến với (quay trở lại với) Tụng ca tình yêu của Alain Badiou, tôi muốn kể một câu chuyện về việc gặp Alain Badiou ở Hà Nội (nghe hơi giống phát biểu trong một chương trình ca nhạc ở Cung văn hóa Việt-Xô, nhưng thôi kệ).

Đó là một sự gặp đầy bất ngờ, một sự kiện, như chính Alain Badiou hẳn cũng sẽ dễ dàng công nhận ("sự kiện" là yếu tố then chốt trong triết học Badiou).

Những gì tôi tìm được tại một hiệu sách Hà Nội, cách đây một thời gian:

Mar 20, 2019

Jean Starobinski và Jean-Pierre Richard

Chỉ trong vòng nửa đầu tháng Ba vừa rồi, hai nhân vật còn lại của École de Genève đã qua đời, Starobinski (sinh năm 1920, mất ngày 4 tháng Ba) và Richard (sinh năm 1922, mất ngày 15 tháng Ba).

Mar 16, 2019

Kiệt tác của Simenon

Chính nhờ Gide - điều này hết sức dị thường - mà ta có thể nắm bắt được một điều rất khó hình dung, nó khiến cho thế giới văn chương của Simenon như thể mở ra một cánh cửa rất nhỏ; một điều gì đó bất thần làm cho giữa mọi yếu tố lúc nào cũng vô hình và chìm sâu xuống có một yếu tố nổi lên, theo một "thức" cụ thể, thức của phù điêu.

Mar 12, 2019

Vercors ở Việt Nam

nhân tiện:

+ đã tiếp tục bài bình luận Hết ảo tưởng của Balzac (tức là "Trong lúc đọc Lukács (4)")
+ đã tiếp tục tiện bút "Hương cảng Lý Thương Ẩn": Nguyễn Tuân đã tới HK như thế nào
+ định tiếp tục luôn Inferno của Strindberg nhưng gặp tai nạn: không biết nhét quyển sách vào đâu mất, tìm mãi không thấy

Mar 10, 2019

Hết ảo tưởng

Hình như tôi đã có lần nói, không có chuyện là độc giả văn chương nếu không phải độc giả của Balzac. Hình như tôi đã nói thế thật, cho nên tôi nhắc lại, những người làm ra vẻ là độc giả văn chương nhưng không đọc Balzac đều là giả vờ độc giả hết. Lukács cũng chế nhạo các đồng nghiệp Liên Xô coi trọng Zola, nhất là Victor Hugo, hơn Balzac (vì vậy là không biết đọc).

Mar 7, 2019

Các thiết chế (1) trường viết văn Nguyễn Du

Không thể có một miêu tả tìm cách sát thực nếu không gộp vào đó các thiết chế. Xã hội con người có các thiết chế là điều cố hữu, bởi vì đó là những phóng chiếu của ý thức. Ba thiết chế (phóng chiếu) lớn nhất là bệnh viện (đi kèm với đó là nghĩa địa, và càng ngày càng lớn thêm vai trò của nhà dưỡng lão), trường học (đi kèm với đó là chuyện dạy dỗ) và tòa án (đi kèm với đó là nhà tù). Yếu tính của các thiết chế ấy là: sự giả dối. Roland Barthes nói: bảo rằng xã hội con người đạo đức giả thì quá tầm thường (bởi vì quá đúng, lúc nào cũng đúng).

Mar 1, 2019

[tiện bút] Hương cảng Lý Thương Ẩn

(đã tiếp tục "một Xứ Phi Lai nữa": không phải chỉ có một con đường để đến thiên đường, ít nhất cũng nên hy vọng như vậy; và cũng đã tiếp tục Inferno của August Strindberg: cuộc lội qua địa ngục mỗi lúc một thêm trầm trọng)