Nov 30, 2018

[tiện bút] Khác (nữa)

trước tiên, xem ởkia

Kể từ ngày viết về "sự khác", tôi nhận được không ít ý kiến (tôi nghĩ điều này dễ hiểu: sự giống không gây nhiều quan tâm, nhất là tò mò, so với sự khác: nếu không có những khác và những khác, về cơ bản tâm trí chẳng có việc gì để làm - tương lai sẽ vô cùng đen tối).

Nov 20, 2018

Thomas Bernhard cười khẩy

Tiếp tục câu chuyện Bernhard ở Việt Nam: một pha xuất hiện như vậy nói lên cơ chế chiêu hồi của xã hội, thông qua một thứ ngày nay được thờ phụng rất ghê, văn hóa. Văn hóa được xã hội nouveau riche sử dụng để chiêu hồi như thế nào?

Thêm nữa, câu chuyện ấy còn cho thấy một nghịch lý: ở dạng xã hội như hiện nay, con đường chắc chắn nhất (và cũng ngắn nhất) dẫn đến sự nouveau riche lại chính là con đường của phản kháng (và bên lề).

Nov 18, 2018

Hà Nội từ 1947 đến 1954 (5) Cái này giá bao nhiêu

Đã tiếp tục "tam anh chiến Lã Bố" Fink-Martin H-Lukács chiến Nietzsche, bài về một bộ ba khác, Vauvenargues-Rivarol-Joubertbài về văn chương Bắc (Halldór Laxness).

Trái ngược với rất nhiều người (trong đó có sử gia danh tiếng người Pháp), tôi không nghĩ là chúng ta ít biết được về Hà Nội đoạn 1947-1954, mà chúng ta vẫn còn có thể biết đến tận giá cả nhiều mặt hàng thời ấy. Dưới đây là một ít tài liệu tôi lấy từ báo chí giai đoạn hữu quan.

Nov 16, 2018

Đông Dương thuở ấy (2) Léopold Cadière

Cuốn sách của Cadière trong tiếng Việt, tôi đọc nó khi nó mới in, đó là cuốn sách hết sức quan trọng đối với tôi - sự quan trọng của sửng sốt.

Cuốn sách về tín ngưỡng của người Việt Nam ấy thuộc vào vài thứ rất ý nghĩa trong sự "phoọc-ma-xi-ông" của riêng tôi, cách đây trên dưới hai mươi năm.

Nov 14, 2018

Trong lúc đọc Lukács (2) về Nietzsche (cùng Fink và Martin H)

Tiếp tục câu chuyện "Trong lúc đọc Lukács" và nhân tiện cũng tiếp tục Triết học là gì (Ortega y Gasset đã bắt đầu bàn đến một dạng người: người bourgeois).

Tôi đề nghị đọc Nietzsche theo ba tầng: Lukács về Nietzsche, nhưng cùng lúc cả hai nhân vật khác nữa, Eugen Fink và Martin H..

Nov 12, 2018

Hai cuốn tiểu thuyết

Hai cuốn tiểu thuyết lớn, rất lớn, vừa xuất hiện ở Việt Nam (theo đường lối chìm nghỉm, như mọi khi, trong lúc báo Tuổi trẻ, tờ báo lớn nhất nước, đăng mấy bài lải nhải lý luận mốc thếch ngu không thể tưởng, và luôn luôn vẫn là, và vẫn luôn luôn vague terms, về giải Nobel Văn chương, rồi thì các loại giải thưởng, cho đến cả những thể loại vơ bèo vạt tép (và cái giải thưởng văn chương liên quan chặt chẽ đến tờ Tuổi trẻ thì là gì khác đây, ngoài một thứ vơ bèo vạt tép khác?) - vì không biết nói bất kỳ cái gì khác, về những cuốn sách, vì Tuổi trẻ là một tờ báo lá cải; rất tình cờ, đây lại là tiểu thuyết của hai nhân vật được giải Nobel):

Nov 11, 2018

Bắc (1) Halldór Laxness

Ởkia thông báo về chuỗi mang tên chung "Bắc", và giờ đây chúng ta thực sự bắt đầu:


Nov 10, 2018

Câu chuyện của sưu tầm (2)

Tiếp tục chuỗi "Câu chuyện về sưu tầm": tôi mở đầu chuỗi ấy bằng Walter Benjamin (Benjamin sẽ còn quay trở lại ở nhiều nơi, cả trong những bài về sưu tầm), một nhân vật thân quen với tôi, và tôi tiếp tục bằng một nhân vật thân quen với tôi khác (bắt đầu cái gì đó bằng sự quen thuộc có lẽ là tốt), Sebald (người tạo ra không ít cú huých cho tôi trong sự đọc, một trong số ấy đã kể ởkia).

Bài này có biệt hiệu Seb. st.

Nov 9, 2018

Trong hiệu sách (5) best-seller và PR

(đây sẽ là bài ngay trước một bài, thuộc chuỗi "trong hiệu sách", động đến một "point" giống bài ởkia, trong bài ấy tôi sẽ nói đến kết quả của cú boom xuất bản Việt Nam 2005-2006, sau boom và sau mười hai năm tiếp theo đó, mọi chuyện đã ra sao? cái nhìn ấy đặt cú boom cùng các hệ lụy của nó vào tương quan với hệ thống xuất bản có sẵn, từ đó để thấy rằng, rất kỳ quái, hai hệ thống không khác nhau)

(một phần của bài này cũng sẽ quay trở lại với cơ sở xuất bản đã nhắc ởkia; đó là cơ sở xuất bản lấy chuyện mượn sách không trả của một cơ sở khác làm trò cười suốt một thời gian dài, nhưng chính nó lại mượn sách của tôi để in không ít sách - và không hề trả; miệng thì lải nhải "giữ lễ" nhưng làm toàn trò hủi, mang tiếng học triết Sorbonne nhưng không hiểu gì về triết học; đấy mới chỉ là một điểm nhỏ, vì đằng nào tôi cũng chẳng đòi những thứ bị mượn không trả)

Nov 4, 2018

Trở về cổ điển: Proust - Tìm thời gian mất

(trước tiên xem ởkia, chỗ nói đến Marcel Proust; tốt nhất là nếu muốn nhanh thì dùng chức năng tìm kiếm, search, theo tên, ấy)

Tôi đã đợi rất lâu, cho đến lúc chắc chắn, không còn chút nhầm lẫn nào, được về một điều: cho tới giờ phút này, ở Việt Nam, không có lấy một độc giả của Marcel Proust. Tức là mọi thứ gì diễn ra trên mọi bình diện: dịch, bình luận có liên quan đến Marcel Proust đều diễn ra trên cái nền của sự không đọc tuyệt đối.

Nov 2, 2018

(một người) Ernesto Sabato

Trước tiên, xem ởkia.

(cũng đã tiếp tục bài "Italo Calvino ở Việt Nam", đây cũng là để tiếp tục chuỗi "một người")

Một tác phẩm văn chương lớn luôn luôn không định nói điều gì cả; nếu nó trông như là có nói lên một điều gì đó, thì "điều gì đó" ấy thường xuyên sẽ là: nó sẽ không nói gì cả, và rốt cuộc đã không nói gì cả. Đấy là vì một tác phẩm văn chương lớn thì có một tương quan kỳ lạ với một điều, sự thật.

Nov 1, 2018

Tư Mã Thiên: một lần nữa

Trước tiên xem ởkia.

Ban Cố, về Tư Mã Thiên, nhận xét: "Nói về thời Tần, Hán tường lắm".

Từ lâu, tôi nhận một lời mời của một hiệp hội - hoặc cũng có thể là một nhóm nghiên cứu - để nói về các "sinologue" phương Tây. Farfelu như tôi vốn dĩ, tôi rất thích nói đến các nhân vật như Fenellosa (có mặt ở Nhật Bản cùng đoạn và cũng quen biết với Lafcadio Hearn, dường như cũng chính là giáo sư phương Tây đầu tiên giảng bài ở Nhật; Fenollosa là niềm cảm hứng lớn của Ezra Pound). Hoặc cũng có thể là Peter Kien.