Dec 30, 2013

Borges: Kotsuké no Suké

Bản dịch của An Lý câu chuyện về viên quan trưởng lễ Kotsuké no Suké (rút từ tập A Universal History of Infamy)


Viên trưởng lễ quan xấc xược Kotsuké no Suké

An Lý dịch

Dec 28, 2013

Người Pháp và Borges

Người Pháp ưa văn chương dài dòng và trước tác đồ sộ tìm được chính xác đối nghịch của mình ở Borges. Càng đối nghịch thì càng thu hút nhau, nên một mặt thì Borges (ít nhất thuở đầu đời) nhận tác động trực tiếp từ nước Pháp, mặt kia thì Borges nhanh chóng tác động vô cùng mạnh mẽ lên văn chương Pháp, từ rất sớm.

Câu chuyện Borges ở Pháp không hoàn toàn như nhiều người vẫn nghĩ: tất nhiên Roger Caillois đóng vai trò rất lớn và Borges rất nổi tiếng ở Pháp từ đầu thập kỷ 50, khi tủ sách "La Croix du Sud" do Roger Caillois phụ trách ở Gallimard giai đoạn đầu đã đưa tập Ficciones đến với độc giả Pháp.

Dec 27, 2013

Borges: Avelino Arredondo và Sách Cát

"Avelino Arredondo" và "Sách Cát" nằm về cuối tập Sách Cát của Borges.

"Avelino Arredondo" là một trong những truyện của Borges gây nhiều dư âm nhất cho tôi về cách hình dung diễn tiến các sự việc trong thực tại, còn "Sách Cát" miêu tả tóm gọn rất hiệu quả quan niệm của Borges về sách, bất tận, vĩnh hằng…


Dec 25, 2013

Kiểm kê truyện của Borges (bản Nguyễn Trung Đức)

Tôi tò mò xem ở nơi có nhiều tác phẩm của Borges nhất trong tiếng Việt, một "tuyển tập" do Nguyễn Trung Đức dịch trước đây, đã có những gì.

Dưới đây là kết quả (chỉ tính riêng phần truyện, "tuyển tập" nói trên còn có phần thơ và phần tiểu luận) (tên truyện tiếng Việt và trong ngoặc đơn là nhan đề tập truyện chứa nó trong bản tiếng Anh phổ biến).

Dec 22, 2013

Borges: Phúc âm theo Máccô

"Phúc âm theo Máccô" dưới đây, bản dịch của An Lý, là truyện mở đầu tập El informe de Brodie, 1970, xuất hiện lần đầu dưới nhan đề "El evangelio según Marcos" đăng trên tờ La Nación, 2/8/1970. Trước khi được đưa vào tập Doctor Brodie's Report, bản tiếng Anh đã xuất hiện trên tờ The New Yorker, dịch bởi Norman Thomas di Giovanni.

Bản dịch tiếng Việt chủ yếu sử dụng bản Norman Thomas di Giovanni, có tham khảo một bản dịch tiếng Anh khác, Collected Fictions (1999) của Andrew Hurley.


Dec 19, 2013

Văn chương Raymond Carver

Đọc đến Cathedral, tập truyện ngắn thứ ba của Carver in tại Việt Nam, chợt nhận ra vì sao lâu nay tôi lại mang ác cảm sâu xa như vậy với văn chương như thế này.

Lại nhớ đến What We Talk About When We Talk About Love, thoạt tiên nó là Beginners, dưới bàn tay biên tập của editor Gordon Lish thì mới có cái tên kia; vấn đề là tại sao Gordon Lish lại sửa như vậy, và tại sao Gordon Lish biên tập truyện của Carver một cách ghê rợn, theo bảng tổng kết của Max, có những truyện Lish gạch bỏ 80% khỏi bản thảo đầu.


Dec 17, 2013

Borges: mấy truyện ngắn trong Sách Cát

Năm 1975, Borges cho in El libro de arena (Sách Cát). Sau Sách Cát, không còn nhiều tác phẩm nữa. Trong số những gì xuất bản hậu Sách cát, đáng kể có loạt bài giảng mang tên Seven Nights, trong đó có một bài về chủ đề ác mộng và một về Nghìn lẻ một đêm.

Borges về già rất khác với Borges hồi trẻ, hay cả sự nghiệp văn chương của Borges là một sự tiếp nối toàn diện, thống nhất? Chúng ta sẽ đi vào vấn đề hóc búa này sau.


Mấy truyện ngắn trong Sách Cát dưới đây được dịch từ bản tiếng Pháp (Le Livre de sable) của Françoise Rousset, sau này được Barnès chỉnh sửa, đối chiếu từng câu với bản tiếng Anh (The Book of Sand) của Norman Thomas di Giovanni (hai bản này có nhiều chỗ chênh nhau, một số chỗ thậm chí còn khác nhau khá lớn).


Tại Việt Nam, tác phẩm của Borges mới chỉ xuất hiện dưới dạng một "tuyển tập" gồm cả thơ, văn và tiểu luận, xuất bản ngay thời điểm dịch giả Nguyễn Trung Đức qua đời. Tôi cũng sẽ quay trở lại với tuyển tập này sau.



Dec 16, 2013

Marcel Proust giữa những ông lớn

Nếu có một "nghịch lý Việt Nam" thật, thì nghịch lý ấy ở trong thế giới sách vở là: Ở Việt Nam hiện diện quá ít tác giả thực sự lớn. Tác giả lớn thì lại hay chỉ có những tác phẩm phụ, và nếu ở một thời điểm có nhiều tác giả lớn thì giới dịch thuật Việt Nam hay chọn duy nhất một, có vẻ vì bị tác động bởi giải Nobel Văn chương.

Tình hình ấy thấy rõ đối với bộ tứ nhà văn vĩ đại của Pháp trước 1945: Marcel Proust, Paul Valéry, Paul Claudel và André Gide. Trong bộ tứ ấy, chỉ Gide thực sự hiện diện ở Việt Nam (nhưng rất nhiều người đọc tên ông ấy là gờ ít ghít sắc Ghít).

Dec 14, 2013

Nguyễn Mạnh Côn mỉa Quán Chùa

Quán Chùa (La Pagode) là một địa điểm quen thuộc của giới văn nghệ sĩ Sài Gòn trước đây. Theo các miêu tả thời đó thì đây là nơi chủ yếu có mặt những người thuộc một "thế hệ mới" trong văn chương Sài Gòn.

Trong lời nói đầu cho Đêm nghe tiếng đại bác của Nhã Ca (bản Nam Cường, 68), Nguyễn Mạnh Côn viết như sau:

Dec 11, 2013

André Maurois về Marcel Proust

Cả một tập đoàn nhà văn từng viết về Marcel Proust và Đi tìm thời gian đã mất. Các triết gia cũng không bỏ qua đối tượng quá sức thú vị này (tiếp nối truyền thống Nietzsche bình luận Sainte-Beuve). Sự vắng mặt đáng nói nhất của tập đoàn ấy hẳn là Borges (tuy nhiên khi còn trẻ Borges từng viết về Ulysses của Joyce, và Borges cũng là nhân vật chính yếu khiến cho William Faulkner xuất hiện rất sớm tại Mỹ Latinh).

Dec 10, 2013

John Le Carré không dừng lại

Chỉ có thể là John Le Carré mới làm được điều ấy ở cái tuổi ấy: không dừng lại. Sau A Most Wanted Man đã được dịch sang tiếng Việt, đã có thêm Our Kind of Traitor. Và bây giờ là A Delicate Truth:


Dec 8, 2013

Sách tháng Mười một 2013

- Patrick Deville: Peste & Choléra


Một thành tựu của tiểu thuyết

Vượt qua được một cái bìa đặc biệt xấu, một nhan đề rất kỳ khôi (Yersin: Dịch hạch và thổ tả; ai bị dịch hạch và ai bị thổ tả?) và một cái giá cao đến lố bịch (120.000đ. cho chưa đầy 300 trang sách khổ không lớn), nếu còn đủ sức lực, ta sẽ được khám phá một thành tựu của tiểu thuyết. Alexandre Yersin là một nhà thám hiểm, một người khám phá, cũng là một con người của những thành tựu, trong đó có những thành tựu khoa học mà tác giả, Patrick Deville, hẳn muốn chúng ta nghĩ là không xa với thơ ca.

Dec 6, 2013

Tokyo hoàng đạo án

Tokyo hoàng đạo án (ở ngoài nước Nhật hay được biết đến dưới cái tên The Tokyo Zodiac Murders) là tiểu thuyết đầu tay của Soji Shimada, in năm 1981.

Câu chuyện này là một kinh điển trong địa hạt trinh thám thế giới. Nó kể về chiến công của Kiyoshi Mitarai, người chỉ nằm một chỗ mà giải được một vụ án tồn tại suốt hàng chục năm, chấn động nước Nhật và từng lôi cuốn không biết bao nhiêu thám tử nghiệp dư.

Có lúc Kiyoshi còn chế nhạo Sherlock Holmes, nói rằng cứ chơi lắm thuốc phiện vào, rồi thì suốt ngày hoang tưởng, nhất là trong "Dải băng lốm đốm", rắn nào mà lại thích uống sữa :p

Dec 5, 2013

Erich Auerbach, văn chương, bắt chước, hiện thực

Tờ The New Yorker số ra ngày 9 tháng Chạp 2013 có bài "The Book of Books. Erich Auerbach and the making of Mimesis" của Arthur Krystal, quay trở lại với cuốn sách kinh điển Mimesis của Auerbach.

Auerbach sinh ra trong một gia đình Berlin giàu có năm 1892. Có thể hình dung Auerbach là một trường hợp tiêu biểu của những trí thức Do Thái có cha mẹ và vài thế hệ đi trước đã dồn sức kiếm tiền để trở nên giàu có, với mục đích con cháu họ có được cuộc sống vật chất sung túc nhất và đời sống tinh thần cao cấp nhất.

Dec 4, 2013

Trưng bày sách (11) nho nhỏ

như một tất yếu, đến một thời điểm những quyển sách xưa cũ bỗng như thể đồng loạt tái sinh:



Dec 3, 2013

Hà Nội và Sài Gòn

tiếp tục ký sự dài lần trước còn đang bị bỏ dở ở đoạn tàu dừng ở ga Đà Nẵng đủ lâu cho khách tắm và nhìn ngó qua khe cửa dòm lẫn nhau

Hà Nội và Sài Gòn không chỉ khác nhau ở chỗ một đằng gọi mọi thứ là chả trong khi đằng kia gọi là giò hay nem, mà có một lần khi đi ăn bánh cuốn Liên Hương, nhìn mấy thứ người ta dọn ra tôi vẫn cứ tưởng đây là món gì đó dạo đầu ăn trước để đợi bánh cuốn, mãi không thấy có gì thêm mới bẽn lẽn hiểu ra đó chính là bánh cuốn

Dec 1, 2013

tình yêu thì giống măng tây

Hồi tôi hay ra rạp xem phim nhất là hồi làn sóng phim Hàn Quốc đang cực thịnh. Xem đủ loại phim (trừ Kim Di Duk hehe). Đó là sau làn sóng Iran.

Nhìn chung tôi rất không ưa cái thói cứ tóm gọn mọi thứ vào một essentiel nào đó, một cái nhìn hình như là giả tạo muốn tỏ ra mình thật sâu sắc nhìn ngay ra bản chất vấn đề. Hình như người ta luôn luôn như thế đối với các đối tượng mà mình không thực sự rành, không thể có bao giờ thực sự rành. Nhưng xem phim Hàn Quốc mãi, rốt cuộc tôi cũng đi theo xu hướng ấy, tôi coi chất weird của chúng tụ hết vào hình ảnh này mà tôi thấy trong rất nhiều bộ phim: hình ảnh một anh giai trong căn phòng bẩn thỉu, bừa bộn bựa kinh lên được, sau một bữa tiệc đêm hay sau một màn giết người, hay đơn giản là sau một quãng thời gian tự nhốt mình trong u uất, anh giai ấy mở mắt tỉnh dậy, mặt nhàu như giấy bạc bọc đồ ăn, anh ấy lừ lừ tiến tới lavabo và vạch chim tè vào đó.

Nov 29, 2013

Sợ hạnh phúc

Năm 1913, Alain-Fournier in Le Grand Meaulnes và Marcel Proust in Du côté de chez Swann, tập đầu tiên của bộ À la recherche du temps perdu. Hai nhà văn ấy sau này đều giành được vinh quang hậu thế mà chỉ một nhóm nhỏ nhà văn trong lịch sử từng đạt được, nhưng vinh quang hậu thế đó, qua một bộ lọc trăm năm của vô số độc giả từ “chuyên nghiệp” đến “nghiệp dư”, từ người sành sỏi đến những người cần một cái gì bất kỳ để đọc cho trôi đi những giờ hoang vu của buổi chiều, nằm ở mức độ thu giảm: tên Alain-Fournier chỉ gắn vào Anh Môn và tên Marcel Proust chỉ gắn vào Đi tìm thời gian đã mất, cho dù người thứ nhất sinh thời còn nổi danh với những tác phẩm thơ ca trác tuyệt và người thứ hai, chắc hẳn do cuộc đời dài hơn, còn vô số tác phẩm trong đó không ít đáng nhớ, như Jean Santeuil hay Contre Sainte-Beuve, một cột mốc vĩ đại của lịch sử phê bình văn chương Pháp. Những tác phẩm khác dường như không được phủ lên, với sự phóng chiếu và những nghịch ngợm tai ác của thời gian thì càng đậm ấn tượng hơn, những vật lộn ghê gớm của quá trình viết văn - vinh quang hậu thế ở dạng tập trung ấy như thể đền bù cho rất nhiều năm mà Alain-Fournier và Marcel Proust dành cho MônĐi tìm.

Nov 26, 2013

Đặng Thiều Quang

Ai cũng đi tìm một cái gì đấy, nếu không phải là đi tìm một cái gì đấy thì sẽ là tìm rất nhiều cái gì đấy :p

-----từ đoạn này trở xuống sẽ có spoiler to đùng có thể gây tổn hại cho những ai chưa đọc Săn cá thần của Đặng Thiều Quang, đồng thời cũng là những chất vấn về sự vô lý trong cuốn tiểu thuyết-----

Trong Săn cá thần có lúc hình như Đặng Thiều Quang quên béng mất mình đã viết gì. Ví dụ như khi tác giả nói mình sẽ kể chuyện xảy đến với hai cô gái đi cùng nhân vật chính (Đăng) và Tú khỉ trong chuyến đi đầu tiên đến sông Thiêng để săn con cá khổng lồ tưởng như là chỉ có trong huyền thoại. Hai cô gái này hẳn là khiến người ta tò mò vì ít nhất họ cũng thực hiện một, hai màn threesome ở đầu truyện.

Nov 25, 2013

Đi tìm thời gian đã mất trong mắt một nhà văn phát xít

Thế chiến thứ hai, đối với văn chương Pháp, gây ra cái chết của một số nhà văn kháng chiến, tạo vô số hiểm họa cho nhiều nhà văn khác, cũng mang lại vinh quang cho nhiều nhà văn khác nữa. Nhưng hậu Thế chiến thứ hai cũng không vừa: ngay lập tức đã phải có nạn nhân, trong số ấy người nổi tiếng nhất là Robert Brasillach, bị xử bắn vào tháng Hai năm 1945, trong giai đoạn được văn học sử gọi là “épuration”, thanh trừng, với vai trò của CNE (Ủy ban nhà văn quốc gia).

Hai cái chết đáng nhớ nhất của giai đoạn này là Robert Brasillach và Pierre Drieu La Rochelle, nhưng Drieu La Rochelle tự sát chứ không bị xử bắn. Brasillach thì đứng đầu tờ Je suis partout còn Drieu La Rochelle thì phụ trách NRF. Trong khi đó không ít nhân vật cũng rất nổi tiếng cực hữu, thân phát xít, bài Do Thái, hay được gọi dưới cái tên chung là “collaborateur” (hợp tác với Đức thời “Occupation” tức là Chiếm đóng) thì lại không chết, có người bị kết tội chết nhưng không xử, sau đổi thành án tù. Ví dụ Lucien Rebatet, Henri Massis hay Maurice Bardèche.

Nov 23, 2013

Trưng bày sách (10): Trương Tửu

Đến giờ, ta đã có gần như đầy đủ những trước tác chính của Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa:


Nhà phê bình lớn, nhà phê bình vô cùng độc đáo, cũng là nhà phê bình vứt bỏ phê bình.

Nov 21, 2013

The Day Lou Reed Died

The Day Lou Reed Died

Nick Flynn

It's not like his songs are going to simply evaporate,

but since the news I can't stop listening to him

on endless shuffle - familiar, yes, inside me, yes, which means

I'm alive, or was, depending on when you read this. Now

Nov 19, 2013

Một lối đi vào bộ Đi tìm thời gian đã mất

Bài dưới đây của Antoine Compagnon, đăng trên tạp chí Magazine Littéraire số tháng Tư năm 2010 nhân một chuyên đề của tờ tạp chí về Marcel Proust. Antoine Compagnon là một chuyên gia về Proust, từng tham gia biên tập bộ À la recherche du temps perdu phổ biến nhất ở Pháp hiện nay.



Đi tìm thời gian đã mất ở ngang tầm con người

Antoine Compagnon


Nov 18, 2013

Marcel Proust

Khó đọc hết À la recherche du temps perdu thế nào thì khó nói hết về bộ sách ấy và về Marcel Proust như thế.

Ở giữa là bản phổ biến hiện nay, tủ sách Quarto in đủ cả bộ. Đây cũng chính là văn bản trong La Pléiade do Jean-Yves Tadié "établi"; trong số các cộng sự có Antoine Compagnon. Hai bên là một bản tiếng Anh tương đối cổ, mang cái tên nổi tiếng cũng ngang bằng nhan đề một bản khác (sau này) sát với nguyên bản tiếng Pháp hơn: In Search of Lost Time.


Nov 17, 2013

Sách tháng Mười 2013

- Nguyễn Hoài Nam, Mùi chữ, NXB Phụ nữ, 315tr., 80.000đ.

Trong lời bạt “Những cái không ở Hoài Nam”, nhà văn Hồ Anh Thái chỉ ra những cái không trong phê bình của Nguyễn Hoài Nam, như “không áp đặt ý kiến của mình lên tác phẩm”, “không tỏ thái độ cao ngạo và hách dịch”, v.v…, nhưng Hồ Anh Thái đã không chỉ ra được một cái không lớn nhất: Phê bình của Nguyễn Hoài Nam không có gì đáng nói.

Và chính từ đây, cái đáng nói bắt đầu.

Nov 14, 2013

trên con đường trở thành đại tác gia

thời gian vừa rồi trong làng sách vở Việt Nam có mấy sự kiện

mấy sự kiện ấy, chắc hẳn nếu là vào thời còn tờ Phong Hoá, sẽ có những bài viết kiểu như về ông Bùi Xuân Học hay viết về ông Hoàng Tăng Bí, kiểu trên đời có cái gì bí đến thế, bí đến vô địch, chính là văn của ông Hoàng Tăng Bí :p

hehe

Nov 11, 2013

Kể từ đó tiểu sử

Xưa đi học, lâu lâu, cứ khi nào động đến các vấn đề thuộc về tiểu sử, là tôi lại được khuyên nhủ phải đọc The Life of Samuel Johnson của James Boswell.

Thế mà giờ mới kiếm một quyển về đọc.


Nov 8, 2013

1Q84, tập 3

Trong tập ba của 1Q84 kết cấu sóng đôi đã bị phá vỡ, lần đầu tiên Haruki Murakami áp dụng một mô hình "ba giọng", ngoài Aomame và Tengo, nhân vật "phản diện" Ushikawa trở thành một giọng riêng. Tức là một chương về Aomame thì đến một chương về Tengo rồi một chương về Ushikawa. Như thế này có lẽ là khôn ngoan, vì nếu sau hai tập (rất dài) rồi mà vẫn áp lại nguyên xi những gì đã cũ, có khả năng chẳng mấy ai đọc nốt cho hết vì đã quá nhàm chán :p

(nhắc vở kẻo nhiều người lâu rồi đã quên mất: Ushikawa là một thằng cha rất xấu xí, dị dạng, lại rất xấu tính, được giáo phái của "Lãnh Tụ" thuê để điều tra về Tengo và Aomame trước đây, giờ vẫn tiếp tục điều tra, nhưng lúc này, ở tập ba, Aomame đã trở thành một nghi phạm, bị giáo phái ngờ là đã giết Lãnh Tụ; chính trong một chương về Ushikawa chứ không phải chương về hai nhân vật chính kia, đã xuất hiện hình ảnh Gregor Samsa, có vẻ đang rất ám ảnh đầu óc Haruki Murakami: xem thêm truyện "Samsa yêu" ở đường link phía dưới)

Nov 6, 2013

Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy


Bộ sách này có thể coi là tác phẩm cuối cùng của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.

Tiếc rằng nó quá ít được giới phê bình quan tâm, thậm chí ít được biết đến. Có người viết về nó thì viết lung tung không nắm được đến cả chi tiết.

Nov 5, 2013

Giải Goncourt 2013

Các thành viên của Académie Goncourt phải rất khó khăn thì mới quyết định được là sẽ trao giải cho một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, một cuốn tiểu thuyết ta có thể gọi là "bình dân", kể chuyện bình thường và duyên dáng, và buồn cười.

Để trao được giải cho Au revoir là-haut của Pierre Lemaitre, một tác giả trinh thám nổi tiếng lâu nay, Académie Goncourt phải bỏ phiếu đến 12 vòng. Đối thủ gây ra nhiều băn khoăn đến thế là Arden của Frédéric Verger.

Cuốn sách của Lemaitre (không phải trinh thám hehe):



Oct 28, 2013

Văn học miền Nam: Nguyên Vũ

Trước 1975, Nguyên Vũ là tác giả của nhiều tác phẩm về cuộc đời lính.

Sinh năm 1942 ở Hải Dương, Nguyên Vũ (tên thật Vũ Ngự Chiêu) học khóa 16 Thủ Đức, sau khi tốt nghiệp trở thành lính pháo binh.

Sau 1975, Vũ Ngự Chiêu học tiếp ở Mỹ, lấy bằng tiến sĩ sử học, viết nhiều công trình sử học bằng tên thật và bút danh Chính Đạo.


Oct 23, 2013

Haruki Murakami: Samsa yêu


(đăng trên The New Yorker số ngày 28 tháng Mười 2013)

(chuẩn bị 1Q84 tập 3 nhé :p)

Oct 22, 2013

3

Ba tác phẩm Nhật Bản gần đây:


là ba tác phẩm có thể gọi là cùng thời, thời kỳ đầu của "văn chương hiện đại Nhật Bản".

Oct 21, 2013

Alice Munro trên The New Yorker

Ngay sau khi có thông tin giải Nobel Văn chương 2013, tờ The New Yorker đăng lại truyện ngắn của Alice Munro; truyện này đã đăng vào cuối năm 1999 ở đây.


Oct 18, 2013

Sách tháng Chín 2013


lạnh quá

&^$&*#$%^@$%^*

Banana Yoshimoto

Tôi còn nhớ, cái ấn tượng về sự kỳ dị sau đó đổ xuôi xuống thành dịu dàng, mơ hồ bảng lảng, trở nên một cái nền êm ái đôi khi nhói lên một nỗi đau khó nắm bắt, khi lần đầu tiên gặp văn chương của Banana Yoshimoto.

Đó là khi tôi cầm bản thảo để đọc bản dịch KitchenNP, cách đây bảy năm.

Kể từ bấy, Banana Yoshimoto đã trở thành một trong những nhà văn Nhật Bản có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Việt nhất. Tôi còn nhớ khi xem bìa Kitchen trước lúc bản dịch tiếng Việt được đem đi nhà in, Yoshimoto đã gửi thư khen ngợi cái bìa thật đẹp.

Oct 15, 2013

Phan Khôi tác phẩm đăng báo

Trong vòng 10 năm, bộ sách này (7 tập) đã cung cấp (trở lại) lượng bài báo khổng lồ của Phan Khôi từ 1928 đến 1935.

Hai tập mới nhất gồm giai đoạn 1933-1934-1935, đây là lúc Phan Khôi rời Sài Gòn ra Bắc, cộng tác với Thực nghiệp dân báo và vài tờ khác, sau đó vào Huế làm Tràng An báo; năm 1936 Phan Khôi sẽ mở tờ Sông Hương, sự kiện vừa có thể coi là đỉnh cao nghiệp làm báo của Phan Khôi lại vừa đánh dấu kết thúc một quãng thời gian vô cùng hiệu quả.



bài liên quan

Oct 11, 2013

Bonjour tristesse ở Việt Nam

Trong lịch sử đã có bao nhiêu bản dịch Bonjour Tristesse của Françoise Sagan ra tiếng Việt?

Nhiều người trước nay vẫn nói là cuối những năm 50 Nguyễn Vỹ đã dịch đăng quyển này trên tờ Phổ Thông của ông, và quả thật, khi tôi tìm được vài số Phổ Thông giai đoạn đầu thì tình hình như sau:

Bonjour Tristesse đã khởi đăng trên Phổ Thông từ số 1 và liên tục kéo trong vòng trên dưới 10 số đầu tiên, người dịch ký "Diệu Huyền" (tôi chưa có đầy đủ các số đăng bản dịch này).

Nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy đã xác nhận Diệu Huyền hay Cô Diệu Huyền chính là bút danh của Nguyễn Vỹ, như vậy quả thật Nguyễn Vỹ đã dịch Bonjour Tristesse. Đây là bản dịch đầu tiên tác phẩm này ở Việt Nam và gần như chắc chắn bản dịch này chỉ tồn tại trên tạp chí chứ không in thành sách.


Oct 8, 2013

Một vụ Sokal mới

Trước đây, vụ "Sokal hoax" làm người ta đặt ra nhiều hoài nghi trong mảng nghiên cứu xã hội.

Mới gần đây lại có thêm một vụ hao hao, nhưng ở trong mảng nghiên cứu khoa học tự nhiên, có thể gọi là "Bohannon hoax".

Link bài viết ở đây.

Cũng như nhiều thứ khác, nghiên cứu khoa học phình ra quá to cũng dẫn tới những hậu quả tai hại. Cũng tương tự nghệ thuật, hehe.

Bài liên quan

Oct 4, 2013

Bùi Giáng dịch thơ

Nhân vừa đọc bài này, hốt nhiên tôi nghĩ ra chuyện này: hình như trước nay chưa bao giờ có ai bàn luận thực sự nghiêm túc về Bùi Giáng ở tư cách dịch giả.

Tác giả của bài viết ở đường link dường như là một đại biểu Quốc hội Việt Nam; tác giả đã sai lầm một cách căn bản khi viết "Lại có thêm một nhân vật nữa của Miền Nam trước 1975 được dựng dậy một cách đột nhiên", vì trong hơn cả chục năm qua tác phẩm của Bùi Giáng đã tái bản rất nhiều, không có gì là "đột nhiên" cả.

Nhưng Bùi Giáng dịch thuật như thế nào? 

Bùi Giáng từng dịch 1) thơ trong đó có a) thơ ra thơ b) thơ ra văn xuôi 2) tác phẩm văn xuôi 3) tác phẩm phi-hư cấu (ví dụ các tiểu luận triết học).

Tôi có một ví dụ về 1a ở dưới đây.


Oct 2, 2013

Đà Linh Nguyễn Đức Hùng

Ở trong ngành xuất bản Việt Nam rất lâu năm và có một vị thế đặc biệt, anh Đà Linh Nguyễn Đức Hùng liên quan đến nhiều quyển sách, liên quan đến không ít bước thăng trầm của ngành xuất bản nói chung.

Anh lại là một con người mạnh mẽ, sự mạnh mẽ mà ngay một người không có quá nhiều tiếp xúc với anh như tôi cũng nhận thấy. Tôi gặp anh Nguyễn Đức Hùng lần đầu tiên cách đây gần chục năm, có một lần cuối 2006-đầu 2007 ngồi ăn đêm với anh ở chợ Hàng Da, còn những lần gặp khác chủ yếu đều có đông người, ít "riêng tư" hơn nhiều. Góc Hàng Da-Đường Thành có lẽ là một nơi mà anh Nguyễn Đức Hùng gắn bó ở đất Hà Nội. Tuy không thực sự gần gũi, nhưng tôi cũng có thể biết anh là một người mạnh mẽ, và rất khôn ngoan. Anh cũng gặp nhiều, rất nhiều sóng gió, nhất là ở những thời điểm không yên tĩnh của ngành xuất bản Việt Nam.

Sep 29, 2013

Các điệp viên

Nước Anh có biệt tài sinh ra những nhà văn rất khó tiếp cận, mặc dù vô cùng nổi tiếng, sách bán rất chạy; điển hình là Somerset Maugham và Graham Greene; Greene, ở Việt Nam chủ yếu chỉ được biết đến với The Quiet American, còn từng suýt được Nobel Văn chương.



Và đây, chính trong The End of the Affair (Kết thúc một truyện tình), có một đoạn Greene bàn tới Maugham, một đoạn hết sức thú vị về mối quan hệ giữa nhà văn và nhà phê bình:


Sep 26, 2013

Phạm Xuân Ẩn

Hai Trung Phạm Xuân Ẩn X6: Điệp viên quá hoàn hảo

Một người đi suốt hơn 15 năm Sài Gòn (tính từ khi học xong ở Mỹ trở về) ở một vị trí kỳ lạ như Phạm Xuân Ẩn, cho đến cuốn sách tiểu sử nổi tiếng nhất, Perfect Spy của Larry Berman, vẫn không khám phá được ở tầm sâu, như chính tác giả viết với không ít cay đắng:

"Một trong những điều mà tôi cảm thấy tiếc là đã không đề nghị Ẩn nói kỹ càng về cuộc xung đột hay căng thẳng nội tâm giữa việc biết bạn bè mình đang bước vào một cái bẫy kinh khủng mà ông và những người khác đã góp sức để giăng ra, và việc chẳng thể làm gì khác ngoài câu nói, "Hãy cẩn trọng". Tôi phân vân không biết trong cuộc đời của ông, ông có trải qua những đêm mất ngủ hay cảm thấy băn khoăn về mặt đạo đức hay không" (tr. 230 bản tiếng Việt).


Sep 25, 2013

Georges Perec: Một người đang ngủ

Một người đang ngủ (Un homme qui dort) xuất bản không lâu (chính xác là hai năm) sau khi Georges Perec in tác phẩm đầu tay, Les Choses, đã có bản dịch tiếng Việt tên là Đồ vật của Hoàng Hưng. Hai cuốn sách này có không khí khá giống nhau. Dưới đây là một đoạn trích.



Mi cởi trần ngồi đó, chỉ mặc độc cái quần pyjama, trong căn phòng nhỏ xíu của mi, trên băng ghế chật hẹp dùng làm giường ngủ, một quyển sách, Các bài giảng về xã hội công nghiệp của Raymond Aron, đặt trên đầu gối mi, mở ra ở trang một trăm mười hai.

Sep 22, 2013

Patrick Modiano

Một nhà văn "ít học" nhưng có số lượng tác phẩm cực lớn, và một giọng văn vô cùng đặc biệt.


Georges Perec

Những tác phẩm nổi tiếng nhất của Georges Perec, một nhà văn vĩ đại, một cách nhìn nhận cuộc sống và văn chương còn hơn cả độc đáo.


Sep 16, 2013

Kim Đồng

Tháng vừa rồi, Kim Đồng xuất bản rất nhiều sách hay


Sep 12, 2013

Mori Ogai: Đang sửa chữa


Ông Hội đồng Watanabe xuống khỏi tramway tại trạm trước rạp Kabuki vừa lúc trời ngừng mưa. Cẩn thận tránh các vũng nước, ông rảo bước qua khu Kobiki theo hướng Bộ Truyền thông. Chắc chắn là quán ăn nằm đâu đó gần đây, ông nghĩ trong lúc đi dọc theo con kênh; ông nhớ mình từng nhìn thấy biển hiệu ở một trong các góc phố kia.

Phố xá vắng vẻ. Ông vượt qua một nhóm thanh niên ăn vận theo lối Tây phương. Họ lớn tiếng chuyện trò và trông như vừa rời khỏi nhiệm sở. Rồi tới một cô gái mặc kimono và choàng một cái khăn màu sắc vui mắt bước nhanh qua, suýt đâm sầm vào ông. Có lẽ cô ta làm phục vụ bàn trong một quán trà nào quanh đây, ông nghĩ. Một chiếc xe kéo dựng mui từ đằng sau vượt lên.

Sep 11, 2013

Sách tháng Tám 2013

Đã bắt đầu qua được mấy "tháng chết" hằng năm của xuất bản Việt Nam (tức là tháng Sáu và tháng Bảy), đến tháng Tám quả nhiên mọi thứ khác hẳn.

Sách mới rất nhiều, không ít sách hay. Mặc dù còn xa mới so được với những năm giữa kỳ "boom" của xuất bản, hồi 2005-2006-2007, trong tình hình như thế này mà được như vậy đã là khá lắm rồi.

Aug 30, 2013

múc hay không múc :p

có những lúc viết ngắn khó thật, hehe, đây là text bìa cho Other Colors



Orhan Pamuk tiểu thuyết gia đã rất thành công với Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng hay Cuốn sách đen, nhưng vì là một nhà văn rất tham vọng, “phổ màu” của ông còn muốn bao trùm rộng lớn hơn nữa, lên chính trị, hội họa cổ điển, những tản văn ngắn, và lên sự đọc.

Những màu khác minh chứng cho tham vọng văn chương Orhan Pamuk. Cuốn sách là sự nối dài đầy ngoạn mục, những “ngoại truyện” bổ sung cho các tiểu thuyết của ông, những thêm thắt về cảm giác vốn đã huy hoàng trong cuốn hồi ký tuyệt vời Istanbul, và nhất là ở đây, ta được chứng kiến Pamuk trong tư cách một người đọc cự phách; người đọc ấy hào phóng dẫn dắt ta đến với thế giới những tác giả mà ông sùng mộ nhiều chục năm nay: Camus, Flaubert, Dostoyevsky, Nabokov… những thế giới của sự đọc ấy mở rộng nhiều lần đường biên giới của sự viết ký tên Pamuk.

Aug 28, 2013

Thế giới là một cuốn sách mở

Bài phỏng vấn dưới đây được thực hiện cho tờ Sinh viên vào tháng Năm 2009, vài tháng trước khi cuốn sách phỏng vấn Thế giới là một cuốn sách mở của Lévai Balász xuất bản bằng tiếng Việt. Bài phỏng vấn do anh Giáp Văn Chung thực hiện, tôi hỗ trợ một chút về ý tưởng.



Sự kỳ diệu của những cuộc đối thoại văn chương


Ý tưởng của ông - thực hiện loạt chương trình phỏng vấn truyền hình với các nhà văn nổi danh trên thế giới - xuất phát từ đâu?

Nghề ban đầu của tôi là giáo viên Văn-Sử, do đó không có gì đáng ngạc nhiên là từ khi khởi nghiệp truyền hình, văn học là một trong những lĩnh vực chuyên môn của tôi. Tôi đã làm rất nhiều chương trình về các nhà văn Hungary, tôi là người dẫn cho loạt chương trình Cuốn sách Lớn (được lấy từ phiên bản Big Read của BBC, Anh Quốc), cũng như, tôi đã dẫn rất nhiều chương trình truyền bá kiến thức với nội dung khoa học của Đài Truyền hình Hungary. Năm 2003, tôi nảy ra ý tưởng: sau các nhà văn Hungary, tôi sẽ làm chân dung văn học của các tác giả nổi tiếng trên thế giới. Chính xác hơn, đây là sáng kiến của vợ tôi, thoạt tiên tôi không mấy tin rằng có thể làm điều đó, nhưng rồi chẳng mấy chốc, tôi nhận ra rằng đây là một cơ hội tuyệt vời và may mắn cho tôi, lãnh đạo Đài Truyền hình Hungary cũng ủng hộ tôi thực hiện ý định này.

Aug 26, 2013

Đo thế giới

bài này tính là bài review sách đầu tiên của tôi, viết năm 2007, đăng tạp chí Saigon City Life, giờ đọc lại thấy vui vui :p



Đo lại văn chương bằng tiểu thuyết

Đến một lúc nào đó, mọi phép đo đều trở thành những phép đo lại. Sẽ có lúc người ta không còn tin vào những kết quả đo lường đã có, và những đầu óc ưa chính xác sẽ nhận ra không thể trông chờ vào những gì có sẵn được nữa. Nhà quý tộc Alexander von Humboldt đi đến những vùng xa xôi nhất, sử dụng những máy móc chính xác nhất của thời đó; Carl Friedrich Gauss, cậu bé nông dân thiên tài, ở lại nhà và tưởng tượng một cách chính xác các khoảng cách, dựa trên các công thức do chính mình tìm ra, và Daniel Kehlmann, người viết nên một câu chuyện kỳ thú với hai nhân vật kể trên, thì đo lại những đoạn tiếp nối giữa văn chương và lịch sử, giữa cuộc đời và tưởng tượng, giữa những con người sở hữu các bộ óc siêu việt và người bình thường chúng ta.

Aug 24, 2013

mưa thu ướt đẫm cánh hoa vàng :")

nhìn trời mưa lại nhớ những cảnh lụt lội Hà Nội đã trải qua trong đời; dưới này là hồi 2008 man rợ, nhưng hồi 1985 cũng đâu có kém; chỉ có quãng trẻ trâu chỉ mong mưa lụt để rủ bạn gái này hay bạn gái khác đạp xe ngoài phố cho nó bồng bềnh :p


Lụt & ỷ lại


Chỉ riêng câu nói của ông bí thư thành ủy Hà Nội đã xứng đáng cho ông nhận từ mỗi người dân sống trong các khu bị ngập lụt mấy ngày vừa qua một cái gì đó. Tùy tâm mỗi người thôi: hoặc một cái tát, hoặc một cái nhổ etc. Tôi thì chỉ thích nhìn thấy ông bí thư đứng trong vũng nước ngập đến ngực (trông ông cũng lùn lùn nên chắc là nước đến ngực, còn tôi thì đến bụng) hôi thối trộn lẫn xăng dầu rác rến.

Khinh bỉ


bài cuối cùng của chuyên mục "Đọc" của Nhị Linh, kết thúc tròn 5 năm

đây là một trong hai chuyên mục kéo dài nhất của tờ Thể thao & Văn hóa Đàn Ông, chuyên mục dài nhất là của Nguyễn Việt Hà, nhưng chuyên mục ấy tuy dài vẫn có kỳ không có, còn mục của tôi rất đều đặn trong 5 năm :p

Aug 19, 2013

Thomas Mann và Hermann Hesse

Thomas Mann và Hermann Hesse, cùng độ tuổi, cùng chống phát xít, cùng được giải Nobel, và con đường nhìn qua như thể song song của hai nhà văn lớn này có nhiều điểm giao cắt. Đặc biệt ở đoạn cuối đời: tác phẩm lớn cuối cùng của Hesse (Das Glasperlenspiel tức Magister Ludi hay The Glass Beam Game) và tác phẩm lớn cuối cùng của Mann (Doktor Faustus) ra đời cách nhau vài năm trong thập niên 1940. Ở Mann thì mọi chuyện rõ hơn nhiều từ sớm, còn ở Hesse, đến Das Glasperlenspiel, ta có thể thấy một bước chuyển mạnh mẽ từ mối quan tâm thuần chất tới cá nhân và nội tâm sang những vấn đề rộng lớn hơn, ở quy mô toàn cầu: Hermann Hesse tạo ra một thế giới tương lai (cách thế kỷ XX chừng năm, sáu trăm năm), của một nơi tên là Castalia, một địa điểm thuần túy trí tuệ. Trong cuốn sách có rất nhiều cuộc tranh luận về: tri thức thuần túy hay nghiêng về phía xã hội, một tháp ngà của trí tuệ hay nhân quần rộng rãi, mỹ học riêng biệt liệu có tồn tại được hay không... Ở Narziss und Goldmund đã có đậm đặc những cuộc tranh luận giữa hai "con đường ngộ đạo". Hesse là một người đặc biệt ưa tranh luận, đi sâu, bóc tách vấn đề, ở văn chương của Hesse thiếu đi nét hài hước vốn rất đặc trưng ở Mann: trong tác phẩm của Mann, từ đầu đến cuối, và càng về sau càng rõ, rất nhiều châm biếm. Sự miêu tả chi li của Mann luôn luôn đi kèm với những cái nhếch mép chắc hẳn giúp Mann cân bằng được trong cuộc đời mình, rất khác với con người của những thái cực như Hesse.

Aug 10, 2013

Chậc, Sói Thảo Nguyên

Tuổi trẻ, cái thứ mở ra như một mùa xuân đen ấy, có dưỡng chất trần gian là những suy tư bất tuyệt và hỗn loạn, xoay quanh nỗi cô đơn, tình yêu, nội tâm bất ổn, cự tuyệt và chấp nhận.

The Invention of Solitude của Paul Auster, The Great Gatsby của Scott Fitzgerald và Der Steppenwolf của Hermann Hesse là một “triptique” tác phẩm văn chương đặc biệt nhiều tính chất dưỡng chất trần gian ấy, quyển của Fitzgerald và Hesse ra đời và đặt bối cảnh trước Thế chiến thứ hai còn The Invention of Solitude nằm sau đó, cả ba đều có những dự cảm hoặc cảm giác đặc thù về sự chém giết, ở Hesse và Fitzgerald thì nhấn mạnh vào “kết thúc”, còn ở Auster thì nổi bật vì tính chất “mở đầu” và “tiếp tục”; cả ba đều sử dụng rất nhiều dụ ngôn nền tảng.

Ở Auster ta có Jonah trong bụng cá, nỗi khiếp sợ hoang mang khủng khiếp, ở Fitzgerald là vàng son sụp đổ của một thế giới nguyên khối, còn Hesse thì sử dụng hình ảnh Moses vạch nước biển; cuối trường đoạn đáng nhớ ấy (tr.236-237-238), thật bất ngờ khi đột nhiên Hesse có một lời tiên tri về sự diệt vong của người Do Thái.


Aug 9, 2013

Malaparte ở Việt Nam

từ xưa đến nay

chắc thế này là đã hết sạch


(quyển trên bên phải là bản gốc tiếng Ý của quyển ngay dưới nó)

Aug 7, 2013

Chuyện ở nông trại: Điểm sách Catalonia của George Orwell

Dưới đây là bài điểm sách Catalonia - Tình yêu của tôi (Phạm Nguyên Trường dịch, Alphabooks & NXB Lao động), bản của tác giả (bài viết đã đăng trên Sài Gòn tiếp thị).

Homage to Catalonia của Orwell có thể được đọc cùng với Homage to Barcelona của Colm Tóibín, mặc dù hai cuốn sách được viết vào hai thời kỳ khác hẳn nhau và có tính chất rất khác nhau; đó là hai tác phẩm rất đẹp cùng viết về một vùng địa lý.

"Chó" là tên chương III của tác phẩm Kaputt của Malaparte, một trong những tác phẩm văn chương lớn nhất về Thế chiến thứ hai; hai chương đầu cuốn sách này mang tên "Ngựa" và "Chuột".



Khi hiện thực sang trang

Trần Quốc Tân

Aug 5, 2013

Văn học miền Nam: ngay sau đó

Góp mặt trong văn học sử Việt Nam có những quyển rất đặc biệt. Dưới đây là một số ví dụ. Về sau này, khi nhiều thời gian đã trôi qua, đây lại chính là những tài liệu quan trọng lưu lại chứng tích về một nền văn học.




(hai ảnh bên dưới: courtesy of NTT)

Aug 3, 2013

Sách tháng Bảy 2013

- Karl Jaspers, Ý niệm đại học, Hà Vũ Trọng và Mai Sơn dịch (từ tiếng Anh), Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu, Đại học Hoa Sen & NXB Hồng Đức, 164tr., 60.000 đ. (đặc biệt trong sách in bài "Những mạch sống tinh thần của đại học. Đọc Ý niệm đại học của Karl Jaspers" của Lê Tôn Nghiêm)

Trong vụ việc Nhã Thuyên đang bùng nổ hiện nay, nếu nhìn nhận sự việc mang nhiều dáng dấp của một cuộc khủng hoảng động đến nền tảng và các quy tắc của trường đại học tại Việt Nam, cuốn sách nổi tiếng của Karl Jaspers mang lại những gợi ý suy nghĩ rất hữu ích và kịp thời.

Aug 1, 2013

Chào Paul Auster

The Invention of Solitude

Tác phẩm đầu tay của Paul Auster, không hẳn tiểu thuyết, cũng không hẳn tiểu luận, chứa đựng rất nhiều chủ đề mà những cuốn sách sau này của ông sẽ khai thác.

Tôi không nghĩ ở đây là chuyện "khởi sinh" ra sự cô độc, "khởi sinh" hay "khởi nguyên" là để chỉ một sự kiện tự thân, sinh ra một cái gì đó. Mà đây là chuyện thuộc địa hạt "invention" của "sáng chế", "phát minh", "phát hiện", sử dụng các chất liệu có sẵn để tạo ra một cái gì đó. Với tôi, The Invention of Solitude là "chế ra nỗi cô đơn". Auster rất hay nhắc đến Edison, tất nhiên là không hề thiếu liên quan. Một người anh hùng nữa của Auster là Tesla.


Jul 31, 2013

xác định chừng mực


Tập thơ “Chấm” của Nguyễn Ngọc Tư, khó khăn nhất là lúc đặt tên. Đặt một cái tên nào vừa miêu tả đúng tinh thần các bài thơ vừa thoát khỏi mọi quy chiếu thông thường về Nguyễn Ngọc Tư, và với tôi còn phải đạt một tiêu chí nữa: cái tên nào để không đọc lên là thấy lồ lộ chất miền Nam miền Tây sông nước dời dợi mênh mang. Không phải vì tôi ghét bỏ phân biệt vùng miền, nhưng thơ là thứ hướng tới chỗ phổ quát chứ không như văn xuôi, nơi “đậm đặc chất miền Tây” là một phẩm tính đặc biệt.

Thoạt tiên, Nguyễn Ngọc Tư đề nghị một cái nhan đề có từ “lẻ”.

sông lẻ một đời giữa đá, buồn không?
(khúc hát rời Nho Quế)

căn phòng lẻ
thênh thang thân xác lẻ
(vẽ giấc trưa)

Nhưng tôi không muốn “lại” có một “lẻ” nữa trong tập hợp nhan đề sách của Nguyễn Ngọc Tư. Nếu mà “Chẵn” thì có khi lại hay. Tất nhiên đó là tôi nói đùa.

Jul 30, 2013

Về vụ Nhã Thuyên và rộng hơn vụ Nhã Thuyên một chút

nội dung cơ bản của những điều dưới đây tôi đã nói trực tiếp tại Hội nghị Lý luận-Phê bình tại Tam Đảo cách đây vài tháng, ở cuối phiên thứ hai, ngày họp thứ nhất; bài này vừa đăng (đầy đủ) trên tờ Sài Gòn tiếp thị dưới nhan đề "Nghiên cứu-phê bình văn học hiện nay: vấn đề lý thuyết và vấn đề đối tượng"



Hội nghị Lý luận Phê bình Văn học lần thứ III tổ chức tại Tam Đảo tháng Sáu vừa rồi là một dịp để giới lý luận phê bình Việt Nam hội tụ. Đọc và nghe các tham luận được trình bày, tôi thấy có hai điều chính yếu nằm ở trọng tâm của nghiên cứu và phê bình văn học hiện nay nổi lên rõ rệt.

Jul 28, 2013

Trong cuộc đối đầu Nhất Linh Nguyễn Tường Tam-Thiên Hư Vũ Trọng Phụng

Hai mệnh đề sau đây trong rất nhiều năm là "đường lối sáng tác", "đường lối văn chương" không được tuyên xưng chính thức nhưng được mặc nhiên thừa nhận rộng rãi:

Thứ nhất là mệnh đề của Nam Cao: "Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than."

Thứ hai là mệnh đề của Vũ Trọng Phụng: "Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi coi tiểu thuyết là sự thực ở đời."


Hai mệnh đề này không chỉ làm khổ học sinh Việt Nam suốt thời ngồi trên ghế nhà trường (nhất là học sinh chuyên văn), mà còn làm hại lâu dài cả văn chương Việt Nam nói chung.


Jul 26, 2013

Văn học miền Nam: Huỳnh Phan Anh

Miền Nam trước 1975 có những nhân vật đa dạng đến đáng kinh ngạc.

Trong số ấy có Huỳnh Phan Anh: viết văn, viết báo, dịch sách, phê bình, nghiên cứu...






Jul 24, 2013

Beigbeder cầu cứu

đoạn đầu tiểu thuyết Cứu với, xin tha thứ, sắp in tại Việt Nam; nó là một trong những tiểu thuyết "thuần chất" nhất của Frédéric Beigbeder, cũng là một lời "bộc bạch" (nhưng là bộc bạch hư cấu) thêm vào trào lưu những lời bộc bạch nổi tiếng gần đây, của Jean-Jacques Rousseau, của Márai Sándor

Jul 21, 2013

Trưng bày sách (9) Tạp chí Việt Nam

Bắt đầu từ đây, có mấy người trong giới sưu tầm sách, chuyên ngạch tạp chí đã có một cuộc "hội thảo" về tạp chí xưa nay ở Việt Nam. Đây là một mảng vô cùng khó, vì nó cực kỳ phong phú lại khó lưu trữ.

Nhìn vào các hình ảnh dưới đây có thể mường tượng phần nào lịch sử báo chí Việt Nam (chủ yếu tập trung vào mảng văn học và tư tưởng).

Nếu các bác muốn hỏi gì về từng tờ, tôi sẽ cố gắng giải đáp trong vòng hiểu biết hạn hẹp của mình, nếu không sẽ cố gắng nhờ các bạn khác giải đáp cùng :p Cũng phải nói trước rằng khó có thể biết tường tận được lịch sử báo chí Việt Nam; ngay quyển từ điển báo chí tốt nhất hiện nay cũng sai lầm rất nhiều.

Hình ảnh dưới đây không được sắp xếp theo trình tự logic nào, vì làm thế thì cần rất nhiều thời gian, chắc phải để sau này :p

(hình ảnh dưới đây của rất nhiều người)

Jul 19, 2013

Tình yêu


(bài áp chót)

Ovid, nhà thơ La Mã vĩ đại, từng viết tác phẩm “Nghệ thuật yêu” trong đó ông coi nghệ thuật yêu là thứ nghệ thuật khiến cánh buồm và mái chèo ăn ý với nhau để thuyền lướt sóng thật nhanh, nghệ thuật làm những cỗ chiến xa chạy băng băng. Yêu, theo Ovid, nhất thiết cần nghệ thuật, với những hình mẫu là các vị thần trong hệ thống thần thoại Hy Lạp đã được cải biến sang thế giới La Mã.

Suy tư về tình yêu, khoái cảm, dục vọng, hôn nhân nở rộ vào quãng thế kỷ 19. Không chỉ những nhà văn như Jane Austen hay Henry James liên tục đề cập các chủ đề này, mà ngay nhiều triết gia thuộc hàng thượng thặng cũng cho thấy họ đặc biệt quan tâm: hôn nhân là một “vấn đề triết học” ở nền tảng cuộc sống con người, chứ không phải là chuyện hành chính ra cơ quan nhà nước ký tên vào một tờ giấy. Ví như Soren Kierkegaard, triết gia vô cùng u tối, từng viết một cuốn sách rất lạ lùng mang tên “Nhật ký của kẻ quyến rũ”, hay Amiel, nhà văn kiêm triết gia người Thụy Sĩ từng viết “Nhật ký” dày không biết bao nhiêu trang mà kể chỉ chủ yếu xoay quanh vấn đề có lấy vợ hay không.

Jul 18, 2013

Karl Jaspers, brand new one

Mới nhận được sách trường Hoa Sen gửi. Vô cùng cảm ơn :p

Đặc biệt là quyển của Karl Jaspers.


Karl Jasper trước đây ở Sài Gòn không mấy xa lạ với độc giả Việt Nam.

Jul 16, 2013

Trưng bày sách (8) Một ít Chinh phụ ngâm

Cảm tình, ấy nó cứ là cảm tình, có thể phai tàn nhưng chẳng thể nào mai một đi hoàn toàn. Càng ngày tôi càng thấy Kiều xuất chúng, nhưng cảm tình thời xưa vẫn bắt tôi ưa Chinh phụ ngâm, giờ thỉnh thoảng tôi lại nhớ đến một vài câu rất ất ơ trong đó, như lúc này là câu "Mai Hồ vào Thanh Hải dòm sang".

Cùng ngoảnh lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

Thơ mà như thế mới dã man.

Jul 14, 2013

Bí ẩn như là thủ pháp của cách kể chuyện

tác phẩm "giai đoạn sớm", 2007 :p


Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời[1] là một câu chuyện (đơn giản, tuyến tính về thời gian, và nhất là chỉ gồm một câu chuyện duy nhất - nghĩa là rất khác với các tiểu thuyết khác của Haruki Murakami) về việc sống và giải quyết quá khứ. Trước tiên, đó là một quá khứ không hình dạng tất định: có lúc nó bị thu nhỏ lại, nhưng chủ yếu là nó có xu hướng tự phóng đại quá kích cỡ bình thường. Hai nhân vật chính, Hajime và Shimamoto-san, đứng về hai cực của cái quá-khứ-không-có-hình-dạng-cụ-thể đó.

Nàng nhìn tôi với một nụ cười lạ lùng, như thể trên mặt tôi có vết nhọ.
- Lạ thật đấy. Anh muốn lấp đầy cái khoảng trống giai đoạn đó, còn em chỉ muốn thu nhỏ nó lại đến hư vô.
(Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, tr. 198)

đi tìm sự không hoàn hảo

để chào mừng tập 3 1Q84 vẫn chưa thấy đâu :p



Có lẽ không có từ nào tốt hơn sự tinh tươm nếu muốn tóm tắt ấn tượng do các tác phẩm của Haruki Murakami mang lại. Nhân vật Kafka Tamura của Kafka bên bờ biển (Dương Tường dịch, Nhã Nam và NXB Văn học, 2007), điều này cũng không có gì lạ, cũng là một nhân vật gọn ghẽ từ trong các hành vi cho đến suy nghĩ. Chưa có một nhân vật nào của Haruki Murakami bừa bãi, kể cả trong nỗi buồn chán, trong sự hoảng loạn, cô đơn cùng cực, và kể cả trong những cơn say sưa dục tình mà tất cả đều rơi vào.

Điều đó cũng mới chỉ là một phần. Cái quan trọng hơn nữa là giọng văn của Haruki Murakami tương ứng một cách hài hòa với sự tinh tươm đó. Những người nghĩ văn của Murakami dễ dãi, đi vào những điều luẩn quẩn loanh quanh và không thoát ra ngoài được nữa, dường như đã mắc phải cả một sai lầm lớn. Murakami thuộc dạng nhà văn rất hiểu công việc của mình, và đã chấp nhận đi theo một con đường rất khó, thể hiện lớn nhất của phép cộng giữa tài năng và lao động: chỉ có một sự luyện tập về viết phi thường mới khiến một con người nhận ra được rằng mình có thể đi theo một con đường nhìn qua thì na ná như những người khác, thậm chí còn sẵn sàng để bị coi là văn chương tầm tầm, ít nhất thì cũng không phải là cao cấp, nhưng thật ra nó lại biết cách giẫm chân thật chuẩn xác vào chính giữa con đường mảnh như sợi chỉ giữa một nơi chốn kỳ lạ, vừa là một cánh rừng phong phú nhưng cũng lại vừa là một sa mạc khô cằn, nơi được tạo nên bằng toàn bộ các cliché (sáo mòn) văn chương và chữ nghĩa mà ngôn từ từng tạo ra trên đời.

Jul 13, 2013

Lịch sử của một cảm tình

Lỡ 19, 20 tuổi ở Việt Nam vào cuối thập niên 1990 mà lại thêm lỡ dính chân vào vòng văn chương thì sẽ không chỉ ở vào cái trạng thái mà Paul Nizan từng nói một cách rất đầu gấu, "Hồi ấy tôi hai mươi tuổi. Tôi sẽ không để ai nói đó là tuổi đẹp nhất của đời người", mà còn đồng nghĩa với chuyện thuộc về một "thế hệ không có đàn anh". Người ta có thể đặt tên cho thế hệ ấy là đặc biệt, vứt đi, hoang mang gì gì đi nữa, thì tôi vẫn nghĩ nó rất giản dị, nó là một thế hệ không trông chờ được vào đâu, không có điểm tựa mà bấu víu, không có những Nhất Linh, Vũ Hoàng Chương ở bên cạnh để mà tôn sùng rồi tìm cách lật đổ.

Quãng thời gian ấy, Đại hội nhà văn rôm rả đã qua đi và mọi sự đã lắng, ai có chút đầu óc đều hiểu ngay rằng không thể học được gì từ những Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc. Nói gì đến Ma Văn Kháng, Bằng Việt, Hồ Anh Thái. Mọi thứ đều hoang vu, phẳng lặng, xập xí xập ngầu trong sự chán phè và lãng đãng tầm thường. Những người có chút đầu óc sẽ hướng ngoại và hướng hải ngoại. Tôi cũng có một giai đoạn hướng hải ngoại nhưng nó nhanh chóng kết thúc trong vòng khoảng hai năm, khi tôi nhận ra cả ở họ cũng chẳng có nhiều điều để học, hoặc giả họ có một cuộc chiến khác, hoặc giả họ chẳng có cuộc chiến nào, vì với tôi, nỗ lực vươn lên để có được một vị trí trong "giới phê bình biên khảo" chẳng có lấy một tiêu chí rõ rệt hay một vị trí giảng dạy tại một cơ sở giáo dục phương Tây đơn giản không phải một cuộc chiến.

Jul 11, 2013

Đoàn Ánh Dương về Nhã Thuyên


Về Nhã Thuyên

Tôi bỗng nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Duy viết từ năm 1988:

“Dù có sao
đừng khoanh tay
khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối

Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh lên?
những người tốt đang cần liên hiệp lại!”

Những lời thơ viết từ lâu ấy vẫn còn thời sự.

Trong những ngày này, sự vụ xung quanh Nhã Thuyên khiến khá nhiều người quan tâm, tôi muốn nhờ blog của Nhị Linh đăng lại bài viết này, vốn là một tiếng nói về Nhã Thuyên khi Không gian Sáng tạo Trung Nguyên tổ chức tọa đàm “Đọc sách và trò chuyện với Nhã Thuyên: Viết, một tưởng tượng về bản sắc”, ngày 19/11/2011. Bài viết này được đăng trên Văn nghệ trẻ số 47 ra ngày 20/11/2011, nơi, khi ấy, Nhã Thuyên cùng Trần Thiện Khanh là hai cộng tác viên đắc lực góp vào sự sôi động của tờ báo, cũng là nơi mà người chủ blog này công bố loạt bài về lý thuyết văn học, khuấy vào không khí vốn không năng động gì của phê bình văn học Việt Nam đương đại. Đó cũng là thời điểm Nhã Thuyên công bố “Văn chương dấn thân hôm nay” (vốn là tham luận tại Hội nghị Những người viết văn trẻ lần thứ VII, tổ chức tại Hà Nội, Tuyên Quang và Thái Nguyên, ngày 9-11/9/2011) và cũng là lúc mà tọa đàm về “underground voices” của Nhã Thuyên tại trung tâm L’Espace Hà Nội nhận quyết định hoãn lại.

Tôi và một số người bạn lúc ấy đều cho rằng đấy là một thái độ đúng mực của tờ báo đối với cộng tác viên của mình.

Ngay khi ấy và cho đến nay, không phải tất cả các tiếng nói của Nhã Thuyên đều được chia sẻ, và cũng không phải ngôn ngữ phê bình lúc ấy và bây giờ đã có thể trở thành một ngôn ngữ chung cho người viết, nhưng rõ ràng, nói như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên tại tọa đàm hôm ấy, những viết mới đều cần người đọc mới, trên cơ sở chia sẻ một ngôn ngữ mới. Người ta không thể đối thoại nếu bất đồng ngôn ngữ. Và cầu thị một ngôn ngữ mới sẽ cần thiết hơn rất nhiều những tiếng nói từ quá nhiều ngôn ngữ như bây giờ. Tôi nghĩ như vậy. Cho sự phát triển của không chỉ văn học cả hôm nay và ngày mai.

Đoàn Ánh Dương

Jul 10, 2013

Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại

Quách Thoại, thi sĩ tài hoa yểu mệnh, tác giả "Như băng trường tình" nổi tiếng một thuở, cũng đã kịp bước vào đoàn nhân vật bị lịch sử lãng quên.

Em có biết một cõi lòng đang xao xuyến
Nhớ thương em đứng trước nhà chung
Ta yêu em yêu mến cả vô cùng
Thềm tôn giáo ta đặt hồn mơ ngủ

(Như băng trường tình)